Vào thời mà giang hồ Hải Phòng rơi vào thế “Tam quốc diễn nghĩa”, trong khi Lâm Già và Dung Hà chơi với nhau thì Cu Nên lại tỏ ra bất hợp tác. Nên với Lâm ghét nhau ra mặt. Nhưng cách ghét nhau của giang hồ nơi đây cũng lắm nét đặc sắc, họ không giấu giếm, chơi đểu, cũng không “bán rẻ” đối phương.
Ghét nhau thì dằn mặt, mà cứ dằn mặt là cho đàn em đi ô tô tới, đậu trước cửa nhà, dùng súng bắn nhiều loạt đạn để cảnh cáo đối phương. Chém giết, xóa sổ luôn là hạ sách cuối cùng
3 tính cách đặc trưng của giang hồ đất Cảng
Nói về tính cách của giang hồ đất Cảng, có lẽ những chiến sĩ trong đội Cảnh sát hình sự đặc biệt hay còn gọi là đội H88 là người hiểu hơn cả. Bởi vì, họ là những trinh sát từng theo dõi, tìm hiểu quy luật hoạt động và trực tiếp chiến đấu với những giang hồ cộm cán, nguy hiểm nhất.
Chính vì thế, khi tiếp xúc với thượng tá Trường Tam, đội trưởng đội H88 năm xưa, dường như ký ức về những năm tháng hào hùng trong ông sống dậy, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua. Ánh mắt tinh anh, giọng nói hào hứng, trung tá nói với tôi về tính cách của giang hồ Hải Phòng.
|
“Chó lửa” là vũ khí mà tướng cướp Kỳ Bút quý hơn mạng sống của mình. |
Ông nói rằng, trải qua thời gian hình thành và phát triển lâu dài, giang hồ đất Cảng xây dựng cho mình một tính cách mà không tội phạm nơi đâu có được. Dù là những tên cướp đường vì quá túng thiếu, cho đến những tay trùm của một băng đảng lớn; từ một kẻ đâm thuê chém mướn hay chỉ tổ chức đánh bạc,… nếu đã được xếp vào hàng “Giang hồ đất Cảng”, đều hội tụ 3 tính cách đặc trưng: Liều lĩnh, manh động; chuyên nghiệp và chơi đẹp.
Giới giang hồ đất Cảng thường nói “thà ăn cướp còn hơn ăn mày” để nhắc nhở nhau về cái chất của tội phạm Hải Phòng, dù có phạm tội nhưng quyết không chịu nhục, không chịu luồn cúi. Rất có thể vì quan niệm này mà cả một thời gian dài sau thống nhất đất nước, khi mà cuộc sống của đại đa số người dân gặp khó khăn thì ở Hải Phòng xuất hiện rất nhiều những tên cướp hung hãn, táo tợn.
Chúng biến những cung đường quốc lộ xuất phát từ Hải Phòng đi nơi khác thành những cung đường của quỷ dữ. Cướp đường Hải Phòng không dọa nạt đơn thuần, cũng không lén lút. Ngược lại, chúng cướp công khai vào ban ngày và sẵn sàng bắn chết khổ chủ nếu như gặp phải sự chống cự.
Trong những kẻ cướp đường, cá biệt có trường hợp Nguyễn Hồng Kỳ (hay còn gọi Kỳ Bút) quê ở Tràng Cát, An Hải (cũ) có lẽ là tên táo tợn nhất.
Bước chân vào giới giang hồ đất Cảng khi chưa đầy 20 tuổi. Nhưng xét về độ liều lĩnh, máu lạnh thì những đại ca trong làng cướp ở Hải Phòng phải gọi Kỳ Bút bằng “thầy”. Bởi vì giống như tử thần, dùng súng thay lưỡi hái, bất kì con mồi nào gặp Kỳ Bút thì coi như đã đến giờ tận số.
Con mồi mà y chọn thường là những người lái xe máy trên đường quốc lộ. Thủ đoạn cướp của Kỳ trăm vụ như một, đó là bắn chết xong mới cướp xe, tuyệt nhiên không bao giờ nạt nộ, dọa dẫm như thói quen của đại đa số những tên cướp khác.
Nhìn dáng vẻ thư sinh, trắng trẻo, đẹp trai của Kỳ, nhiều người cho rằng bởi vì nhát gan, sợ đối tượng phản kháng nên Kỳ mới bắn người trước cho an toàn. Nhưng đó hoàn toàn không phải chất của giang hồ đất Cảng.
