Xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) chính thức đi vào hoạt động tại thành phố Curitiba, Brazil năm 1974. Được mệnh danh là “metro trên mặt đất”, BRT là hệ thống xe buýt “đáng mơ ước” với các đô thị lớn trên thế giới. Nó được thiết kế với các cơ sở hạ tầng chuyên biệt như làn đường riêng, sàn xe buýt ngang với sàn điểm dừng, trạm chờ thu phí.Ở Curitiba, hệ thống BRT được chia theo cấp độ dịch vụ. Xe buýt địa phương đưa đón hành khách tại các khu dân cư tới 5 tuyến buýt huyết mạch trên khắp thành phố. Hành khách chỉ phải trả tiền vé một lần duy nhất trong ngày cho mọi điểm đến và có thể kết nối với các loại hình phương tiện khác. Dù lượng hành khách nhiều hay ít, thời gian dừng ở mỗi trạm chỉ khoảng 20 giây.Metrobus là tên gọi xe buýt nhanh tại thành phố Mexico, Mexico, được ra mắt vào năm 2005. Hoạt động trên 5 tuyến đường xuyên suốt trong thành phố và kết nối hiệu quả với các hình thức vận tải khác, tuyến Metrobus có chiều dài 30 km với 45 điểm chờ, chạy trên làn đường riêng biệt ở đại lộ Avenida de los Insurgentes. Đây cũng là hệ thống giao thông công cộng đầu tiên tại thành phố Mexico dành cho người khuyết tật.Tháng 2/2010, Quảng Châu, thành phố lớn thứ 3 ở Trung Quốc, khởi động tuyến buýt nhanh nối liền trung tâm thành phố với các khu công nghiệp lớn. Đến nay, nó được đánh giá là một trong những mô hình BRT hiệu quả, thành công nhất trên thế giới. Khoảng cách giữa các bến được bố trí phù hợp với nhu cầu của hành khách, tầm 880 m.Do thành phố cấm xe máy, hành khách có thể thuê xe đạp để di chuyển giữa các điểm. 5000 chiếc xe đạp được đặt trên 113 trạm dọc tuyến. BRT Quảng Châu là hệ thống đầu tiên trên thế giới có đường hầm thẳng nối trạm xe buýt với hệ thống tàu điện ngầm. “Tổng số vốn đầu tư khoảng 103 triệu USD, bằng 1/10 chi phí cho các dự án tàu điện ngầm ở châu Á”, chính phủ Trung Quốc cho hay.TransJakarta là hệ thống BRT đầu tiên ở Nam và Đông Nam Á. Năm 2015, tuyến xe buýt mở rộng lên đến 210 km, được coi là hệ thống buýt nhanh có đường chạy dài nhất thế giới. TransJakarta có mô hình khép kín, không chia nhánh và đáp ứng nhu cầu của 350.000 hành khách mỗi ngày.Nhằm cung cấp hệ thống giao thông công cộng nhanh chóng, thoải mái và giá cả phải chăng, các xe buýt nhanh chạy ở làn đường riêng có rải phân cách cứng.Theo đánh giá của Viện Chính sách và Phát triển Giao thông vận tải (ITDP), TransMilenio của thủ đô Bogata, Colombia là hệ thống BRT đạt tiêu chuẩn vàng trên thế giới. Tuyến đường chính gồm 4 làn, trong đó 2 làn giữa dành riêng cho xe TransMilenio. Phí đầu tư BRT thấp hơn nhiều so với hệ thống đường sắt, chỉ từ khoảng 5 triệu USD/kmĐiểm nổi bật của TransMilenio là đường dành riêng cho xe buýt kết hợp với đường dành cho xe đạp, thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Do vậy, chính quyền thủ đô Botaga đã giúp người dân tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi lựa chọn hệ thống giao thông công cộng.Thành phố không ngủ New York sở hữu phương tiện giao thông công cộng đa đạng, nhiều nhất nước Mỹ. Hiện, hệ thống buýt nhanh Select Bus Service (SBS) giải quyết hiệu quả nạn tắc đường và cải thiện tốc độ của phương tiện trong nội đô. Làn đường riêng dành cho SBS được gắn camera giám sát.Trước khi lên xe, hành khách trả phí bằng metrocard hoặc tiền xu tại máy bán vé tự động để tiết kiệm thời gian. Tuyến buýt nhanh của New York sử dụng tín hiệu GPS. Khi xe buýt tới gần ngã tư, hệ thống tín hiệu đèn giao thông nhanh chóng chuyển sang màu xanh hoặc giữ còn xanh, giúp rút ngắn thời gian hành trình.Tuyến xe buýt nhanh BRT chính thức hoạt động từ 31/12/2016. Sáng 3/1, ngày đầu đi làm trở lại của người dân thủ đô, loại hình phương tiện vận tải công cộng mới này bắt đầu bộc lộ bất cập. Cả buýt nhanh lẫn buýt thường đều bị chạy chậm bởi sự lấn át của các phương tiện giao thông khác.Trong điều kiện giao thông chưa đồng bộ của Hà Nội hiện nay, buýt nhanh có thể không vận hành hiệu quả như buýt nhanh của thế giới. Dự án BRT này hứa hẹn sẽ phát huy vai trò quan trọng khi kết hợp với các phương tiện giao thông công cộng khác như tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm.
Xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) chính thức đi vào hoạt động tại thành phố Curitiba, Brazil năm 1974. Được mệnh danh là “metro trên mặt đất”, BRT là hệ thống xe buýt “đáng mơ ước” với các đô thị lớn trên thế giới. Nó được thiết kế với các cơ sở hạ tầng chuyên biệt như làn đường riêng, sàn xe buýt ngang với sàn điểm dừng, trạm chờ thu phí.
Ở Curitiba, hệ thống BRT được chia theo cấp độ dịch vụ. Xe buýt địa phương đưa đón hành khách tại các khu dân cư tới 5 tuyến buýt huyết mạch trên khắp thành phố. Hành khách chỉ phải trả tiền vé một lần duy nhất trong ngày cho mọi điểm đến và có thể kết nối với các loại hình phương tiện khác. Dù lượng hành khách nhiều hay ít, thời gian dừng ở mỗi trạm chỉ khoảng 20 giây.
Metrobus là tên gọi xe buýt nhanh tại thành phố Mexico, Mexico, được ra mắt vào năm 2005. Hoạt động trên 5 tuyến đường xuyên suốt trong thành phố và kết nối hiệu quả với các hình thức vận tải khác, tuyến Metrobus có chiều dài 30 km với 45 điểm chờ, chạy trên làn đường riêng biệt ở đại lộ Avenida de los Insurgentes. Đây cũng là hệ thống giao thông công cộng đầu tiên tại thành phố Mexico dành cho người khuyết tật.
Tháng 2/2010, Quảng Châu, thành phố lớn thứ 3 ở Trung Quốc, khởi động tuyến buýt nhanh nối liền trung tâm thành phố với các khu công nghiệp lớn. Đến nay, nó được đánh giá là một trong những mô hình BRT hiệu quả, thành công nhất trên thế giới. Khoảng cách giữa các bến được bố trí phù hợp với nhu cầu của hành khách, tầm 880 m.
Do thành phố cấm xe máy, hành khách có thể thuê xe đạp để di chuyển giữa các điểm. 5000 chiếc xe đạp được đặt trên 113 trạm dọc tuyến. BRT Quảng Châu là hệ thống đầu tiên trên thế giới có đường hầm thẳng nối trạm xe buýt với hệ thống tàu điện ngầm. “Tổng số vốn đầu tư khoảng 103 triệu USD, bằng 1/10 chi phí cho các dự án tàu điện ngầm ở châu Á”, chính phủ Trung Quốc cho hay.
TransJakarta là hệ thống BRT đầu tiên ở Nam và Đông Nam Á. Năm 2015, tuyến xe buýt mở rộng lên đến 210 km, được coi là hệ thống buýt nhanh có đường chạy dài nhất thế giới. TransJakarta có mô hình khép kín, không chia nhánh và đáp ứng nhu cầu của 350.000 hành khách mỗi ngày.
Nhằm cung cấp hệ thống giao thông công cộng nhanh chóng, thoải mái và giá cả phải chăng, các xe buýt nhanh chạy ở làn đường riêng có rải phân cách cứng.
Theo đánh giá của Viện Chính sách và Phát triển Giao thông vận tải (ITDP), TransMilenio của thủ đô Bogata, Colombia là hệ thống BRT đạt tiêu chuẩn vàng trên thế giới. Tuyến đường chính gồm 4 làn, trong đó 2 làn giữa dành riêng cho xe TransMilenio. Phí đầu tư BRT thấp hơn nhiều so với hệ thống đường sắt, chỉ từ khoảng 5 triệu USD/km
Điểm nổi bật của TransMilenio là đường dành riêng cho xe buýt kết hợp với đường dành cho xe đạp, thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Do vậy, chính quyền thủ đô Botaga đã giúp người dân tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi lựa chọn hệ thống giao thông công cộng.
Thành phố không ngủ New York sở hữu phương tiện giao thông công cộng đa đạng, nhiều nhất nước Mỹ. Hiện, hệ thống buýt nhanh Select Bus Service (SBS) giải quyết hiệu quả nạn tắc đường và cải thiện tốc độ của phương tiện trong nội đô. Làn đường riêng dành cho SBS được gắn camera giám sát.
Trước khi lên xe, hành khách trả phí bằng metrocard hoặc tiền xu tại máy bán vé tự động để tiết kiệm thời gian. Tuyến buýt nhanh của New York sử dụng tín hiệu GPS. Khi xe buýt tới gần ngã tư, hệ thống tín hiệu đèn giao thông nhanh chóng chuyển sang màu xanh hoặc giữ còn xanh, giúp rút ngắn thời gian hành trình.
Tuyến xe buýt nhanh BRT chính thức hoạt động từ 31/12/2016. Sáng 3/1, ngày đầu đi làm trở lại của người dân thủ đô, loại hình phương tiện vận tải công cộng mới này bắt đầu bộc lộ bất cập. Cả buýt nhanh lẫn buýt thường đều bị chạy chậm bởi sự lấn át của các phương tiện giao thông khác.
Trong điều kiện giao thông chưa đồng bộ của Hà Nội hiện nay, buýt nhanh có thể không vận hành hiệu quả như buýt nhanh của thế giới. Dự án BRT này hứa hẹn sẽ phát huy vai trò quan trọng khi kết hợp với các phương tiện giao thông công cộng khác như tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm.