Một trong những vũ khí Trung Quốc khiến Nhật Bản đau đầu là chiến đấu cơ tàng hình J-20. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện sản xuất hàng loạt vào năm 2016, động thái này rõ ràng là để đối phó với việc Nhật Bản đang mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.Trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình Shinshin mà Nhật Bản tự nghiên cứu trong thời gian rất dài sẽ không thể hình thành lực lượng chiến đấu, mà thiết kế của loại máy bay này tồn tại nhiều vấn đề.Chính vì vậy, J-20 sẽ giúp Trung Quốc giành quyền kiểm soát trên không tại khu vực Đông Á và hình thành hệ thống phòng thủ quân tự hợp nhất trên không và mặt đất.Trung Quốc cũng đã nhập khẩu thành công hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới S-400 Triumf của Nga. Với tầm bắn lên tới 380km (phiên bản xuất khẩu), S-400 có thể bao quát một vùng không phận rộng lớn, gây nguy hại đáng kể tới lực lượng trên không của Nhật Bản.S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50 km, có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, hạ mục tiêu ở độ cao từ 5-10m tới 27km.Các tàu đổ bộ lớn Type 071 cũng được xếp vào một trong những loại vũ khí đáng gờm của Trung Quốc khiến Nhật Bản lo ngại. Với lượng giãn nước hơn 20.000 tấn, Type 071 có thể triển khai cùng một lúc hơn một tiểu đoàn lính thủy và vài chục xe bọc thép.Hiện Nhật Bản cũng có trong biên chế các tàu sân bay trực thăng cỡ lớn như Hyuga hay Izumo nhưng chúng nghiêng về khả năng chống ngầm nhiều hơn và khả năng triển khai lượng lớn binh sĩ hạn chế do thiết kế tàu.Các tên lửa đạn đạo tầm trung như DF-21 của Trung Quốc cũng là mối đe dọa thường trực với Nhật Bản. Nhất là khi Nhật Bản không có vũ khí tương xứng nào tạo ra mối đe dọa tương tự do lệnh cấm phát triển vũ khí như vậy kể từ sau CTTG 2.DF-21 là tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động cao do Trung Quốc phát triển, chúng có tầm bắn từ 1.500-1.700 tùy phiên bản. DF-21 có thể triển khai đầu đạn thông thường hoặc 5-6 đầu đạn hạt nhân MIRV. Toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản nằm trong tầm bắn của DF-21.Cuối cùng, máy bay tiếp dầu Il-78 mà Trung Quốc có thể đang đặt hàng cũng tạo thành mối đe dọa từ trên không với Nhật Bản.Với Il-78, Trung Quốc có thể triển khai thêm các tiêm kích J-10 cùng máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27/30 thực hiện các cuộc không kích nhắm vào vùng tranh chấp hoặc trực tiếp vào Nhật Bản.
Một trong những vũ khí Trung Quốc khiến Nhật Bản đau đầu là chiến đấu cơ tàng hình J-20. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện sản xuất hàng loạt vào năm 2016, động thái này rõ ràng là để đối phó với việc Nhật Bản đang mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.
Trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình Shinshin mà Nhật Bản tự nghiên cứu trong thời gian rất dài sẽ không thể hình thành lực lượng chiến đấu, mà thiết kế của loại máy bay này tồn tại nhiều vấn đề.
Chính vì vậy, J-20 sẽ giúp Trung Quốc giành quyền kiểm soát trên không tại khu vực Đông Á và hình thành hệ thống phòng thủ quân tự hợp nhất trên không và mặt đất.
Trung Quốc cũng đã nhập khẩu thành công hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới S-400 Triumf của Nga. Với tầm bắn lên tới 380km (phiên bản xuất khẩu), S-400 có thể bao quát một vùng không phận rộng lớn, gây nguy hại đáng kể tới lực lượng trên không của Nhật Bản.
S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50 km, có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, hạ mục tiêu ở độ cao từ 5-10m tới 27km.
Các tàu đổ bộ lớn Type 071 cũng được xếp vào một trong những loại vũ khí đáng gờm của Trung Quốc khiến Nhật Bản lo ngại. Với lượng giãn nước hơn 20.000 tấn, Type 071 có thể triển khai cùng một lúc hơn một tiểu đoàn lính thủy và vài chục xe bọc thép.
Hiện Nhật Bản cũng có trong biên chế các tàu sân bay trực thăng cỡ lớn như Hyuga hay Izumo nhưng chúng nghiêng về khả năng chống ngầm nhiều hơn và khả năng triển khai lượng lớn binh sĩ hạn chế do thiết kế tàu.
Các tên lửa đạn đạo tầm trung như DF-21 của Trung Quốc cũng là mối đe dọa thường trực với Nhật Bản. Nhất là khi Nhật Bản không có vũ khí tương xứng nào tạo ra mối đe dọa tương tự do lệnh cấm phát triển vũ khí như vậy kể từ sau CTTG 2.
DF-21 là tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động cao do Trung Quốc phát triển, chúng có tầm bắn từ 1.500-1.700 tùy phiên bản. DF-21 có thể triển khai đầu đạn thông thường hoặc 5-6 đầu đạn hạt nhân MIRV. Toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản nằm trong tầm bắn của DF-21.
Cuối cùng, máy bay tiếp dầu Il-78 mà Trung Quốc có thể đang đặt hàng cũng tạo thành mối đe dọa từ trên không với Nhật Bản.
Với Il-78, Trung Quốc có thể triển khai thêm các tiêm kích J-10 cùng máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27/30 thực hiện các cuộc không kích nhắm vào vùng tranh chấp hoặc trực tiếp vào Nhật Bản.