Gần Tết, những vườn hoa ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) bước vào vụ, thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh về làm thuê. Anh Đỗ Minh Hưng (ngụ ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung), cho biết gia đình trồng 1 ha các loại cúc, cát tường, mào gà... Diện tích lớn, khối lượng công việc nhiều nên gia đình phải thuê hàng chục người làm.Lao động đổ về cánh đồng hoa đa phần là phụ nữ. Trong số gần 50 người, có cư dân địa phương và các tỉnh lân cận, có cô đến từ các tỉnh miền Tây.Bà Nguyễn Thị Gái (ngụ xã Quang Trung) nói rằng gia đình không có nhiều đất sản xuất nên bà phải đi làm thuê. "Mùa hoa Tết bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, việc nhiều nên tôi có thu nhập. Thời điểm chưa đến mùa hoa hoặc hết vụ Tết, tôi đến các rẫy chuối trong huyện xin việc làm", người phụ nữ có gia cảnh nghèo nói.Những phụ nữ nghèo bắt đầu công việc từ 7h sáng, kết thúc vào 17h và được chủ vườn trả lương 130.000 đồng mỗi ngày. Họ phải làm các việc khác nhau như trộn đất trồng cây, phân loại hoa, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật...Một lao động cho biết Tết đang cận kề nên bà cố gắng làm việc, tích góp chút ít để có tiền mua sắm cho gia đình. Bà nói: "Nếu công việc được duy trì đều đặn thì mỗi tháng có thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng. Số tiền này tôi sẽ trích ra 2 triệu đồng để dành cho kế hoạch Tết".Một nhóm lao động nữ đảm nhận công việc chẻ tre để làm cọc chống cho hoa cúc.Bà Thạch Hoa (53 tuổi, quê Trà Vinh), cho biết vợ chồng bà đến đồng hoa ở Đồng Nai làm việc từ tháng 10 và đây là năm thứ 2. Số tiền hai vợ chồng kiếm được sẽ là nguồn để cả gia đình trang trải, sắm sửa dịp Tết đến, xuân về.Khi đến làm việc, những phụ nữ nghèo mang theo cơm cùng ít thức ăn nguội, nước chè đóng trong các chai nhựa cũ để sử dụng. Họ nói rằng chuẩn bị được cơm nước sẽ tiết kiệm được 500.000 - 600.000 đồng mỗi tháng.Mùa hoa Tết khởi động cũng là lúc Đồng Nai bước vào mùa khô, trời nắng, oi bức nên người làm việc ở cánh đồng hoa phải dùng khăn bịt kín mặt để chống chọi khí hậu khắc nghiệt.Những phụ nữ làm thuê dùng bữa trưa ngay bờ ruộng hoặc khu vực có bóng râm. Sau khi dùng bữa, họ tụ tập nói chuyện, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.Theo ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung (huyện Thống Nhất, Đồng Nai), địa phương có 4 ha diện tích hoa vụ Tết. Cây trồng này cho các hộ gia đình nguồn thu nhập lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, ngoài tỉnh.
Gần Tết, những vườn hoa ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) bước vào vụ, thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh về làm thuê. Anh Đỗ Minh Hưng (ngụ ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung), cho biết gia đình trồng 1 ha các loại cúc, cát tường, mào gà... Diện tích lớn, khối lượng công việc nhiều nên gia đình phải thuê hàng chục người làm.
Lao động đổ về cánh đồng hoa đa phần là phụ nữ. Trong số gần 50 người, có cư dân địa phương và các tỉnh lân cận, có cô đến từ các tỉnh miền Tây.
Bà Nguyễn Thị Gái (ngụ xã Quang Trung) nói rằng gia đình không có nhiều đất sản xuất nên bà phải đi làm thuê. "Mùa hoa Tết bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, việc nhiều nên tôi có thu nhập. Thời điểm chưa đến mùa hoa hoặc hết vụ Tết, tôi đến các rẫy chuối trong huyện xin việc làm", người phụ nữ có gia cảnh nghèo nói.
Những phụ nữ nghèo bắt đầu công việc từ 7h sáng, kết thúc vào 17h và được chủ vườn trả lương 130.000 đồng mỗi ngày. Họ phải làm các việc khác nhau như trộn đất trồng cây, phân loại hoa, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật...
Một lao động cho biết Tết đang cận kề nên bà cố gắng làm việc, tích góp chút ít để có tiền mua sắm cho gia đình. Bà nói: "Nếu công việc được duy trì đều đặn thì mỗi tháng có thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng. Số tiền này tôi sẽ trích ra 2 triệu đồng để dành cho kế hoạch Tết".
Một nhóm lao động nữ đảm nhận công việc chẻ tre để làm cọc chống cho hoa cúc.
Bà Thạch Hoa (53 tuổi, quê Trà Vinh), cho biết vợ chồng bà đến đồng hoa ở Đồng Nai làm việc từ tháng 10 và đây là năm thứ 2. Số tiền hai vợ chồng kiếm được sẽ là nguồn để cả gia đình trang trải, sắm sửa dịp Tết đến, xuân về.
Khi đến làm việc, những phụ nữ nghèo mang theo cơm cùng ít thức ăn nguội, nước chè đóng trong các chai nhựa cũ để sử dụng. Họ nói rằng chuẩn bị được cơm nước sẽ tiết kiệm được 500.000 - 600.000 đồng mỗi tháng.
Mùa hoa Tết khởi động cũng là lúc Đồng Nai bước vào mùa khô, trời nắng, oi bức nên người làm việc ở cánh đồng hoa phải dùng khăn bịt kín mặt để chống chọi khí hậu khắc nghiệt.
Những phụ nữ làm thuê dùng bữa trưa ngay bờ ruộng hoặc khu vực có bóng râm. Sau khi dùng bữa, họ tụ tập nói chuyện, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.
Theo ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung (huyện Thống Nhất, Đồng Nai), địa phương có 4 ha diện tích hoa vụ Tết. Cây trồng này cho các hộ gia đình nguồn thu nhập lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, ngoài tỉnh.