Ngôi nhà siêu nhỏ hình tam giác dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8, TP HCM) là nơi sinh sống của 5 nhân khẩu.Hai vợ chồng anh Nguyễn Phi Vũ, chị Phạm Thị Kim Ngân cùng 3 con nhỏ đã ở đây được 6 năm. Ngôi nhà có diện tích khoảng 2 m2 được anh chị thuê lại với giá 3 triệu đồng/tháng.Anh Vũ cho biết, tiếng là dân Sài Gòn nhưng toàn ở nhà thuê. Hồi lấy chị Ngân về, gia đình hai bên cũng khổ, không giúp được gì cho nhau. Anh chị thuê nhà trong hẻm để ở cho đỡ chi phí nhưng tìm việc khó khăn. Gia đình quyết định chọn thuê một căn nhà mặt tiền với giá rẻ để có thể sửa xe, buôn bán vặt chấp nhận những bất tiện vì diện tích quá nhỏ.Trước cửa có một khoảng sân vừa đủ để anh Vũ sửa xe, chị Ngân kê xe nước mía bán. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ổn định hơn.Gia đình anh chị có 3 đứa con. Con gái lớn Bảo Trân học lớp 6, con trai Bảo Thành học lớp 4, còn bé út Bảo Châu cũng gần đến tuổi đi học. Trong ngôi nhà chật chội, những đứa nhỏ vẫn vô tư đùa giỡn.Ngôi nhà có một căn gác được kết nối bằng chiếc thang chất đầy đồ dùng sinh hoạt của gia đình.Căn gác là nơi ngủ của Bảo Trân và Bảo Thành. Gian phòng chật chội, trời nắng nóng như đổ lửa không thể nào ngủ được, trời mưa nước tạt vào nhà.Những đứa trẻ phải co chân cho khỏi đụng vách nhà. Vợ chồng anh Vũ lo lắng mai mốt những đứa trẻ lớn lên nhà sẽ không còn chỗ ngủ.Chị Ngân ngoài bán nước mía còn tự nấu sâm bán để trang trải thêm thu nhập. Bé Bảo Trân tranh thủ những ngày hè phụ giúp mẹ.Bảo Thành phụ giúp bố đổ xăng cho khách ven đường.Lối vào nhà chỉ rộng chừng 1 m, không thể mở to hơn vì những đồ đạc treo đầy lên vách cửa.Trong nhà không có chỗ đặt bếp, chị Ngân phải đem ra ngoài để nấu.Cạnh nhà có một phòng tắm nhỏ. Ban ngày gia đình tranh thủ sinh hoạt, ban đêm nhà tắm là nơi để chất đồ đạc buôn bán của gia đình. Cánh cửa phòng tắm được tận dụng làm nơi để thớt, muỗng, đũa cùng...khăn tắm.Chị Ngân cho biết, nhiều đêm có nhu cầu đi toilet cũng đành bấm bụng chịu vì đồ đạc chất đầy đầu trong nhà vệ sinh.Cả gia đình 5 người xoay xở sinh hoạt trong một không gian chật hẹp.Sân chơi của những đứa trẻ chỉ quanh quẩn dưới chân cầu Chánh Hưng.Bên trong ngôi nhà nóng bức, hầu như chỉ để ngủ mà không làm được gì. Khoảnh sân trước nhà là nơi gia đình sinh hoạt sau một ngày làm việc vất vả.Những tài sản quý giá của gia đình như xe máy, xe nước mía...được anh chị trùm vải và khóa lại cẩn thận trước nhà. Tuy vậy, cũng không tránh được bọn trộm. "Hôm trước chiếc xe đạp dựng trước nhà, vừa bước ra ngoài là bị chôm mất. Đồ đạt vặt thì bị mất thường xuyên, ở ngoài đường như vầy thì phải chịu chứ sao giờ", chị Ngân giãi bày.Thường đến 23h khuya, gia đình mới bắt đầu dùng bữa tối. Những đứa trẻ thấy đói sẽ ăn trước, anh chị xong việc mới bắt đầu kê bàn ra ngoài ngồi ăn.Cả gia đình ngồi quây quần xem tivi trước khi đi ngủ.
Ngôi nhà siêu nhỏ hình tam giác dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8, TP HCM) là nơi sinh sống của 5 nhân khẩu.
Hai vợ chồng anh Nguyễn Phi Vũ, chị Phạm Thị Kim Ngân cùng 3 con nhỏ đã ở đây được 6 năm. Ngôi nhà có diện tích khoảng 2 m2 được anh chị thuê lại với giá 3 triệu đồng/tháng.
Anh Vũ cho biết, tiếng là dân Sài Gòn nhưng toàn ở nhà thuê. Hồi lấy chị Ngân về, gia đình hai bên cũng khổ, không giúp được gì cho nhau. Anh chị thuê nhà trong hẻm để ở cho đỡ chi phí nhưng tìm việc khó khăn. Gia đình quyết định chọn thuê một căn nhà mặt tiền với giá rẻ để có thể sửa xe, buôn bán vặt chấp nhận những bất tiện vì diện tích quá nhỏ.
Trước cửa có một khoảng sân vừa đủ để anh Vũ sửa xe, chị Ngân kê xe nước mía bán. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ổn định hơn.
Gia đình anh chị có 3 đứa con. Con gái lớn Bảo Trân học lớp 6, con trai Bảo Thành học lớp 4, còn bé út Bảo Châu cũng gần đến tuổi đi học. Trong ngôi nhà chật chội, những đứa nhỏ vẫn vô tư đùa giỡn.
Ngôi nhà có một căn gác được kết nối bằng chiếc thang chất đầy đồ dùng sinh hoạt của gia đình.
Căn gác là nơi ngủ của Bảo Trân và Bảo Thành. Gian phòng chật chội, trời nắng nóng như đổ lửa không thể nào ngủ được, trời mưa nước tạt vào nhà.
Những đứa trẻ phải co chân cho khỏi đụng vách nhà. Vợ chồng anh Vũ lo lắng mai mốt những đứa trẻ lớn lên nhà sẽ không còn chỗ ngủ.
Chị Ngân ngoài bán nước mía còn tự nấu sâm bán để trang trải thêm thu nhập. Bé Bảo Trân tranh thủ những ngày hè phụ giúp mẹ.
Bảo Thành phụ giúp bố đổ xăng cho khách ven đường.
Lối vào nhà chỉ rộng chừng 1 m, không thể mở to hơn vì những đồ đạc treo đầy lên vách cửa.
Trong nhà không có chỗ đặt bếp, chị Ngân phải đem ra ngoài để nấu.
Cạnh nhà có một phòng tắm nhỏ. Ban ngày gia đình tranh thủ sinh hoạt, ban đêm nhà tắm là nơi để chất đồ đạc buôn bán của gia đình. Cánh cửa phòng tắm được tận dụng làm nơi để thớt, muỗng, đũa cùng...khăn tắm.
Chị Ngân cho biết, nhiều đêm có nhu cầu đi toilet cũng đành bấm bụng chịu vì đồ đạc chất đầy đầu trong nhà vệ sinh.
Cả gia đình 5 người xoay xở sinh hoạt trong một không gian chật hẹp.
Sân chơi của những đứa trẻ chỉ quanh quẩn dưới chân cầu Chánh Hưng.
Bên trong ngôi nhà nóng bức, hầu như chỉ để ngủ mà không làm được gì. Khoảnh sân trước nhà là nơi gia đình sinh hoạt sau một ngày làm việc vất vả.
Những tài sản quý giá của gia đình như xe máy, xe nước mía...được anh chị trùm vải và khóa lại cẩn thận trước nhà. Tuy vậy, cũng không tránh được bọn trộm. "Hôm trước chiếc xe đạp dựng trước nhà, vừa bước ra ngoài là bị chôm mất. Đồ đạt vặt thì bị mất thường xuyên, ở ngoài đường như vầy thì phải chịu chứ sao giờ", chị Ngân giãi bày.
Thường đến 23h khuya, gia đình mới bắt đầu dùng bữa tối. Những đứa trẻ thấy đói sẽ ăn trước, anh chị xong việc mới bắt đầu kê bàn ra ngoài ngồi ăn.
Cả gia đình ngồi quây quần xem tivi trước khi đi ngủ.