Không ít chị em làm công việc nặng nhọc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới trong cả cuộc đời. Trong hơn 10 năm trở lại đây, cùng với chợ hoa quả Long Biên, chợ Đồng Xuân là một trong những nơi có nhiều chị em hành nghề khuân vác hàng thuê nhất ở thủ đô. Họ chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương...Góc cầu thang số 14 (bãi xe phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm) là nơi tấp nập cảnh các chị em làm công việc bốc vác hàng hoá vào ra nhiều nhất tại chợ. Khung thời gian bận rộn nhất là khoảng 9h và 14h, khi xe hàng về chợ.Hàng hoá tại đây chủ yếu là các kiện vải, sợi, quần áo, phụ kiện may mặc nhưng có những bao lớn nặng 40 - 50 kg, có khi đến cả tạ. Các chị em oằn mình vác không thua kém gì cánh đàn ông tại chợ.Mỗi lần vác hàng từ xe vào ki-ốt hoặc ngược lại, các chị được trả công 10.000 đến 20.000 đồng tuỳ kiện hàng lớn hay nhỏ. Trung bình, hàng tháng mỗi người thu nhập được khoảng 5-6 triệu đồng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, ăn uống và nhà trọ.Chị Quế (quê ở Hải Dương) năm nay đã 48 tuổi, thân hình nhỏ bé chỉ nặng khoảng 45 kg nhưng thường xuyên vác trên mình những bao hàng 50 kg, nặng hơn cả chính bản thân mình.Không chỉ bốc vác, nhiều người còn nhận chạy xe thồ hàng đến và đi cho khách với những bao tải cồng kềnh lên đến 200 kg.Khi nói đến cánh phụ nữ chạy xe ôm, không ai sống và làm việc quanh cổng Viện Y học cổ truyền (phố Nguyễn Bỉnh Khiêm) không biết tới người có biệt danh Hương "non" hành nghề này đã nhiều năm. Chồng mất, chị một mình nuôi 3 con, lại còn phải cùng mẹ chăm nom bà đang nằm điều trị trong viện. Chị Hương ngày nào cũng như con thoi đưa đón khách kiếm từng đồng lo cho cuộc sống gia đình.Cũng là người đánh giày dạo như bao người khác khắp phố phường thủ đô nhưng chị Phúc (43 tuổi, đến từ Thanh Hoá) lại có niềm hạnh phúc ít ai có được khi cả con gái lớn và con trai thứ hai của chị đều đang học đại học. Cô chị học ĐH Thuỷ Lợi năm thứ 3 còn cậu em mới vào ĐH Bách Khoa học năm thứ nhất.Khi ở quê nông nhàn hết việc, chị Phúc cùng một số chị em rủ nhau lên Hà Nội làm thêm. Giá đánh mỗi đôi giày 10.000 đồng, túi xách 20.000 đồng, chị chắt bóp chi phí ăn và ở trọ, hàng ngày dành dụm được khoảng 200.000 đồng lo thêm tiền ăn học cho hai con.Lặng lẽ trên hè phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), bà Phạm Xuân Thu đã có thâm niên gần 60 năm cắt tóc, làm đẹp cho mọi người. Bà là một trong số rất ít thợ cạo là nữ và theo nghề hơn nửa thế kỷ tại thủ đô.Lấy chồng từ thủa 13, khi ấy nhà chồng bà Thu ở làng Kim Liên xưa (phố Kim Liên), cả làng có nghề cắt tóc nên bà cũng bén duyên từ đó. Chồng bà cũng là người thầy đầu tiên truyền nghề và bà Thu bắt đầu cắt tóc từ năm 61, gắn bó với tiệm hớt tóc mậu dịch ở địa chỉ 15 Hàng Khay bên Hồ Gươm.Sau hơn 31 năm làm việc, đầu những năm 90 bà nghỉ hưu nhưng vì nhớ nghề nên xếp gương kéo ra đầu ngõ trên phố Hàng Buồm để tiếp tục niềm đam mê làm đẹp cho người. Trong những năm tháng khó khăn, nghề cắt tóc đã giúp vợ chồng bà vượt qua khó khăn của gia đình, mang đến cơm áo gạo tiền để nuôi 2 con ăn học lên người.Bà Thu cũng là người hiếm hoi còn dùng các dụng cụ cắt tóc thô sơ ngày xưa, mài dao cạo bằng dây da, xoa mặt bằng phèn chua... Nhiều người ghé quán tấm tắc rằng cắt tóc ngày xưa phải như ở đây. Bà Thu chỉ lấy khách có 30.000 đồng cho mỗi lần cắt tóc và cạo râu; nếu lấy ráy tai, khách trả thêm 20.000 đồng, mức giá được cho là quá rẻ để tận hưởng