Thú chơi động vật bò sát đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước nhưng đến thời gian gần đây mới bắt đầu phát triển mạnh, trở thành trào lưu trong cộng đồng những người nuôi thú cưng.Ngày càng có nhiều người yêu bò sát, nuôi bò sát lâu năm thành lập ra các hội, nhóm nơi hội tụ những người có chung đam mê để cùng nhau giao lưu, chia sẻ kiến thức về loài thú cưng đặc biệt này.Không nguy hiểm và đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng tượng, những chú bò sát được chọn làm thú cưng này lại rất đáng yêu và hoàn toàn vô hại, khiến cho nhiều bạn trẻ mê mẩn.Anh Nghĩa (bên trái), chủ nhiệm CLB Bò sát Hà Nội cho biết, bò sát được chọn làm thú cưng rất đa dạng, nào là rùa, trăn, rắn…nhưng có một nguyên tắc mà CLB của anh và nhiều hội nuôi bò sát khác đều phải tuân thủ, đó là chỉ nuôi những loài không có nọc độc và không có tên trong Sách Đỏ.Với màu sắc bắt mắt, thằn lằn Iguana baby (Rồng Nam Mỹ khi còn nhỏ) thường được nhiều người mới chơi bò sát lựa chọn. Đây là giống thằn lằn ăn rau củ, dễ chăm sóc, giá chỉ từ dưới 1 triệu đồng.Trăn và rắn cảnh cũng là những loài bò sát khá dễ nuôi, đa dạng về chủng loại. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú trăn đất hay rắn khiếm. Riêng những giống hiếm hơn, đẹp hơn, giá có thể lên tới hàng triệu đồng.Nuôi rắn đã gần 3 năm, em Ngọc Ly (La Thành, Hà Nội) chia sẻ: “Trong các loại bò sát thì em thích rắn nhất, hiện tại ở nhà em đang nuôi 10 con, gồm cả rắn Việt và rắn ngoại. Rắn ngoại em có 3 con, trong đó 2 con giá 7 triệu đồng, 1 con giá 5 triệu đồng”.Rồng Nam Mỹ trưởng thành cũng là dòng bò sát được nhiều người ưa chuộng. Bên ngoài trông có vẻ to lớn, hung hăng, gai góc nhưng thực ra chúng rất hiền. Rồng Nam Mỹ xanh lá thường có giá từ 2-5 triệu đồng, những giống đắt hơn giá có thể lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.Nuôi rồng Nam Mỹ từ năm lớp 8, em Đức Tùng (sinh viên năm nhất Đại học Kiến trúc, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Hồi mới nuôi, em không được gia đình ủng hộ cho lắm, ra đường nhiều người trông thấy còn bảo em điên. Dần dần, thấy em nuôi to, đẹp quá thì họ không nói vậy nữa, thậm chí nhiều người còn thấy hay và hỏi cách nuôi”.Khi nuôi bò sát, ngoài thức ăn, đèn sưởi…thì bể nuôi cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Không ít người sẵn sàng chi tiền triệu để mua các đồ vật, cây cảnh trang trí cho chiếc bể giống với môi trường sống ngoài thiên nhiên của loài bò sát mình nuôi.Rồng Úc cũng là giống thằn lằn được nhiều người yêu thích, giá từ 1 triệu đồng trở lên.Một thành viên nhí trong CLB Bò sát Hà Nội mang theo chú thằn lằn ăn thịt tới giao lưu với mọi người.Không khí sôi nổi trong buổi giao lưu giữa các thành viên CLB Bò sát Hà Nội, mọi người thích thú chụp ảnh cùng thú cưng của nhau.
Thú chơi động vật bò sát đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước nhưng đến thời gian gần đây mới bắt đầu phát triển mạnh, trở thành trào lưu trong cộng đồng những người nuôi thú cưng.
Ngày càng có nhiều người yêu bò sát, nuôi bò sát lâu năm thành lập ra các hội, nhóm nơi hội tụ những người có chung đam mê để cùng nhau giao lưu, chia sẻ kiến thức về loài thú cưng đặc biệt này.
Không nguy hiểm và đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng tượng, những chú bò sát được chọn làm thú cưng này lại rất đáng yêu và hoàn toàn vô hại, khiến cho nhiều bạn trẻ mê mẩn.
Anh Nghĩa (bên trái), chủ nhiệm CLB Bò sát Hà Nội cho biết, bò sát được chọn làm thú cưng rất đa dạng, nào là rùa, trăn, rắn…nhưng có một nguyên tắc mà CLB của anh và nhiều hội nuôi bò sát khác đều phải tuân thủ, đó là chỉ nuôi những loài không có nọc độc và không có tên trong Sách Đỏ.
Với màu sắc bắt mắt, thằn lằn Iguana baby (Rồng Nam Mỹ khi còn nhỏ) thường được nhiều người mới chơi bò sát lựa chọn. Đây là giống thằn lằn ăn rau củ, dễ chăm sóc, giá chỉ từ dưới 1 triệu đồng.
Trăn và rắn cảnh cũng là những loài bò sát khá dễ nuôi, đa dạng về chủng loại. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú trăn đất hay rắn khiếm. Riêng những giống hiếm hơn, đẹp hơn, giá có thể lên tới hàng triệu đồng.
Nuôi rắn đã gần 3 năm, em Ngọc Ly (La Thành, Hà Nội) chia sẻ: “Trong các loại bò sát thì em thích rắn nhất, hiện tại ở nhà em đang nuôi 10 con, gồm cả rắn Việt và rắn ngoại. Rắn ngoại em có 3 con, trong đó 2 con giá 7 triệu đồng, 1 con giá 5 triệu đồng”.
Rồng Nam Mỹ trưởng thành cũng là dòng bò sát được nhiều người ưa chuộng. Bên ngoài trông có vẻ to lớn, hung hăng, gai góc nhưng thực ra chúng rất hiền. Rồng Nam Mỹ xanh lá thường có giá từ 2-5 triệu đồng, những giống đắt hơn giá có thể lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.
Nuôi rồng Nam Mỹ từ năm lớp 8, em Đức Tùng (sinh viên năm nhất Đại học Kiến trúc, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Hồi mới nuôi, em không được gia đình ủng hộ cho lắm, ra đường nhiều người trông thấy còn bảo em điên. Dần dần, thấy em nuôi to, đẹp quá thì họ không nói vậy nữa, thậm chí nhiều người còn thấy hay và hỏi cách nuôi”.
Khi nuôi bò sát, ngoài thức ăn, đèn sưởi…thì bể nuôi cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Không ít người sẵn sàng chi tiền triệu để mua các đồ vật, cây cảnh trang trí cho chiếc bể giống với môi trường sống ngoài thiên nhiên của loài bò sát mình nuôi.
Rồng Úc cũng là giống thằn lằn được nhiều người yêu thích, giá từ 1 triệu đồng trở lên.
Một thành viên nhí trong CLB Bò sát Hà Nội mang theo chú thằn lằn ăn thịt tới giao lưu với mọi người.
Không khí sôi nổi trong buổi giao lưu giữa các thành viên CLB Bò sát Hà Nội, mọi người thích thú chụp ảnh cùng thú cưng của nhau.