Ngày 15/12, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lớn vẫn diễn ra trên diện rộng kết hợp với việc xả lũ ồ ạt của các hồ, đập thủy điện khiến mực nước các sông dâng cao gây ngập lụt trên diện rộng.Các tuyến tỉnh lộ về các vùng thấp trũng các xã thuộc huyện Quảng Điền, Phú Vang đều ngập sâu trong nước khoảng 0,5 m gây, giao thông bị chia cắt. Nhiều khu vực thấp trũng ngập sâu hơn 1 m, bị cô lập với bên ngoài. Nước sông tràn bờ gây chia cắt khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Khu vực chợ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) nối TP Huế với các xã thuộc Hương Trà và Quảng Điền bị chia cắt và ngập sâu trong nước. Chị Nguyễn Thị Anh cho hay: "Từ chiều hôm qua, nước sông đã mấp mé tràn lên đường, đến sáng nay thì đã ngập sâu trong nước khiến cuộc sống người dân rất khó khăn."Một số tuyến phố nằm sát sông Hương như Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng... đều bị ngập trong nước lũ từ 0,3 -0,5 m, gây khó khăn trong lưu thông cho người dân. Nhiều người dân đã mua mì gói, gạo để dự trữ đề phòng lũ lớn và kéo dài nhiều ngày. Do diễn biến mưa lũ phức tạp, nước các sông trên địa bàn tỉnh Thừa thiên - Huế đang ở mức cao và có thể tiếp tục lên, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh đã có công điện gửi tới các sở, ban, nghành yêu cầu chủ động phòng chống lũ. Trong đó, yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các địa phương trong tỉnh cho học sinh nghỉ học ngày 16/12 để đảm bảo an toàn cho học sinh. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết do lượng mưa ở thượng nguồn lớn khiến các hồ, đập thủy điện đang ở mức giới hạn. Hiện, các đập thủy điện vẫn tiếp tục điều tiết lượng nước đến bằng lượng nước xả, cố gắng không gây lũ lớn ở hạ nguồn các sông". Theo ông Hùng, đây là đợt mưa lớn trái với quy luật hàng năm, kéo dài đến ngày 17/12. Hiện mức nước sông Hương xấp xỉ đạt báo động 3 (3,5 m); sông Bồ đang ở mức báo động 3 và có thể trên báo động 3 (4,5 m). Hiện các hồ, đập thủy điện vẫn tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn gây ngập lụt trên diện rộng. Các tuyến tỉnh lộ, các địa phương thấp trũng đều bị ngập sâu trong lũ.
Ngày 15/12, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lớn vẫn diễn ra trên diện rộng kết hợp với việc xả lũ ồ ạt của các hồ, đập thủy điện khiến mực nước các sông dâng cao gây ngập lụt trên diện rộng.
Các tuyến tỉnh lộ về các vùng thấp trũng các xã thuộc huyện Quảng Điền, Phú Vang đều ngập sâu trong nước khoảng 0,5 m gây, giao thông bị chia cắt. Nhiều khu vực thấp trũng ngập sâu hơn 1 m, bị cô lập với bên ngoài.
Nước sông tràn bờ gây chia cắt khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khu vực chợ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) nối TP Huế với các xã thuộc Hương Trà và Quảng Điền bị chia cắt và ngập sâu trong nước. Chị Nguyễn Thị Anh cho hay: "Từ chiều hôm qua, nước sông đã mấp mé tràn lên đường, đến sáng nay thì đã ngập sâu trong nước khiến cuộc sống người dân rất khó khăn."
Một số tuyến phố nằm sát sông Hương như Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng... đều bị ngập trong nước lũ từ 0,3 -0,5 m, gây khó khăn trong lưu thông cho người dân.
Nhiều người dân đã mua mì gói, gạo để dự trữ đề phòng lũ lớn và kéo dài nhiều ngày.
Do diễn biến mưa lũ phức tạp, nước các sông trên địa bàn tỉnh Thừa thiên - Huế đang ở mức cao và có thể tiếp tục lên, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh đã có công điện gửi tới các sở, ban, nghành yêu cầu chủ động phòng chống lũ. Trong đó, yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các địa phương trong tỉnh cho học sinh nghỉ học ngày 16/12 để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết do lượng mưa ở thượng nguồn lớn khiến các hồ, đập thủy điện đang ở mức giới hạn. Hiện, các đập thủy điện vẫn tiếp tục điều tiết lượng nước đến bằng lượng nước xả, cố gắng không gây lũ lớn ở hạ nguồn các sông".
Theo ông Hùng, đây là đợt mưa lớn trái với quy luật hàng năm, kéo dài đến ngày 17/12. Hiện mức nước sông Hương xấp xỉ đạt báo động 3 (3,5 m); sông Bồ đang ở mức báo động 3 và có thể trên báo động 3 (4,5 m).
Hiện các hồ, đập thủy điện vẫn tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn gây ngập lụt trên diện rộng. Các tuyến tỉnh lộ, các địa phương thấp trũng đều bị ngập sâu trong lũ.