Theo tờ RIR, mặc dù Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí của nước này, nhưng mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Nga vẫn sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ các công nghệ vũ khí tối tân nhất của mình.Danh sách vũ khí Ấn Độ mua từ Nga ngày càng nhiều hơn trước, từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tiêm kích đa năng Su-30MKI cho đến tổ hợp tên lửa phòng không S-400 "Triumph". Bên cạnh việc mua sắm vũ khí mới Ấn Độ thuê dài hạn một số tàu ngầm tấn công hạt nhân từ Nga.Victor Kladov – Giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga cho biết, New Delhi đang xây dựng kế hoạch tăng cường khả năng quân sự của mình thông qua việc mua sắm một loạt vũ khí mới từ Nga. Trong tương lai các liên doanh quốc phòng Nga-Ấn đang có kế hoạch sản xuất 1.000 chiếc T-90, 250 chiếc Su-30MKI và 200 trực thăng vận tải Ka-226.Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm gần 9%, tạo điều kiện thuận cho Ấn Độ thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa quân đội và New Delhi có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn. Và Ấn Độ bắt đầu để ý tới các dòng vũ khí do Phương Tây chế tạo còn Nga dần mất đi một số gói thầu quân sự quan trọng ở Ấn Độ.Ví dụ cho điều này là một loạt vũ khí thế hệ mới của Nga thất bại khi mời thầu ở Ấn Độ như tiêm kích đa năng MiG-35 bị tiêm kích Rafale của Pháp đánh bại, Mi-28N bị đánh giá kém hơn hẳn so với AN-64 Apache của Mỹ, Mi-26T2 cũng không phải là đối thủ của CH-47 Chinook và còn nhiều trường hợp khác.Điều trớ trêu là các loại vũ khí trên của Nga đều được thị trường quốc tế đánh giá cao hơn nhưng chúng vẫn thất bại ở Ấn Độ. Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác quốc phòng Nga-Ấn Độ không chỉ có thể mà còn khá nhiều dự án khác như chương trình phát triển tàu sân bay thế hệ mới project 23000 "Storm" hay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm FGFA.FGFA là biến thể xuất khẩu dành cho Ấn Độ của dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga Sukhoi T-50. Sau nhiều năm đàm phán Ấn Độ đã quyết định hợp tác với Nga phát triển FGFA và mỗi nước sẽ đóng góp ít 4 tỷ USD cho chương trình này. Trong khi đó Ấn Độ lên kế hoạch mua tới 200 chiếc FGFA trong tương lai.Một yếu tố nữa khiến Nga vẫn được giữ được vị trí số một của mình tại Ấn Độ là lợi thế về mặt công nghệ khi các hợp đồng vũ khí Ấn Độ mua từ Phương Tây luôn gặp giới hạn về mặt chuyển giao công nghệ, thậm chí là chúng còn bị lượt bỏ điển hình như hợp đồng Rafale với Pháp ngoài ra giá thành của chúng cũng quá đắt đỏ.Điều này khiến vũ khí Nga ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với New Delhi và Ấn Độ không muốn nguồn cung vũ khí chủ lực của họ bị gián đoạn bởi một sự tác động bên ngoài nào đó, điều khá dễ thấy đối với các hợp đồng vũ khí của Phương Tây.Trong giai đoạn 2012-2015, Ấn Độ đã ký 162 hợp đồng mua vũ khí mới trong đó Nga dành được 18 hợp đồng còn Mỹ là 13. Tất nhiên số lượng các hợp đồng này khá nhỏ nhưng giá trị của chúng lại rất lớn và lợi thế về mặt chuyển giao công nghệ trong tương lai gần vẫn sẽ là chiến lược hiệu quả của các công ty quốc phòng Nga tại thị trường Ấn Độ.
Theo tờ RIR, mặc dù Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí của nước này, nhưng mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Nga vẫn sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ các công nghệ vũ khí tối tân nhất của mình.
Danh sách vũ khí Ấn Độ mua từ Nga ngày càng nhiều hơn trước, từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tiêm kích đa năng Su-30MKI cho đến tổ hợp tên lửa phòng không S-400 "Triumph". Bên cạnh việc mua sắm vũ khí mới Ấn Độ thuê dài hạn một số tàu ngầm tấn công hạt nhân từ Nga.
Victor Kladov – Giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga cho biết, New Delhi đang xây dựng kế hoạch tăng cường khả năng quân sự của mình thông qua việc mua sắm một loạt vũ khí mới từ Nga. Trong tương lai các liên doanh quốc phòng Nga-Ấn đang có kế hoạch sản xuất 1.000 chiếc T-90, 250 chiếc Su-30MKI và 200 trực thăng vận tải Ka-226.
Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm gần 9%, tạo điều kiện thuận cho Ấn Độ thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa quân đội và New Delhi có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn. Và Ấn Độ bắt đầu để ý tới các dòng vũ khí do Phương Tây chế tạo còn Nga dần mất đi một số gói thầu quân sự quan trọng ở Ấn Độ.
Ví dụ cho điều này là một loạt vũ khí thế hệ mới của Nga thất bại khi mời thầu ở Ấn Độ như tiêm kích đa năng MiG-35 bị tiêm kích Rafale của Pháp đánh bại, Mi-28N bị đánh giá kém hơn hẳn so với AN-64 Apache của Mỹ, Mi-26T2 cũng không phải là đối thủ của CH-47 Chinook và còn nhiều trường hợp khác.
Điều trớ trêu là các loại vũ khí trên của Nga đều được thị trường quốc tế đánh giá cao hơn nhưng chúng vẫn thất bại ở Ấn Độ. Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác quốc phòng Nga-Ấn Độ không chỉ có thể mà còn khá nhiều dự án khác như chương trình phát triển tàu sân bay thế hệ mới project 23000 "Storm" hay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm FGFA.
FGFA là biến thể xuất khẩu dành cho Ấn Độ của dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga Sukhoi T-50. Sau nhiều năm đàm phán Ấn Độ đã quyết định hợp tác với Nga phát triển FGFA và mỗi nước sẽ đóng góp ít 4 tỷ USD cho chương trình này. Trong khi đó Ấn Độ lên kế hoạch mua tới 200 chiếc FGFA trong tương lai.
Một yếu tố nữa khiến Nga vẫn được giữ được vị trí số một của mình tại Ấn Độ là lợi thế về mặt công nghệ khi các hợp đồng vũ khí Ấn Độ mua từ Phương Tây luôn gặp giới hạn về mặt chuyển giao công nghệ, thậm chí là chúng còn bị lượt bỏ điển hình như hợp đồng Rafale với Pháp ngoài ra giá thành của chúng cũng quá đắt đỏ.
Điều này khiến vũ khí Nga ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với New Delhi và Ấn Độ không muốn nguồn cung vũ khí chủ lực của họ bị gián đoạn bởi một sự tác động bên ngoài nào đó, điều khá dễ thấy đối với các hợp đồng vũ khí của Phương Tây.
Trong giai đoạn 2012-2015, Ấn Độ đã ký 162 hợp đồng mua vũ khí mới trong đó Nga dành được 18 hợp đồng còn Mỹ là 13. Tất nhiên số lượng các hợp đồng này khá nhỏ nhưng giá trị của chúng lại rất lớn và lợi thế về mặt chuyển giao công nghệ trong tương lai gần vẫn sẽ là chiến lược hiệu quả của các công ty quốc phòng Nga tại thị trường Ấn Độ.