kiểu cắt tóc "ngày xưa".Mặc dù đã ở tuổi 80 nhưng bà Thu vô cùng minh mẫn, khéo léo trong từng động tác. Khách của bà thường quay lại cắt và thành quen. Thỉnh thoảng du khách tây đi ngang qua thấy thích thú cũng vào ngồi chờ để bà làm đẹp cho.Mấy năm gần đây, bà Thu chỉ mở hàng vài tiếng buổi sáng, tới 10h là thu dọn gương lược. Mỗi ngày có khoảng vài ba khách quen hay lui tới. Trên gương treo của bà Thu luôn có một chiếc đài để nghe nhạc cùng những câu châm ngôn mà bà ngẫm được và yêu thích như "Không có những thứ mình yêu thì hãy yêu những gì mình có", hoặc "Hôn thật chậm, cười thật tươi, tha thứ thật nhanh nhé"...Hai trong số 7 nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của thủ đô (tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an Hà Nội) là những cô gái tuổi đôi mươi, mang trên mình công việc, trọng trách mà mọi người thường nghĩ chỉ dành cho đấng mày râu.Các nữ đặc nhiệm 9X tốt nghiệp Trường trung cấp cảnh sát vũ trang, "đầu quân" tại tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm cuối năm 2016. Không chỉ giỏi võ, thành thạo sử dụng vũ khí, bơi lội, những bóng hồng này còn phải biết leo trèo, lái xe, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ đặc biệt đột xuất như chống bạo động, giải cứu con tin...Ngoài trực chiến theo nhiệm vụ đột xuất, các cô còn làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, phân luồng giao thông trong khung giờ cao điểm. Mọi sinh hoạt, làm việc, trực chiến đấu vất vả, đổ mồ hôi, nước mắt và có khi cả máu.Phụ nữ ngày nay không chỉ gánh vác công việc của đàn ông để mưu sinh, chăm lo cho gia đình, họ còn mang trên vai trọng trách lớn lao bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, gìn giữ bình yên cho cuộc sống.
Không ít chị em làm công việc nặng nhọc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới trong cả cuộc đời. Trong hơn 10 năm trở lại đây, cùng với chợ hoa quả Long Biên, chợ Đồng Xuân là một trong những nơi có nhiều chị em hành nghề khuân vác hàng thuê nhất ở thủ đô. Họ chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương...
Góc cầu thang số 14 (bãi xe phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm) là nơi tấp nập cảnh các chị em làm công việc bốc vác hàng hoá vào ra nhiều nhất tại chợ. Khung thời gian bận rộn nhất là khoảng 9h và 14h, khi xe hàng về chợ.
Hàng hoá tại đây chủ yếu là các kiện vải, sợi, quần áo, phụ kiện may mặc nhưng có những bao lớn nặng 40 - 50 kg, có khi đến cả tạ. Các chị em oằn mình vác không thua kém gì cánh đàn ông tại chợ.
Mỗi lần vác hàng từ xe vào ki-ốt hoặc ngược lại, các chị được trả công 10.000 đến 20.000 đồng tuỳ kiện hàng lớn hay nhỏ. Trung bình, hàng tháng mỗi người thu nhập được khoảng 5-6 triệu đồng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, ăn uống và nhà trọ.
Chị Quế (quê ở Hải Dương) năm nay đã 48 tuổi, thân hình nhỏ bé chỉ nặng khoảng 45 kg nhưng thường xuyên vác trên mình những bao hàng 50 kg, nặng hơn cả chính bản thân mình.
Không chỉ bốc vác, nhiều người còn nhận chạy xe thồ hàng đến và đi cho khách với những bao tải cồng kềnh lên đến 200 kg.
Khi nói đến cánh phụ nữ chạy xe ôm, không ai sống và làm việc quanh cổng Viện Y học cổ truyền (phố Nguyễn Bỉnh Khiêm) không biết tới người có biệt danh Hương "non" hành nghề này đã nhiều năm. Chồng mất, chị một mình nuôi 3 con, lại còn phải cùng mẹ chăm nom bà đang nằm điều trị trong viện. Chị Hương ngày nào cũng như con thoi đưa đón khách kiếm từng đồng lo cho cuộc sống gia đình.
Cũng là người đánh giày dạo như bao người khác khắp phố phường thủ đô nhưng chị Phúc (43 tuổi, đến từ Thanh Hoá) lại có niềm hạnh phúc ít ai có được khi cả con gái lớn và con trai thứ hai của chị đều đang học đại học. Cô chị học ĐH Thuỷ Lợi năm thứ 3 còn cậu em mới vào ĐH Bách Khoa học năm thứ nhất.
Khi ở quê nông nhàn hết việc, chị Phúc cùng một số chị em rủ nhau lên Hà Nội làm thêm. Giá đánh mỗi đôi giày 10.000 đồng, túi xách 20.000 đồng, chị chắt bóp chi phí ăn và ở trọ, hàng ngày dành dụm được khoảng 200.000 đồng lo thêm tiền ăn học cho hai con.
Lặng lẽ trên hè phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), bà Phạm Xuân Thu đã có thâm niên gần 60 năm cắt tóc, làm đẹp cho mọi người. Bà là một trong số rất ít thợ cạo là nữ và theo nghề hơn nửa thế kỷ tại thủ đô.
Lấy chồng từ thủa 13, khi ấy nhà chồng bà Thu ở làng Kim Liên xưa (phố Kim Liên), cả làng có nghề cắt tóc nên bà cũng bén duyên từ đó. Chồng bà cũng là người thầy đầu tiên truyền nghề và bà Thu bắt đầu cắt tóc từ năm 61, gắn bó với tiệm hớt tóc mậu dịch ở địa chỉ 15 Hàng Khay bên Hồ Gươm.
Sau hơn 31 năm làm việc, đầu những năm 90 bà nghỉ hưu nhưng vì nhớ nghề nên xếp gương kéo ra đầu ngõ trên phố Hàng Buồm để tiếp tục niềm đam mê làm đẹp cho người. Trong những năm tháng khó khăn, nghề cắt tóc đã giúp vợ chồng bà vượt qua khó khăn của gia đình, mang đến cơm áo gạo tiền để nuôi 2 con ăn học lên người.
Bà Thu cũng là người hiếm hoi còn dùng các dụng cụ cắt tóc thô sơ ngày xưa, mài dao cạo bằng dây da, xoa mặt bằng phèn chua... Nhiều người ghé quán tấm tắc rằng cắt tóc ngày xưa phải như ở đây. Bà Thu chỉ lấy khách có 30.000 đồng cho mỗi lần cắt tóc và cạo râu; nếu lấy ráy tai, khách trả thêm 20.000 đồng, mức giá được cho là quá rẻ để tận hưởng kiểu cắt tóc "ngày xưa".
Mặc dù đã ở tuổi 80 nhưng bà Thu vô cùng minh mẫn, khéo léo trong từng động tác. Khách của bà thường quay lại cắt và thành quen. Thỉnh thoảng du khách tây đi ngang qua thấy thích thú cũng vào ngồi chờ để bà làm đẹp cho.
Mấy năm gần đây, bà Thu chỉ mở hàng vài tiếng buổi sáng, tới 10h là thu dọn gương lược. Mỗi ngày có khoảng vài ba khách quen hay lui tới. Trên gương treo của bà Thu luôn có một chiếc đài để nghe nhạc cùng những câu châm ngôn mà bà ngẫm được và yêu thích như "Không có những thứ mình yêu thì hãy yêu những gì mình có", hoặc "Hôn thật chậm, cười thật tươi, tha thứ thật nhanh nhé"...
Hai trong số 7 nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của thủ đô (tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an Hà Nội) là những cô gái tuổi đôi mươi, mang trên mình công việc, trọng trách mà mọi người thường nghĩ chỉ dành cho đấng mày râu.
Các nữ đặc nhiệm 9X tốt nghiệp Trường trung cấp cảnh sát vũ trang, "đầu quân" tại tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm cuối năm 2016. Không chỉ giỏi võ, thành thạo sử dụng vũ khí, bơi lội, những bóng hồng này còn phải biết leo trèo, lái xe, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ đặc biệt đột xuất như chống bạo động, giải cứu con tin...
Ngoài trực chiến theo nhiệm vụ đột xuất, các cô còn làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, phân luồng giao thông trong khung giờ cao điểm. Mọi sinh hoạt, làm việc, trực chiến đấu vất vả, đổ mồ hôi, nước mắt và có khi cả máu.
Phụ nữ ngày nay không chỉ gánh vác công việc của đàn ông để mưu sinh, chăm lo cho gia đình, họ còn mang trên vai trọng trách lớn lao bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, gìn giữ bình yên cho cuộc sống.