Gần đây, trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang thành điểm nóng gây chú ý dư luận khi rất nhiều tài xế phản đối việc thu phí ở trạm này bằng các "chiêu độc" như nhét tiền lẻ vào chai nhựa, khiêng hàng bịch tiền lẻ nặng trĩu đi mua vé. Ảnh: Dân Việt.Thậm chí, để kéo dài thời gian qua trạm, tài xế xe tải còn đập heo đất, tỉ mỉ kiểm đếm từng tờ bạc lẻ mệnh giá 200 đồng, 500 đồng và chậm rãi đưa cho nhân viên thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Zing.Trong lúc tài xế đếm tiền, nữ nhân viên kiên nhẫn chờ đợi. Ảnh: Zing.Trong ngày 14/8, tình trạng ùn ứ kéo dài khiến cho BOT Cai Lậy đã phải xả trạm cho xe chạy nhiều lần. Một ngày trước, BOT Cai Lậy xả trạm hai lần sau khi tài xế cúng heo quay rồi dùng tiền lẻ mua vé qua trạm. Ảnh cắt từ video.Trước phản ánh của người dân, Sở GTVT Tiền Giang kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ GTVT xem xét giảm phí tại Cai Lậy nhằm giảm chi phí vận tải, góp phần giảm chi phí hàng hóa lưu thông tại miền Tây đến các tỉnh, thành và ngược lại. Ảnh: Tiền Phong.Giá vé cao, đặt trạm ở vị trí vô lý, đó là lý do người dân Hà Tĩnh và Nghệ An tập trung phản đối chủ đầu tư trạm thu phí BOT cầu Bến Thủy. Lái xe cũng dùng tiền lẻ dưới 1.000 đồng mua vé. Ảnh: Vnmedia.Phương tiện ôtô và xe máy "rồng rắn", di chuyển chậm qua cầu phản đối việc thu phí qua cầu vì không sử dụng đường BOT. Ảnh: Pháp luật Plus.Sau cuộc họp sáng 11/4, chủ trương giảm 100% phí cho các phương tiện loại 1 và loại 2 của chủ xe có hộ khẩu và các doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) khi lưu thông qua trạm BOT Bến Thủy 1 được thống nhất. Xe buýt cũng được miễn phí khi lưu thông qua trạm thu phí. Ảnh: Đầu Tư.Hàng xe nối dài qua trạm thu phí cầu Rác (thuộc xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để phản đối việc miễn phí cho huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh mà không miễn phí cho thị xã Kỳ Anh hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Tuổi Trẻ.Nhiều ô tô treo băng rôn, khẩu hiệu: “Nhân dân thị xã Kỳ Anh không đi đường BOT tại sao phải trả phí?”. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Gần đây, trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang thành điểm nóng gây chú ý dư luận khi rất nhiều tài xế phản đối việc thu phí ở trạm này bằng các "chiêu độc" như nhét tiền lẻ vào chai nhựa, khiêng hàng bịch tiền lẻ nặng trĩu đi mua vé. Ảnh: Dân Việt.
Thậm chí, để kéo dài thời gian qua trạm, tài xế xe tải còn đập heo đất, tỉ mỉ kiểm đếm từng tờ bạc lẻ mệnh giá 200 đồng, 500 đồng và chậm rãi đưa cho nhân viên thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Zing.
Trong lúc tài xế đếm tiền, nữ nhân viên kiên nhẫn chờ đợi. Ảnh: Zing.
Trong ngày 14/8, tình trạng ùn ứ kéo dài khiến cho BOT Cai Lậy đã phải xả trạm cho xe chạy nhiều lần. Một ngày trước, BOT Cai Lậy xả trạm hai lần sau khi tài xế cúng heo quay rồi dùng tiền lẻ mua vé qua trạm. Ảnh cắt từ video.
Trước phản ánh của người dân, Sở GTVT Tiền Giang kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ GTVT xem xét giảm phí tại Cai Lậy nhằm giảm chi phí vận tải, góp phần giảm chi phí hàng hóa lưu thông tại miền Tây đến các tỉnh, thành và ngược lại. Ảnh: Tiền Phong.
Giá vé cao, đặt trạm ở vị trí vô lý, đó là lý do người dân Hà Tĩnh và Nghệ An tập trung phản đối chủ đầu tư trạm thu phí BOT cầu Bến Thủy. Lái xe cũng dùng tiền lẻ dưới 1.000 đồng mua vé. Ảnh: Vnmedia.
Phương tiện ôtô và xe máy "rồng rắn", di chuyển chậm qua cầu phản đối việc thu phí qua cầu vì không sử dụng đường BOT. Ảnh: Pháp luật Plus.
Sau cuộc họp sáng 11/4, chủ trương giảm 100% phí cho các phương tiện loại 1 và loại 2 của chủ xe có hộ khẩu và các doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) khi lưu thông qua trạm BOT Bến Thủy 1 được thống nhất. Xe buýt cũng được miễn phí khi lưu thông qua trạm thu phí. Ảnh: Đầu Tư.
Hàng xe nối dài qua trạm thu phí cầu Rác (thuộc xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để phản đối việc miễn phí cho huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh mà không miễn phí cho thị xã Kỳ Anh hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhiều ô tô treo băng rôn, khẩu hiệu: “Nhân dân thị xã Kỳ Anh không đi đường BOT tại sao phải trả phí?”. Ảnh: Tuổi Trẻ.