Xe thiết giáp kháng mìn Casspir là một trong những thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp quốc phòng Nam Phi trong những năm 1980, nó được lực lượng cảnh sát và Quân đội Nam Phi đưa vào trang bị chính thức từ năm 1981 và vẫn được sử dụng cho đến nay. Casspir còn có thể được xem như là dòng xe thiết giáp kháng mìn đầu tiên trên thế giới.Casspir đóng vai trò khá lớn trong lực lượng vũ trang Nam Phi và một số quốc gia Châu Phi khác, nhờ thiết kế khung gầm cao và với gầm xe có cấu trúc hình chữ V đã giúp Casspir trở thành dòng xe thiết giáp kháng mìn tốt nhất thế giới trong giai đoạn những năm 1980.Bên cạnh đó, các kỹ sư phát triển Casspir còn chú trọng tới việc bảo vệ an toàn cho binh sĩ ngồi bên trong xe trước sức công phá của các loại mìn bộ binh hay tên lửa chống tăng, chính điều này đã giúp xe thiết giáp kháng mìn Casspir lọt vào tầm ngắm của Quân đội khá nhiều nước trên thế giới trong đó có Liên Xô và Quân đội Mỹ.Nam Phi cũng phát triển Casspir với khá nhiều biển thể khác nhau, trong đó nhiều nhất vẫn là các biến thể xe thiết giáp chở quân APC hay một số biến thể trang bị vũ khí bộ binh hạng nặng. Hệ thống vũ khí của Casspir cũng khá đa dạng gồm: 3 súng máy 7,62mm hay một pháo 20mm tùy phiên bản. Ngoài ra dọc thân xe của Casspir còn được bố trí các lỗ châu mai dành cho các loại súng bộ binh cá nhân.Trọng lượng của một chiếc Casspir tiêu chuẩn là 12,5 tấn, nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa là 90km/h với tầm hoạt động là 850km. Xe thiết giáp kháng mìn Casspir có thể chở theo tối đa 10 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị và có kíp lái gồm 2 người bao gồm cả xạ thủ.Trong Nội chiến Angola trong những năm 1980, xe thiết giáp kháng mìn Casspir đã tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều nếu so với các loại xe thiết giáp chở quân do Liên Xô chế tạo, khi mà các xe thiết giáp của Liên Xô luôn bị đánh giá là yếu kếm và dễ dàng bị bắn hạ.Theo một số nguồn tin, Liên Xô đã thu giữ được xe thiết giáp Casspir và trên cơ sở đó học hỏi kinh nghiệm hiện thực hóa trên thiết kế thiết giáp kháng mìn thế hệ mới Typhoon-K.Mặt khác, thiết kế bên trong của Casspir cũng khá rộng rãi và dễ dàng di chuyển hơn, cũng như có thể mang theo nhiều trang bị cá nhân hơn. Một điểm lợi thế nữa là vị trí ra vào của Casspir được bố trí phía sau thuận tiện hơn cho việc triển khai binh sĩ.Mặc dù đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm nhưng xe thiết giáp kháng mìn Casspir và các biến thể của nó vẫn thể hiện tốt vai trò của mình tại hơn 20 quốc gia, cũng như góp mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới.
Xe thiết giáp kháng mìn Casspir là một trong những thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp quốc phòng Nam Phi trong những năm 1980, nó được lực lượng cảnh sát và Quân đội Nam Phi đưa vào trang bị chính thức từ năm 1981 và vẫn được sử dụng cho đến nay. Casspir còn có thể được xem như là dòng xe thiết giáp kháng mìn đầu tiên trên thế giới.
Casspir đóng vai trò khá lớn trong lực lượng vũ trang Nam Phi và một số quốc gia Châu Phi khác, nhờ thiết kế khung gầm cao và với gầm xe có cấu trúc hình chữ V đã giúp Casspir trở thành dòng xe thiết giáp kháng mìn tốt nhất thế giới trong giai đoạn những năm 1980.
Bên cạnh đó, các kỹ sư phát triển Casspir còn chú trọng tới việc bảo vệ an toàn cho binh sĩ ngồi bên trong xe trước sức công phá của các loại mìn bộ binh hay tên lửa chống tăng, chính điều này đã giúp xe thiết giáp kháng mìn Casspir lọt vào tầm ngắm của Quân đội khá nhiều nước trên thế giới trong đó có Liên Xô và Quân đội Mỹ.
Nam Phi cũng phát triển Casspir với khá nhiều biển thể khác nhau, trong đó nhiều nhất vẫn là các biến thể xe thiết giáp chở quân APC hay một số biến thể trang bị vũ khí bộ binh hạng nặng. Hệ thống vũ khí của Casspir cũng khá đa dạng gồm: 3 súng máy 7,62mm hay một pháo 20mm tùy phiên bản. Ngoài ra dọc thân xe của Casspir còn được bố trí các lỗ châu mai dành cho các loại súng bộ binh cá nhân.
Trọng lượng của một chiếc Casspir tiêu chuẩn là 12,5 tấn, nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa là 90km/h với tầm hoạt động là 850km. Xe thiết giáp kháng mìn Casspir có thể chở theo tối đa 10 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị và có kíp lái gồm 2 người bao gồm cả xạ thủ.
Trong Nội chiến Angola trong những năm 1980, xe thiết giáp kháng mìn Casspir đã tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều nếu so với các loại xe thiết giáp chở quân do Liên Xô chế tạo, khi mà các xe thiết giáp của Liên Xô luôn bị đánh giá là yếu kếm và dễ dàng bị bắn hạ.
Mặt khác, thiết kế bên trong của Casspir cũng khá rộng rãi và dễ dàng di chuyển hơn, cũng như có thể mang theo nhiều trang bị cá nhân hơn. Một điểm lợi thế nữa là vị trí ra vào của Casspir được bố trí phía sau thuận tiện hơn cho việc triển khai binh sĩ.
Mặc dù đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm nhưng xe thiết giáp kháng mìn Casspir và các biến thể của nó vẫn thể hiện tốt vai trò của mình tại hơn 20 quốc gia, cũng như góp mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới.