Cuộc duyệt binh của Quân đội Pakistan kỷ niệm 76 năm Nghị quyết Lahore, hôm 23/3/2016 gây ấn tượng mạnh trên thế giới không phải là từ dàn tên lửa đạn đạo nước này sản xuất mà số lượng lớn vũ khí Trung Quốc chế tạo xuất hiện. Trong ảnh là xe tăng chủ lực Al-Khalid vốn là phiên bản xuất tại Pakistan của mẫu MBT-2000 do Trung Quốc phát triển.Xe tăng chủ lực Al-Khalid do Nhà máy 617 thuộc Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) phát triển, chuyển giao công nghệ cho Tập đoàn Công nghiệp hạng nặng Taxila Pakistan sản xuất trong nước. Loại tăng này có nền tảng ban đầu là mẫu Type 90 do NORINCO sản xuất, được nâng cấp với pháo chính 125mm, động cơ công suất 1.200 mã lực cùng một loạt các cải tiến hệ thống phòng vệ bị động và chủ động.Cuộc duyệt binh của Pakistan còn khiến quan khách bất ngờ với sự xuất hiện của mẫu trực thăng tấn công hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay – WZ-10. Trước đó đã có nguồn tin cho biết rằng, Trung Quốc cho Pakistan 2 chiếc WZ-10 thử nghiệm trước khi tiến tới việc mua số lượng lớn.Đội bay biểu diễn trên không cũng ghi đậm dấu ấn vũ khí Trung Quốc – đó là những chiếc máy bay huấn luyện K-8W được bán cho Pakistan.Tổ hợp phòng không FM-90 do Trung Quốc sản xuất xuất hiện trong duyệt binh của Pakistan. Đây là biến thể xuất khẩu của loại tên lửa HQ-7A do Tổng Cty Xuất - Nhập khẩu máy móc chính xác quốc gia Trung Quốc (CNPMIEC) phát triển. Loại tên lửa này có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao từ 15m tới 6km, tầm bắn từ 700m tới 15.000m.Biên đội tiêm kích thuộc hàng tiên tiến nhất Pakistan JF-17 Thunder vốn cũng do Trung Quốc thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất. Đây được xem là chiến đấu cơ đa năng rẻ nhất thế giới hiện nay, với đơn giá khoảng 15 triệu USD.Bệ phóng tên lửa chống tăng Bakstar-Shikan (đặt trên nóc xe bọc thép M113) của Pakistan vốn là phiên bản sản xuất theo giấy phép loại HJ-8 của Trung Quốc. Khoảng 21.350 quả Bakstar-Shikan đã được Pakistan sản xuất từ 1990 tới 2012.Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không ZDK-03 (dưới) do Trung Quốc sản xuất được Pakistan mua lại và sử dụng.
Cuộc duyệt binh của Quân đội Pakistan kỷ niệm 76 năm Nghị quyết Lahore, hôm 23/3/2016 gây ấn tượng mạnh trên thế giới không phải là từ dàn tên lửa đạn đạo nước này sản xuất mà số lượng lớn vũ khí Trung Quốc chế tạo xuất hiện. Trong ảnh là xe tăng chủ lực Al-Khalid vốn là phiên bản xuất tại Pakistan của mẫu MBT-2000 do Trung Quốc phát triển.
Xe tăng chủ lực Al-Khalid do Nhà máy 617 thuộc Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) phát triển, chuyển giao công nghệ cho Tập đoàn Công nghiệp hạng nặng Taxila Pakistan sản xuất trong nước. Loại tăng này có nền tảng ban đầu là mẫu Type 90 do NORINCO sản xuất, được nâng cấp với pháo chính 125mm, động cơ công suất 1.200 mã lực cùng một loạt các cải tiến hệ thống phòng vệ bị động và chủ động.
Cuộc duyệt binh của Pakistan còn khiến quan khách bất ngờ với sự xuất hiện của mẫu trực thăng tấn công hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay – WZ-10. Trước đó đã có nguồn tin cho biết rằng, Trung Quốc cho Pakistan 2 chiếc WZ-10 thử nghiệm trước khi tiến tới việc mua số lượng lớn.
Đội bay biểu diễn trên không cũng ghi đậm dấu ấn vũ khí Trung Quốc – đó là những chiếc máy bay huấn luyện K-8W được bán cho Pakistan.
Tổ hợp phòng không FM-90 do Trung Quốc sản xuất xuất hiện trong duyệt binh của Pakistan. Đây là biến thể xuất khẩu của loại tên lửa HQ-7A do Tổng Cty Xuất - Nhập khẩu máy móc chính xác quốc gia Trung Quốc (CNPMIEC) phát triển. Loại tên lửa này có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao từ 15m tới 6km, tầm bắn từ 700m tới 15.000m.
Biên đội tiêm kích thuộc hàng tiên tiến nhất Pakistan JF-17 Thunder vốn cũng do Trung Quốc thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất. Đây được xem là chiến đấu cơ đa năng rẻ nhất thế giới hiện nay, với đơn giá khoảng 15 triệu USD.
Bệ phóng tên lửa chống tăng Bakstar-Shikan (đặt trên nóc xe bọc thép M113) của Pakistan vốn là phiên bản sản xuất theo giấy phép loại HJ-8 của Trung Quốc. Khoảng 21.350 quả Bakstar-Shikan đã được Pakistan sản xuất từ 1990 tới 2012.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không ZDK-03 (dưới) do Trung Quốc sản xuất được Pakistan mua lại và sử dụng.