Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Những ngày cuối tháng 4, nghĩa trang liệt sỹ TP HCM được trang hoàng lộng lẫy, rợp cờ hoa để đón chào hàng vạn người thân, nhân dân đến viếng nhân dịp kỷ 42 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017).NTLS TP HCM có hơn 14 nghìn ngôi mộ, trong đó có nhiều mộ phần của các Anh hùng liệt sĩ đã đi vào sử sách, là niềm tự hào của dân tộc. Mộ phần nữ AHLS Trần Bội Cơ (SN 1932), cô nữ sinh yêu nước đã cùng học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Cô bị địch bắt và hy sinh trong nhà giam khi mới tròn 18 tuổi (12/5/1950).Nữ Anh hùng Liệt sĩ Quách Thị Trang (SN 1948, quê tỉnh Thái Bình), người đã cùng hơn 5 nghìn SV-HS biểu tình trước cổng chính chợ Bến Thành để chống lại quy định "thiết quân luật" của chính quyền Sài Gòn. Bất chấp những lời yêu cầu giải tán của giặc, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Cảnh sát nguỵ đã nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có thiếu nữ Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổiNTLS TP HCM là nơi an nghỉ của hàng chục nghìn AHLS, trong đó có tên tuổi của những Anh hùng đã đi vào huyền thoại đất nước như AHLS Lý Chính Thắng, Đặng Văn Bi, Đoàn Văn Bơ, Phan Đăng Lưu, Trần Văn Ơn, Lê Văn Sĩ, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Trỗi...Mộ phần AHLS Lý Chính Thắng (SN 1920), nguyên Thành uỷ viên Sài Gòn - Chợ Lớn; Tổng thư ký Liên hiệp công đoàn Nam Bộ. Ông hy sinh trong trận địch tấn công vào chiến khu An Phú Đông, Hóc Môn, Gia Định (nay là TP HCM)Mộ phần AHLS Đặng Văn Bi, nguyên Trưởng Công an Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Ngày nay, tên của ông được đặt cho một tuyến đường lớn ở quận Thủ Đức, TP HCM.Mộ phần AHLS Lê Văn Sĩ, nguyên Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Tên của ông được vinh dự đặt tên tuyến đường liên quận ở TP HCM.Mộ phần AHLS Võ Văn Tần và AHLS Phan Đăng Lưu tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM.Mộ phần AHLS Trần Văn Ơn (SN 1931) - là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh - sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh khi chưa tròn 19 tuổi đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2000. Ngày nay, ngày 9/1 đã trở thành ngày truyền thống học, sinh sinh viên của Việt Nam.Mộ phần AHLS Trần Văn Đang (sinh năm 1942), Trung đội phó Biệt động thành Sài Gòn - Gia Định. Anh đã bị địch xử bắn trước chợ Bến Thành vào năm 1965 khi vừa bước sang tuổi đôi mươi.Mộ phần AHLS Trần Hữu Trang, Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam và là tác giả của rất nhiều vở cải lương đi vào lòng người như Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Đời cô Lựu... Ông hy sinh năm 1966. Ngày nay, tên của ông được vinh danh cho giải thưởng danh giá của bộ môn nghệ thuật cải lương Nam Bộ - Giải thưởng Trần Hữu Trang.Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đặt trang trọng giữa Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM.Nơi an nghỉ của những người con ưu tú của Tổ quốc. Các anh, chị đã không tiếc máu xương, hi sinh cả tuổi thanh xuân để có ngày 30/4 lịch sử, cả dân tộc được Giải phóng.
Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Những ngày cuối tháng 4, nghĩa trang liệt sỹ TP HCM được trang hoàng lộng lẫy, rợp cờ hoa để đón chào hàng vạn người thân, nhân dân đến viếng nhân dịp kỷ 42 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017).
NTLS TP HCM có hơn 14 nghìn ngôi mộ, trong đó có nhiều mộ phần của các Anh hùng liệt sĩ đã đi vào sử sách, là niềm tự hào của dân tộc.
Mộ phần nữ AHLS Trần Bội Cơ (SN 1932), cô nữ sinh yêu nước đã cùng học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Cô bị địch bắt và hy sinh trong nhà giam khi mới tròn 18 tuổi (12/5/1950).
Nữ Anh hùng Liệt sĩ Quách Thị Trang (SN 1948, quê tỉnh Thái Bình), người đã cùng hơn 5 nghìn SV-HS biểu tình trước cổng chính chợ Bến Thành để chống lại quy định "thiết quân luật" của chính quyền Sài Gòn. Bất chấp những lời yêu cầu giải tán của giặc, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Cảnh sát nguỵ đã nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có thiếu nữ Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổi
NTLS TP HCM là nơi an nghỉ của hàng chục nghìn AHLS, trong đó có tên tuổi của những Anh hùng đã đi vào huyền thoại đất nước như AHLS Lý Chính Thắng, Đặng Văn Bi, Đoàn Văn Bơ, Phan Đăng Lưu, Trần Văn Ơn, Lê Văn Sĩ, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Trỗi...
Mộ phần AHLS Lý Chính Thắng (SN 1920), nguyên Thành uỷ viên Sài Gòn - Chợ Lớn; Tổng thư ký Liên hiệp công đoàn Nam Bộ. Ông hy sinh trong trận địch tấn công vào chiến khu An Phú Đông, Hóc Môn, Gia Định (nay là TP HCM)
Mộ phần AHLS Đặng Văn Bi, nguyên Trưởng Công an Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Ngày nay, tên của ông được đặt cho một tuyến đường lớn ở quận Thủ Đức, TP HCM.
Mộ phần AHLS Lê Văn Sĩ, nguyên Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Tên của ông được vinh dự đặt tên tuyến đường liên quận ở TP HCM.
Mộ phần AHLS Võ Văn Tần và AHLS Phan Đăng Lưu tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM.
Mộ phần AHLS Trần Văn Ơn (SN 1931) - là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh - sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh khi chưa tròn 19 tuổi đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2000. Ngày nay, ngày 9/1 đã trở thành ngày truyền thống học, sinh sinh viên của Việt Nam.
Mộ phần AHLS Trần Văn Đang (sinh năm 1942), Trung đội phó Biệt động thành Sài Gòn - Gia Định. Anh đã bị địch xử bắn trước chợ Bến Thành vào năm 1965 khi vừa bước sang tuổi đôi mươi.
Mộ phần AHLS Trần Hữu Trang, Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam và là tác giả của rất nhiều vở cải lương đi vào lòng người như Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Đời cô Lựu... Ông hy sinh năm 1966. Ngày nay, tên của ông được vinh danh cho giải thưởng danh giá của bộ môn nghệ thuật cải lương Nam Bộ - Giải thưởng Trần Hữu Trang.
Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đặt trang trọng giữa Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM.
Nơi an nghỉ của những người con ưu tú của Tổ quốc. Các anh, chị đã không tiếc máu xương, hi sinh cả tuổi thanh xuân để có ngày 30/4 lịch sử, cả dân tộc được Giải phóng.