Nhân dịp 30 năm đổi mới (1986-2016), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày những vật dụng là tài sản đắt tiền của người dân những năm 1990 (sau thời bao cấp). Điển hình là tivi, đài cassette, đầu video dùng băng VHS của Nhật Bản.Vào những năm đó, nhà nào sắm được chiếc vô tuyến JVC vỏ đỏ là xôn xao cả xóm. Cảnh hàng xóm đến xem phim nhờ vào mỗi buổi tối vẫn còn khá nhiều.Những năm đầu thập niên 90, người nào mua được chiếc cassette Sony như thế này là sống trong gia đình khá giả.Đài một cửa băng đã oách, hai cửa băng càng đắt tiền hơn. Âm thanh bass, treble trầm ấm được nhiều người ưa thích. Trong ảnh là cassette Sony (hàng nội địa Nhật) nhập khẩu tại cảng Hải Phòng do ông Nguyễn Đức Nhàn (Bắc Ninh) mua năm 1995.Xe máy Honda DD đỏ là niềm mơ ước đối với nhiều người, bởi thời đó phần lớn những ai có "bình bịch" xịn nhất cũng chỉ là dòng Simson hoặc Cub yên rời.Chiếc DD này là của gia đình ông Nguyễn Trọng Chi (ở Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, dùng từ năm 1992) tặng cho bảo tàng.Biển kiểm soát thời sơ khai. Đèn hậu được bảo hiểm kỹ.Đồng hồ SK và Seiko 5 chém cạnh, thịnh hành những năm 1992 đến 1996.Máy nghe nhạc Sony Walkman được giới trẻ ưa thích một thời.Đồng hồ Gimiko với hình tượng con ngựa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam những năm 1990, liên tục quảng cáo trên truyền hình.Chiếc bếp điện được gửi từ Liên Xô về năm 1988.Nồi áp suất được ông Đặng Văn Chu (Mai Dịch, Hà Nội) mua năm 1987. Thời đó, nhiều gia đình vẫn dùng củi hoặc bếp than là chính. Nồi này chủ yếu để ninh nhừ thức ăn và ít sử dụng.Nồi cơm điện Huwal của Xí nghiệp Cơ khí Quận 11 TP.HCM được tặng huy chương vàng năm 1990.Chiếc phích đá được gửi từ Liên Xô về năm 1988.Bàn là hoa dâu gửi từ Liên Xô về năm 1991. "Lúc đó điện đã ổn định hơn nên chiếc bàn là rất hữu ích cho cuộc sống chúng tôi", trích lời ông Nguyễn Khắc Toàn (Ninh Hiệp, Gia Lâm) tại bảo tàng.Sản phẩm của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong những năm đầu đổi mới 1990-1996.Máy khâu Cokima là sản phẩm đầu tiên của Hợp tác xã cơ khí máy may, đạt huy chương vàng năm 1987.Lọ bình cổ của gia đình nghệ nhân - doanh nhân Lê Xuân Phố (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội).Ngôn ngữ của thời kỳ đổi mới dựng theo kiểu biển tên phố.
Nhân dịp 30 năm đổi mới (1986-2016), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày những vật dụng là tài sản đắt tiền của người dân những năm 1990 (sau thời bao cấp). Điển hình là tivi, đài cassette, đầu video dùng băng VHS của Nhật Bản.
Vào những năm đó, nhà nào sắm được chiếc vô tuyến JVC vỏ đỏ là xôn xao cả xóm. Cảnh hàng xóm đến xem phim nhờ vào mỗi buổi tối vẫn còn khá nhiều.
Những năm đầu thập niên 90, người nào mua được chiếc cassette Sony như thế này là sống trong gia đình khá giả.
Đài một cửa băng đã oách, hai cửa băng càng đắt tiền hơn. Âm thanh bass, treble trầm ấm được nhiều người ưa thích. Trong ảnh là cassette Sony (hàng nội địa Nhật) nhập khẩu tại cảng Hải Phòng do ông Nguyễn Đức Nhàn (Bắc Ninh) mua năm 1995.
Xe máy Honda DD đỏ là niềm mơ ước đối với nhiều người, bởi thời đó phần lớn những ai có "bình bịch" xịn nhất cũng chỉ là dòng Simson hoặc Cub yên rời.
Chiếc DD này là của gia đình ông Nguyễn Trọng Chi (ở Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, dùng từ năm 1992) tặng cho bảo tàng.
Biển kiểm soát thời sơ khai. Đèn hậu được bảo hiểm kỹ.
Đồng hồ SK và Seiko 5 chém cạnh, thịnh hành những năm 1992 đến 1996.
Máy nghe nhạc Sony Walkman được giới trẻ ưa thích một thời.
Đồng hồ Gimiko với hình tượng con ngựa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam những năm 1990, liên tục quảng cáo trên truyền hình.
Chiếc bếp điện được gửi từ Liên Xô về năm 1988.
Nồi áp suất được ông Đặng Văn Chu (Mai Dịch, Hà Nội) mua năm 1987. Thời đó, nhiều gia đình vẫn dùng củi hoặc bếp than là chính. Nồi này chủ yếu để ninh nhừ thức ăn và ít sử dụng.
Nồi cơm điện Huwal của Xí nghiệp Cơ khí Quận 11 TP.HCM được tặng huy chương vàng năm 1990.
Chiếc phích đá được gửi từ Liên Xô về năm 1988.
Bàn là hoa dâu gửi từ Liên Xô về năm 1991. "Lúc đó điện đã ổn định hơn nên chiếc bàn là rất hữu ích cho cuộc sống chúng tôi", trích lời ông Nguyễn Khắc Toàn (Ninh Hiệp, Gia Lâm) tại bảo tàng.
Sản phẩm của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong những năm đầu đổi mới 1990-1996.
Máy khâu Cokima là sản phẩm đầu tiên của Hợp tác xã cơ khí máy may, đạt huy chương vàng năm 1987.
Lọ bình cổ của gia đình nghệ nhân - doanh nhân Lê Xuân Phố (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội).
Ngôn ngữ của thời kỳ đổi mới dựng theo kiểu biển tên phố.