Hãng thông tấn Fars News dẫn lời Chuẩn tướng Ahmadreza Pourdastan – Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran cho biết, nước này đã bắt đầu trang bị hệ thống gây nhiễu chủ động lên trên những chiếc xe tăng M60 Patton. Hệ thống đánh chặn này có khả năng vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng dẫn đường trong đó có BGM-71 TOW.Trước đó, Chuẩn tướng Pourdastan cũng tiết lộ kế hoạch trang bị hệ thống phòng vệ chủ động mới trên những chiếc xe tăng M60 với một tạp chí quân sự của Iran. Theo thông tin ban đầu có được hệ thống phòng vệ này được thiết kế để vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường trên các dòng tên lửa chống tăng thế hệ mới khiến chúng thay đường bay trước khi đến gần mục tiêu.Phát biểu tại một cuộc họp báo vào đầu năm nay, Chuẩn tướng Hải quân Iran Kioumars Heidari cho biết, Quân đội Iran đã được trang bị những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới do nước này tự sản xuất có tên 'Karrar' với các tính năng kỹ chiến thuật tương tự xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.Cũng theo vị chuẩn tướng này, lực lượng tăng thiết giáp Iran đã đưa vào biên chế những chiếc Karrar đầu tiên trong năm nay. Trong tương lai các dòng xe tăng chiến đấu Karrar và Zolfaqar do nước này tự phát triển sẽ là xương sống của Lục quân Iran.Hiện tại Iran còn sở hữu hơn 100 chiếc M60A1 mua từ Mỹ và được đưa vào biên chế từ những năm 1970. Sau Cách mạng Hồi giáo với lệnh cấm vận vũ khí từ Washington Iran hầu như không thể sử dụng số xe tăng này, tuy nhiên sau đó Liên Xô đã giúp Iran nâng cấp và hiện đại những chiếc M60A1.Xe tăng M60A1 của Iran cũng được trang bị pháo chính M68 105mm, cùng động cơ diesel AVDS-1790-2 V12 có công suất 750 mã lực. Iran còn trang thêm cho những chiếc M60A1 của họ hệ thống giáp phản ứng nổ xung quanh tháp pháo và phía trước xe.BGM-71 TOW là một trong những dòng tên lửa chống tăng phổ biến nhất thế giới, được Quân đội Mỹ đưa vào trang trang bị từ năm 1970 và nó cũng được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Iran. Dù bị đánh giá là đã lỗi thời nhưng TOW vẫn thể sức mạnh của mình tại chiến trường Syria, khi phe nổi dậy Syria từng tiêu diệt hàng trăm xe tăng của Quân đội chính phủ Syria bằng những quả TOW.TOW có tầm bắn hiệu quả hơn 4km được trang bị đầu đạn nổ lõm có trọng lượng từ 3.9-6.14kg đảm bảo khả năng xuyên giáp dày 900mm với cự ly bắn từ 65m tới 3.750m.
Hãng thông tấn Fars News dẫn lời Chuẩn tướng Ahmadreza Pourdastan – Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran cho biết, nước này đã bắt đầu trang bị hệ thống gây nhiễu chủ động lên trên những chiếc xe tăng M60 Patton. Hệ thống đánh chặn này có khả năng vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng dẫn đường trong đó có BGM-71 TOW.
Trước đó, Chuẩn tướng Pourdastan cũng tiết lộ kế hoạch trang bị hệ thống phòng vệ chủ động mới trên những chiếc xe tăng M60 với một tạp chí quân sự của Iran. Theo thông tin ban đầu có được hệ thống phòng vệ này được thiết kế để vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường trên các dòng tên lửa chống tăng thế hệ mới khiến chúng thay đường bay trước khi đến gần mục tiêu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào đầu năm nay, Chuẩn tướng Hải quân Iran Kioumars Heidari cho biết, Quân đội Iran đã được trang bị những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới do nước này tự sản xuất có tên 'Karrar' với các tính năng kỹ chiến thuật tương tự xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.
Cũng theo vị chuẩn tướng này, lực lượng tăng thiết giáp Iran đã đưa vào biên chế những chiếc Karrar đầu tiên trong năm nay. Trong tương lai các dòng xe tăng chiến đấu Karrar và Zolfaqar do nước này tự phát triển sẽ là xương sống của Lục quân Iran.
Hiện tại Iran còn sở hữu hơn 100 chiếc M60A1 mua từ Mỹ và được đưa vào biên chế từ những năm 1970. Sau Cách mạng Hồi giáo với lệnh cấm vận vũ khí từ Washington Iran hầu như không thể sử dụng số xe tăng này, tuy nhiên sau đó Liên Xô đã giúp Iran nâng cấp và hiện đại những chiếc M60A1.
Xe tăng M60A1 của Iran cũng được trang bị pháo chính M68 105mm, cùng động cơ diesel AVDS-1790-2 V12 có công suất 750 mã lực. Iran còn trang thêm cho những chiếc M60A1 của họ hệ thống giáp phản ứng nổ xung quanh tháp pháo và phía trước xe.
BGM-71 TOW là một trong những dòng tên lửa chống tăng phổ biến nhất thế giới, được Quân đội Mỹ đưa vào trang trang bị từ năm 1970 và nó cũng được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Iran. Dù bị đánh giá là đã lỗi thời nhưng TOW vẫn thể sức mạnh của mình tại chiến trường Syria, khi phe nổi dậy Syria từng tiêu diệt hàng trăm xe tăng của Quân đội chính phủ Syria bằng những quả TOW.
TOW có tầm bắn hiệu quả hơn 4km được trang bị đầu đạn nổ lõm có trọng lượng từ 3.9-6.14kg đảm bảo khả năng xuyên giáp dày 900mm với cự ly bắn từ 65m tới 3.750m.