Năm 2016, nhiều hình ảnh ấn tượng liên quan đến lĩnh vực giáo dục đã gây xúc động mạnh và nhận được sự quan tâm của dư luận. Trong hình là trường tiểu học Lũng Luông (xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung, Huyện Võ Nhai, Thái Nguyên). Ngôi trường xinh đẹp được ví như một đóa hoa, nổi bật giữa núi rừng này là công trình tâm huyết của rất nhiều nhà hảo tâm, quỹ Trò nghèo vùng cao, mong muốn mang đến một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ cho học trò. Công trình mới hoàn thành sau 2 năm thực hiện của văn phòng kiến trúc 1+1>2 và Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào.Hai năm trước, hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu dạy học trò trong lớp học với nền đất, bàn ghế cũ kỹ thì nay, trường tiểu học Lũng Luông trở nên khang trang hơn rất nhiều.Năm 2016 là năm Việt Nam đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2016, Việt Nam giành một huy chương vàng, 4 huy chương bạc, một huy chương đồng. Chủ nhân huy chương vàng là em Vũ Xuân Trung (THPT chuyên Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đây là lần thứ hai Trung giành huy chương vàng cho Việt Nam. Trong hình là Đội tuyển Việt Nam tham dự IMO 2016 cùng thầy Lê Bá Khánh Trình (thứ 2 từ phải qua) và Lê Anh Vinh. Nguồn ảnh: Vietnamnet.Cũng trong năm nay, đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Vô địch Toán thế giới tại Seoul (Hàn Quốc) đã giành 32 huy chương, trong đó có 20 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Đặc biệt, em Tạ Sơn Bách (trường THCS Ngô Sĩ Liên) đã giành vô địch thế giới lứa tuổi THCS. Ảnh: Đoàn học sinh của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tham gia cuộc thi. Nguồn ảnh: Zing.Hình ảnh xúc động của hai cha con trong mùa kỷ yếu đã khiến chúng ta lặng người suy ngẫm. Người cha trong bức hình đã nhờ chụp một kiểu ảnh kỷ niệm cùng con trai bằng chiếc điện thoại cũ kỹ. Điện thoại tuy không hiện đại nhưng nó đủ chứa đựng những hình ảnh không bao giờ quên. Nguồn ảnh: Facebooker Phạm Hoàng Thân.Khoảnh khắc giản dị, tình cảm của người cha trong câu chuyện trên khơi dậy trong lòng mỗi người một sự biết ơn, yêu thương cha mẹ. Nguồn ảnh: Facebooker Phạm Hoàng Thân.Tuy không phải là buổi lễ tốt nghiệp chính thức mà chỉ là buổi chụp ảnh kỷ yếu của cô gái trong bức hình, nhưng bố cô vẫn bắt xe lên thành phố để chụp ảnh cùng con. Hình ảnh người cha giản dị bên con đã khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng. Trong mọi thời khắc cuộc đời, cha mẹ luôn dõi theo và ở bên con cái.Hình ảnh cháu gái tươi tắn nhận bó hoa của ông tặng sau giờ thi đại học căng thẳng là điểm nhấn đẹp trong kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016. Ông Phạm Minh Đức (73 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội), trong lúc chờ đợi cháu mình làm bài thi, đã nhặt những bông hoa mà các công nhân vệ sinh môi trường bỏ đi trong quá trình cắt tỉa ở vườn Đại học Thủy Lợi, tỉ mỉ bó lại để tặng cháu. Ảnh: Zing.Hành động giản dị mà ấm áp tình thương, sự quan tâm của người ông dành cho cháu khiến nhiều người cảm động. Bó hoa nhỏ nhưng ý nghĩa động viên tinh thần lớn, tiếp sức cho cô cháu gái trong những ngày căng thẳng "vượt vũ môn". Ảnh: Zing.Câu chuyện về bài học xin lỗi, nhận trách nhiệm của một nam sinh lớp 11 cũng từng gây "bão" trong năm 2016. Sau khi đâm vỡ gương ôtô, nam