Trong những ngày qua, hàng trăm người mang đồ tiếp tế đến khu cách ly ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hà Nội cho thân nhân. Hiện, nơi đây đã đón hơn 1.800 người về cách ly tập trung.Các cán bộ của Thành đoàn Hà Nội chỉ tiếp nhận các nhu yếu phẩm và từ chối rượu, bia, thuốc lá, dao kéo, đồ điện... Tuy nhiên, nhiều người không biết quy định nên vẫn mang đến. Một chủ hàng tạp hoá năn nỉ để được gửi túi bia, thuốc lá nhưng không được. Chị cho biết đã nhận tiền của người nhà, giờ không chuyển vào được và không biết xử lý thế nào.Một người thợ lắp chiếc quạt điện để gửi vào cho người nhà là du học sinh từ Mỹ về. Nhưng sau khi lắp xong, không được tiếp nhận, anh lại phải tháo ra mang về.Trước đó, phát biểu trong cuộc họp phòng chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng, thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên (Cục trưởng Quân y) cho biết việc tiếp tế lương thực của các gia đình cho người đang cách ly là không cần thiết. Sau đó, đồ ăn được mọi người chia sẻ cho nhau, hoặc tụ tập ăn uống không đúng vị trí quy định tạo nguy cơ lây nhiễm chéo. Trong ảnh, người thân gửi 2 gói bánh gấu cho một du học sinh.Chị Hiền gửi đồ cho em là du học sinh từ Anh về. Em chị cho biết điều kiện ăn ở rất đảm bảo. Phòng rộng mà mỗi phòng chỉ 4 người nên khá thông thoáng. Tuy nhiên, gia đình lo lắng về nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly nên gửi nước muối, khẩu trang, nước rửa tay và dặn em sử dụng thường xuyên để đảm bảo an toàn.Về phía lực lượng làm nhiệm vụ, anh Phạm Văn Diện, cán bộ Thành đoàn Hà Nội, cho biết việc đeo găng tay cả ngày khá khó chịu vì gây tích tụ mồ hôi. Nhiều người còn bị lên mụn nước. Mặt khác, do việc sát khuẩn bằng cồn thường xuyên nên găng tay rất dễ rách.Cán bộ thành đoàn còn phải ghi tên, vận chuyển hành lý của những người cách ly. Do đi từ nước ngoài về, nhiều người mang theo 4-5 kiện.Hành lý của người cách ly sẽ được chuyển lên xe. Sau đó, chúng sẽ được khử trùng trước khi trao trả cho chủ nhân.Mỗi ngày 2 lần, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội cử xe đến lấy rác. Rác thải tại khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp sẽ được phun khử trùng và chở về nơi tập kết. Trước khi đưa vào lò đốt, số rác này sẽ được phun khử trùng một lần nữa để đảm bảo an toàn.Toà nhà A1 khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp có quy mô 19 tầng nổi, một tầng hầm. Các tầng có 14 phòng ở và một phòng sinh hoạt chung, mỗi phòng có 8 giường. Công suất tiếp nhận tại toà nhà này khoảng 2.000 người. Nơi đây bắt đầu tiếp nhận người vào cách ly từ ngày 18/3 cho đến khi hết dịch. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội ngày 23/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định người cách ly đang được đảm bảo các điều kiện tốt tại các khu cách ly tập trung. Vì vậy, ông đề nghị người thân của họ không gửi đồ ăn vì rất có thể trong quá trình gửi đồ sẽ gây ra nguy hiểm do đồ ăn chưa được khử khuẩn."Các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang thực hiện cách ly", ông Chung đề nghị.
Trong những ngày qua, hàng trăm người mang đồ tiếp tế đến khu cách ly ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hà Nội cho thân nhân. Hiện, nơi đây đã đón hơn 1.800 người về cách ly tập trung.
Các cán bộ của Thành đoàn Hà Nội chỉ tiếp nhận các nhu yếu phẩm và từ chối rượu, bia, thuốc lá, dao kéo, đồ điện... Tuy nhiên, nhiều người không biết quy định nên vẫn mang đến. Một chủ hàng tạp hoá năn nỉ để được gửi túi bia, thuốc lá nhưng không được. Chị cho biết đã nhận tiền của người nhà, giờ không chuyển vào được và không biết xử lý thế nào.
Một người thợ lắp chiếc quạt điện để gửi vào cho người nhà là du học sinh từ Mỹ về. Nhưng sau khi lắp xong, không được tiếp nhận, anh lại phải tháo ra mang về.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp phòng chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng, thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên (Cục trưởng Quân y) cho biết việc tiếp tế lương thực của các gia đình cho người đang cách ly là không cần thiết. Sau đó, đồ ăn được mọi người chia sẻ cho nhau, hoặc tụ tập ăn uống không đúng vị trí quy định tạo nguy cơ lây nhiễm chéo. Trong ảnh, người thân gửi 2 gói bánh gấu cho một du học sinh.
Chị Hiền gửi đồ cho em là du học sinh từ Anh về. Em chị cho biết điều kiện ăn ở rất đảm bảo. Phòng rộng mà mỗi phòng chỉ 4 người nên khá thông thoáng. Tuy nhiên, gia đình lo lắng về nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly nên gửi nước muối, khẩu trang, nước rửa tay và dặn em sử dụng thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Về phía lực lượng làm nhiệm vụ, anh Phạm Văn Diện, cán bộ Thành đoàn Hà Nội, cho biết việc đeo găng tay cả ngày khá khó chịu vì gây tích tụ mồ hôi. Nhiều người còn bị lên mụn nước. Mặt khác, do việc sát khuẩn bằng cồn thường xuyên nên găng tay rất dễ rách.
Cán bộ thành đoàn còn phải ghi tên, vận chuyển hành lý của những người cách ly. Do đi từ nước ngoài về, nhiều người mang theo 4-5 kiện.
Hành lý của người cách ly sẽ được chuyển lên xe. Sau đó, chúng sẽ được khử trùng trước khi trao trả cho chủ nhân.
Mỗi ngày 2 lần, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội cử xe đến lấy rác. Rác thải tại khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp sẽ được phun khử trùng và chở về nơi tập kết. Trước khi đưa vào lò đốt, số rác này sẽ được phun khử trùng một lần nữa để đảm bảo an toàn.
Toà nhà A1 khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp có quy mô 19 tầng nổi, một tầng hầm. Các tầng có 14 phòng ở và một phòng sinh hoạt chung, mỗi phòng có 8 giường. Công suất tiếp nhận tại toà nhà này khoảng 2.000 người. Nơi đây bắt đầu tiếp nhận người vào cách ly từ ngày 18/3 cho đến khi hết dịch. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội ngày 23/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định người cách ly đang được đảm bảo các điều kiện tốt tại các khu cách ly tập trung. Vì vậy, ông đề nghị người thân của họ không gửi đồ ăn vì rất có thể trong quá trình gửi đồ sẽ gây ra nguy hiểm do đồ ăn chưa được khử khuẩn."Các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang thực hiện cách ly", ông Chung đề nghị.