Sự thật là, khi ngồi trong tù, chờ ngày bị mang ra xử bắn, mỗi bữa cơm, Kỳ đều bớt lại một chút đến khi đủ nặn một khẩu súng bằng cơm mới thôi. Có lẽ đó là cách mà hắn thể hiện tình yêu với loại vũ khí nguy hiểm này.
“Các chú cứ bắn đi, không cần bịt mắt cháu”
Ngày bị mang ra trường bắn, trong khi những trùm giang hồ cộm cán như Cu Nên còn ngất lên ngất xuống, thì ngược lại Kỳ Bút không hề run sợ, vẫn bình tĩnh đến phút cuối. Thậm chí, trước giờ hành hình, hắn tỉnh bơ nói với những xạ thủ: “Các chú cứ bắn đi, không cần bịt mắt cháu”.
Cho tới nay, Kỳ Bút vẫn là người tử tù duy nhất ở Hải Phòng không cần nhắm mắt trước lúc bị hành hình, một điển hình cho độ liều lĩnh, dã man và máu lạnh của giang hồ đất Cảng.
Liều lĩnh, táo tợn là thế, dã man là thế, nhưng phải công nhận một điều là giang hồ đất Cảng là những người chơi đẹp. Vào thời mà giang hồ Hải Phòng rơi vào thế “Tam quốc diễn nghĩa”, trong khi Lâm Già và Dung Hà chơi với nhau thì Cu Nên lại tỏ ra bất hợp tác. Nên với Lâm ghét nhau ra mặt.
Nhưng cách ghét nhau của giang hồ nơi đây cũng lắm nét đặc sắc, họ không giấu giếm, chơi đểu, cũng không “bán rẻ” đối phương. Ghét nhau thì dằn mặt, mà cứ dằn mặt là cho đàn em đi ô tô tới, đậu trước cửa nhà, dùng súng bắn nhiều loạt đạn để cảnh cáo đối phương. Chém giết, xóa sổ luôn là hạ sách cuối cùng.
Một trong những lý do giúp các băng nhóm tội phạm ở Hải Phòng có thể duy trì và phát triển là do sự đùm bọc giữa dân anh chị với đàn em ong ve của mình, mà Dung Hà là một điển hình tiêu biểu. Bất kì tên giang hồ nào ở dưới trướng của thị đều được thị bao tiền ăn chơi, hút chích, thậm chí cả tiền nuôi vợ con. Nếu chẳng may phải vào tù thì thị cũng sẽ không quên cắt cử đàn em thăm nom, chăm sóc chu đáo.
Chính vì kiểu chơi đẹp này mà đàn em của Dung Hà đã gắn bó với thị như anh chị em ruột thịt trong nhà. Khi Dung Hà bị Năm Cam xử đẹp ở Sài Gòn, không ít đàn em đã Nam tiến để tìm ra kẻ chủ mưu, thậm chí sẵn sàng liều mạng để giết chết người này nếu tìm được.
Vào thời kì giang hồ đất Cảng phát triển mạnh mẽ nhất, hình thành nên những pháo đài tưởng chừng bất khả xâm phạm, cũng là lúc cuộc chiến giữa công lý và tội ác lên đến đỉnh điểm. Vào đợt cao điểm từ 1980 đến 1988, khi giới giang hồ đất Cảng hoạt động rầm rộ, làm mất đi cuộc sống bình yên của người dân nơi đây, buộc lòng thành phố và một số huyện lân cận phải áp dụng chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng.
Nội dung của chỉ thị này là cho phép áp dụng án tiêu diệt và xử tử vắng mặt với những tội phạm nguy hiểm trên địa bàn. Sau đó, một loạt những tên cướp cộm cán như anh em Đông Động, Minh Mộc, Phúc Sâm,… đã phải trả giá cho tội ác của mình trong đợt này. Đồng thời, lãnh đạo công an Hải Phòng đã thành lập một đội Cảnh sát hình sự đặc biệt (bao gồm những trinh sát tinh nhuệ, xuất sắc nhất Hải Phòng thời đó), hay còn gọi là đội H88 để đấu tranh với những tên giang hồ cộm cán nhất.
Một cuộc tổng tiến công truy quét những tên tội phạm nguy hiểm của công an thành phố làm lung lay, khuynh đảo thế giới vững chắc của giang hồ nơi đây.