sinh lớp 11 ở Hải Phòng đã để lại tờ giấy ghi số điện thoại kèm lời xin lỗi chân thành. Chủ xe không bắt đền mà lấy đó làm tấm gương cho con mình. Bức ảnh chụp tờ giấy để lại và hành động của chủ xe cho thấy một điều, khi chúng ta làm sai một điều gì đó và chủ động chịu trách nhiệm, phẩm chất đức độ cao quý đó sẽ được người khác quý trọng.Câu chuyện giáo viên vượt lũ dữ đem con chữ đến cho học sinh nghèo ở Trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cũng đã khiến nhiều người xúc động diễn ra vào ngày cuối tháng 8/2016. Khi lũ cuốn mất chiếc cầu qua suối, nhiều giáo viên phải thuê người dân cẩu người và xe máy với giá rẻ nhất là 50.000 đồng/chiếc/lần.Ngày 20/11 và bức hình thầy giáo trang điểm cho học sinh đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Nhân vật chính trong những bức ảnh gây "bão" này là thầy Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1983), giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường Tiểu học Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang). Lớp 3A của thầy Cương đóng góp một tiết mục văn nghệ trong ngày 20/11. Để chuẩn bị cho học sinh, thầy giáo này đã phải “trổ tài” trang điểm.Nam giáo viên tâm sự anh phải học hỏi rất nhiều từ các đồng nghiệp nữ, thậm chí từ... vợ; từ cách tết tóc, chải đầu cho các em, tìm hiểu trò chơi để gần gũi và hiểu học trò. “Trước đó cả tuần, mình lên mạng tìm thông tin tham khảo về cách trang điểm, cũng như học các bài múa về dàn dựng, dạy lại cho từng bạn”, thầy giáo trẻ nói. Đằng sau hình ảnh thầy giáo trang điểm cho học sinh nữ thi văn nghệ là sự ân cần chăm sóc của người thầy hết lòng vì học trò.
Năm 2016, nhiều hình ảnh ấn tượng liên quan đến lĩnh vực giáo dục đã gây xúc động mạnh và nhận được sự quan tâm của dư luận. Trong hình là trường tiểu học Lũng Luông (xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung, Huyện Võ Nhai, Thái Nguyên). Ngôi trường xinh đẹp được ví như một đóa hoa, nổi bật giữa núi rừng này là công trình tâm huyết của rất nhiều nhà hảo tâm, quỹ Trò nghèo vùng cao, mong muốn mang đến một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ cho học trò. Công trình mới hoàn thành sau 2 năm thực hiện của văn phòng kiến trúc 1+1>2 và Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào.
Hai năm trước, hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu dạy học trò trong lớp học với nền đất, bàn ghế cũ kỹ thì nay, trường tiểu học Lũng Luông trở nên khang trang hơn rất nhiều.
Năm 2016 là năm Việt Nam đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2016, Việt Nam giành một huy chương vàng, 4 huy chương bạc, một huy chương đồng. Chủ nhân huy chương vàng là em Vũ Xuân Trung (THPT chuyên Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đây là lần thứ hai Trung giành huy chương vàng cho Việt Nam. Trong hình là Đội tuyển Việt Nam tham dự IMO 2016 cùng thầy Lê Bá Khánh Trình (thứ 2 từ phải qua) và Lê Anh Vinh. Nguồn ảnh: Vietnamnet.
Cũng trong năm nay, đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Vô địch Toán thế giới tại Seoul (Hàn Quốc) đã giành 32 huy chương, trong đó có 20 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Đặc biệt, em Tạ Sơn Bách (trường THCS Ngô Sĩ Liên) đã giành vô địch thế giới lứa tuổi THCS. Ảnh: Đoàn học sinh của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tham gia cuộc thi. Nguồn ảnh: Zing.
