Chùa Nam Nhã có tên đầy đủ là Nam Nhã Phật Đường, tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Trước đây, chùa là một thảo am nhỏ do đại lão sư Nguyễn Đạo Cơ thành lập để bốc thuốc Bắc cho người nghèo.Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Chùa mang nét thôn quê, có cổng và mái lợp khá đơn sơ nhưng lại nổi bật với lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp.Các vòm cửa sổ to tròn, nhiều hoa văn là nét đặc trưng khi đến tham quan chùa Nam Nhã nói riêng và kiến trúc Pháp nói chung. Thầy Thiện Đức trông coi khuôn viên chùa cho biết: “Những người thợ thi công Nam Nhã Phật Đường chung với nhóm thợ xây nhà cổ vườn Lan (Bình Thủy, Cần Thơ) và nhà cổ Hoàng Thủy Lê (Đồng Tháp). Dù được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, nhưng đối với thờ cúng chùa mang dáng dấp phương Đông”.Chánh điện gian giữa là Diệu Trì Bửu Điện, hai bên là hai dãy Đông Lang và Tây Lang. Mỗi ngày, chùa cúng theo tứ thời (4 khóa: tí, ngọ, mão, dậu). Ngoài ra còn các khóa xen giữa của người chuyên tu. Lối đi phía sau chánh điện có hai câu đối chữ Hán nhưng lại được gắn đôi đèn điện đậm nét phương Tây. Chùa mang màu vàng đậm, đặc trưng của Phật giáo phương Đông nhưng điểm tích hoa văn thì sử dụng kiến trúc châu Âu.Đèn lồng được treo trên các vòm cửa để nét đẹp kết hợp được hài hòa.Thầy Thiện Đức chia sẻ: “Tiếc là con đường vào chùa nhỏ, lại nằm gần sông nên khách khó tham quan. Đa phần khách đến đình Bình Thủy, đi bộ qua cầu thăm viếng. Đầu năm Nhâm Dần, khi tình hình COVID-19 ổn định, khách thập phương cũng đến nhộn nhịp hơn”.Từ trên cầu Bình Thủy nhìn xuống, chùa Nam Nhã yên tĩnh nép mình bên dòng sông vô cùng thơ mộng.Bao quanh chùa là một khu vườn lớn trải dài ra sông Bình Thủy. Trên thực tế, chùa được hình thành từ năm 1865 chỉ bằng gian nhà mái lá. Mãi đến năm 1917, chùa Nam Nhã mới được xây dựng với kiến trúc Á - Âu kết hợp. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Di tích Nam Nhã Phật Đường. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)
Chùa Nam Nhã có tên đầy đủ là Nam Nhã Phật Đường, tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Trước đây, chùa là một thảo am nhỏ do đại lão sư Nguyễn Đạo Cơ thành lập để bốc thuốc Bắc cho người nghèo.
Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Chùa mang nét thôn quê, có cổng và mái lợp khá đơn sơ nhưng lại nổi bật với lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp.
Các vòm cửa sổ to tròn, nhiều hoa văn là nét đặc trưng khi đến tham quan chùa Nam Nhã nói riêng và kiến trúc Pháp nói chung. Thầy Thiện Đức trông coi khuôn viên chùa cho biết: “Những người thợ thi công Nam Nhã Phật Đường chung với nhóm thợ xây nhà cổ vườn Lan (Bình Thủy, Cần Thơ) và nhà cổ Hoàng Thủy Lê (Đồng Tháp). Dù được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, nhưng đối với thờ cúng chùa mang dáng dấp phương Đông”.
Chánh điện gian giữa là Diệu Trì Bửu Điện, hai bên là hai dãy Đông Lang và Tây Lang. Mỗi ngày, chùa cúng theo tứ thời (4 khóa: tí, ngọ, mão, dậu). Ngoài ra còn các khóa xen giữa của người chuyên tu.
Lối đi phía sau chánh điện có hai câu đối chữ Hán nhưng lại được gắn đôi đèn điện đậm nét phương Tây. Chùa mang màu vàng đậm, đặc trưng của Phật giáo phương Đông nhưng điểm tích hoa văn thì sử dụng kiến trúc châu Âu.
Đèn lồng được treo trên các vòm cửa để nét đẹp kết hợp được hài hòa.
Thầy Thiện Đức chia sẻ: “Tiếc là con đường vào chùa nhỏ, lại nằm gần sông nên khách khó tham quan. Đa phần khách đến đình Bình Thủy, đi bộ qua cầu thăm viếng. Đầu năm Nhâm Dần, khi tình hình COVID-19 ổn định, khách thập phương cũng đến nhộn nhịp hơn”.
Từ trên cầu Bình Thủy nhìn xuống, chùa Nam Nhã yên tĩnh nép mình bên dòng sông vô cùng thơ mộng.
Bao quanh chùa là một khu vườn lớn trải dài ra sông Bình Thủy. Trên thực tế, chùa được hình thành từ năm 1865 chỉ bằng gian nhà mái lá. Mãi đến năm 1917, chùa Nam Nhã mới được xây dựng với kiến trúc Á - Âu kết hợp.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Di tích Nam Nhã Phật Đường. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)