Theo ông Nguyễn Văn Phụ (cụ cao niên trong làng), truyền thuyết xưa kia kể lại, làng Ngọc Trì gặp hạn hán, trong làng có 12 cái giếng thì chỉ còn giếng thuộc xóm (gọi là mạn) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy.“Thời đó, người dân vẫn gánh nước bằng quang làm từ dây song, khi hai bên giằng co sợ đổ nước nên phải ngồi xuống đất để ôm lấy cả thùng nước mà kéo. Về sau khi hạn hán qua đi để tưởng nhớ tích xưa các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa. Đây cũng là nét độc đáo của lễ hội làng Ngọc Trì mà không ở đâu có” ông Phụ chia sẻ.Làng Ngọc Trì có ba mạn là Đường, Đìa, Chợ. Mỗi mạn được cử một đội kéo co đại diện. Đến ngày hội làng, các mạn dâng lễ vật lên thánh tại đền Trấn Vũ rồi mới bước vào thi đấu.Khác với hội thi kéo co bình thường, vật sử dụng để kéo trong hội thi là cây song to và nhẵn với chiều dài khoảng 30m và được kéo qua một lỗ nhỏ trên cột trụ.Cột trụ thường là gỗ lim cỡ cột đình, được chôn chặt dưới đất. Thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song.Trước khi kéo, dây song được nêm chặt tại cột để đảm bảo tính công bằng.Người tham gia hội chơi thường cố gắng đào những hố đất nhỏ để đặt chân làm điểm tựa, gia tăng sức kéo.Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng hò reo cổ vũ cả dân làng, những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh nhanh tay ra sức kéo cây song.Mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, song được kẹp chặt dưới nách của tay co. Mọi người vừa hô kéo co vừa hô vang “í a, kéo.”Kéo co ngồi ở Thạch Bàn được tổ chức với mong muốn mang lại điều tốt lành, may mắn cho làng làng xóm, mong muốn một mùa màng bội thu, tươi tốt… Chính vì vậy dù là người thắng hay kẻ thua mọi người đều hồ hởi và vui vẻ.Lễ hội kéo co ngồi đền Trấn Vũ, thôn Ngọc Trì đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang trình UNESCO xét duyệt để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hội thi kéo co ngồi được tổ chức trên sân nền đất nện ở trước cổng đình Ngọc Trì.
Theo ông Nguyễn Văn Phụ (cụ cao niên trong làng), truyền thuyết xưa kia kể lại, làng Ngọc Trì gặp hạn hán, trong làng có 12 cái giếng thì chỉ còn giếng thuộc xóm (gọi là mạn) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy.
“Thời đó, người dân vẫn gánh nước bằng quang làm từ dây song, khi hai bên giằng co sợ đổ nước nên phải ngồi xuống đất để ôm lấy cả thùng nước mà kéo. Về sau khi hạn hán qua đi để tưởng nhớ tích xưa các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa. Đây cũng là nét độc đáo của lễ hội làng Ngọc Trì mà không ở đâu có” ông Phụ chia sẻ.
Làng Ngọc Trì có ba mạn là Đường, Đìa, Chợ. Mỗi mạn được cử một đội kéo co đại diện. Đến ngày hội làng, các mạn dâng lễ vật lên thánh tại đền Trấn Vũ rồi mới bước vào thi đấu.
Khác với hội thi kéo co bình thường, vật sử dụng để kéo trong hội thi là cây song to và nhẵn với chiều dài khoảng 30m và được kéo qua một lỗ nhỏ trên cột trụ.
Cột trụ thường là gỗ lim cỡ cột đình, được chôn chặt dưới đất. Thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song.
Trước khi kéo, dây song được nêm chặt tại cột để đảm bảo tính công bằng.
Người tham gia hội chơi thường cố gắng đào những hố đất nhỏ để đặt chân làm điểm tựa, gia tăng sức kéo.
Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng hò reo cổ vũ cả dân làng, những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh nhanh tay ra sức kéo cây song.
Mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, song được kẹp chặt dưới nách của tay co. Mọi người vừa hô kéo co vừa hô vang “í a, kéo.”
Kéo co ngồi ở Thạch Bàn được tổ chức với mong muốn mang lại điều tốt lành, may mắn cho làng làng xóm, mong muốn một mùa màng bội thu, tươi tốt… Chính vì vậy dù là người thắng hay kẻ thua mọi người đều hồ hởi và vui vẻ.
Lễ hội kéo co ngồi đền Trấn Vũ, thôn Ngọc Trì đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang trình UNESCO xét duyệt để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hội thi kéo co ngồi được tổ chức trên sân nền đất nện ở trước cổng đình Ngọc Trì.