Hình ảnh xúc động của hai cha con trong mùa kỷ yếu đã khiến chúng ta lặng người suy ngẫm. Người cha trong bức hình đã nhờ chụp một kiểu ảnh kỷ niệm cùng con trai bằng chiếc điện thoại cũ kỹ. Điện thoại tuy không hiện đại nhưng nó đủ chứa đựng những hình ảnh không bao giờ quên. Nguồn ảnh: Facebooker Phạm Hoàng Thân.
Khoảnh khắc giản dị, tình cảm của người cha trong câu chuyện trên khơi dậy trong lòng mỗi người một sự biết ơn, yêu thương cha mẹ. Nguồn ảnh: Facebooker Phạm Hoàng Thân.
Tuy không phải là buổi lễ tốt nghiệp chính thức mà chỉ là buổi chụp ảnh kỷ yếu của cô gái trong bức hình, nhưng bố cô vẫn bắt xe lên thành phố để chụp ảnh cùng con. Hình ảnh người cha giản dị bên con đã khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng. Trong mọi thời khắc cuộc đời, cha mẹ luôn dõi theo và ở bên con cái.
Hình ảnh cháu gái tươi tắn nhận bó hoa của ông tặng sau giờ thi đại học căng thẳng là điểm nhấn đẹp trong kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016. Ông Phạm Minh Đức (73 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội), trong lúc chờ đợi cháu mình làm bài thi, đã nhặt những bông hoa mà các công nhân vệ sinh môi trường bỏ đi trong quá trình cắt tỉa ở vườn Đại học Thủy Lợi, tỉ mỉ bó lại để tặng cháu. Ảnh: Zing.
Hành động giản dị mà ấm áp tình thương, sự quan tâm của người ông dành cho cháu khiến nhiều người cảm động. Bó hoa nhỏ nhưng ý nghĩa động viên tinh thần lớn, tiếp sức cho cô cháu gái trong những ngày căng thẳng "vượt vũ môn". Ảnh: Zing.
Câu chuyện về bài học xin lỗi, nhận trách nhiệm của một nam sinh lớp 11 cũng từng gây "bão" trong năm 2016. Sau khi đâm vỡ gương ôtô, nam sinh lớp 11 ở Hải Phòng đã để lại tờ giấy ghi số điện thoại kèm lời xin lỗi chân thành. Chủ xe không bắt đền mà lấy đó làm tấm gương cho con mình. Bức ảnh chụp tờ giấy để lại và hành động của chủ xe cho thấy một điều, khi chúng ta làm sai một điều gì đó và chủ động chịu trách nhiệm, phẩm chất đức độ cao quý đó sẽ được người khác quý trọng.
Câu chuyện giáo viên vượt lũ dữ đem con chữ đến cho học sinh nghèo ở Trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cũng đã khiến nhiều người xúc động diễn ra vào ngày cuối tháng 8/2016. Khi lũ cuốn mất chiếc cầu qua suối, nhiều giáo viên phải thuê người dân cẩu người và xe máy với giá rẻ nhất là 50.000 đồng/chiếc/lần.
Ngày 20/11 và bức hình thầy giáo trang điểm cho học sinh đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Nhân vật chính trong những bức ảnh gây "bão" này là thầy Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1983), giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường Tiểu học Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang). Lớp 3A của thầy Cương đóng góp một tiết mục văn nghệ trong ngày 20/11. Để chuẩn bị cho học sinh, thầy giáo này đã phải “trổ tài” trang điểm.
Nam giáo viên tâm sự anh phải học hỏi rất nhiều từ các đồng nghiệp nữ, thậm chí từ... vợ; từ cách tết tóc, chải đầu cho các em, tìm hiểu trò chơi để gần gũi và hiểu học trò. “Trước đó cả tuần, mình lên mạng tìm thông tin tham khảo về cách trang điểm, cũng như học các bài múa về dàn dựng, dạy lại cho từng bạn”, thầy giáo trẻ nói. Đằng sau hình ảnh thầy giáo trang điểm cho học sinh nữ thi văn nghệ là sự ân cần chăm sóc của người thầy hết lòng vì học trò.