Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.
Cổng chùa được xây bằng gạch, lợp ngói. Ở hai cột có đôi câu đối, mà hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành tên chùa, phiên âm Hán–Việt là: Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thanh thông giác lộ. Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn.
Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng và có nhiều cây xanh. Giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2 m được đặt trong một bồn nước xây bằng gạch. Trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây cảnh quý, được cắt uốn công phu.Chính điện của chùa là một ngôi nhà gạch kiên cố, gồm 5 gian, lợp ngói âm dương, trên có hình lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện có kiểu kiến trúc Á-Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ.
Những họa tiết hoa lá mang đậm nét phương Tây trên chính điện.
Bên trong chánh điện, ở khu trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại Tổ Sư và người lập chùa là Nguyễn Giác Nguyên. Bàn thờ Tam giáo có ba pho tượng thờ bằng đồng là Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, thể hiện tinh thầm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Đông Lan đường (còn gọi là Cần đạo đường) dùng cho nam giới và Tây Lan đường (còn gọi là Khôn đạo đường) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. Từ năm 1905, chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước.
Trong những năm khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền. Với vị trí lịch sử như vậy, chùa đã được công nhận Di tích Lịch sử Cách mạng từ năm 1991.
Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.
Cổng chùa được xây bằng gạch, lợp ngói. Ở hai cột có đôi câu đối, mà hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành tên chùa, phiên âm Hán–Việt là: Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thanh thông giác lộ. Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn.
Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng và có nhiều cây xanh. Giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2 m được đặt trong một bồn nước xây bằng gạch. Trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây cảnh quý, được cắt uốn công phu.
Chính điện của chùa là một ngôi nhà gạch kiên cố, gồm 5 gian, lợp ngói âm dương, trên có hình lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện có kiểu kiến trúc Á-Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ.
Những họa tiết hoa lá mang đậm nét phương Tây trên chính điện.
Bên trong chánh điện, ở khu trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại Tổ Sư và người lập chùa là Nguyễn Giác Nguyên.
Bàn thờ Tam giáo có ba pho tượng thờ bằng đồng là Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, thể hiện tinh thầm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Đông Lan đường (còn gọi là Cần đạo đường) dùng cho nam giới và Tây Lan đường (còn gọi là Khôn đạo đường) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp.
Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. Từ năm 1905, chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước.
Trong những năm khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền. Với vị trí lịch sử như vậy, chùa đã được công nhận Di tích Lịch sử Cách mạng từ năm 1991.