Ấn Độ đã quyết định chọn CH-47F Chinook cho chương trình mua sắm 15 trực thăng vận tải hạng nặng, một lần nữa vũ khí Nga bại trận trên đất Ấn.
Chương trình mua sắm 15 trực thăng vận tải hạng nặng của Không quân Ấn Độ IAF có sự tham dự của 2 ứng viên là CH-47F Chinook của Boeing, Mỹ và Mi-26 của Nga.
Trước đó, Không quân Ấn Độ đã sử dụng 4 trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 do Nga sản xuất điều đó từng củng cố khả năng thắng thầu của Nga.
Tuy nhiên, ngày 29/10/2012, Không quân Ấn Độ quyết định chọn CH-47F Chinook cho chương trình mua sắm của họ. Nguồn tin BQP Ấn Độ cho biết, các cuộc đàm phán với Boeing sẽ được tiến hành trong thời gian sớm nhất.
Nguồn tin cho biết thêm, CH-47F Chinook đã thể hiện nhiều đặc tính ưu việt hơn so với Mi-26 của Nga. Bên cạnh đó, Boeing cũng bỏ giá thầu thấp nhất với chi phí thấp và thời gian hoạt động lâu nhất.
|
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F Chinook tiếp tục đánh bại vũ khí Nga tại đất Ấn. |
CH-47F là biến thể nâng cấp mới nhất trong gia đình trực thăng vận tải hạng nặng Chinook, CH-47F thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2001. CH-47F được thiết kế để kéo dài thời gian hoạt động đến năm 2030.
CH-47F được trang bị động cơ mới công suất 4.868 mã lực, khả năng mang tải trọng hàng hóa tăng lên 9,5 tấn.
Hệ thống điện tử hàng không cải tiến, cấu trúc buồng lái mới với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số. CH-47F đã nhận được giấy chứng nhận sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Mỹ vào năm 2007.
Cần công nghệ hiện đại hơn Nga
Thời gian gần đây vũ khí Nga liên tiếp bại trận tại thị trường Ấn Độ. Từ sự thua trận của MiG-35 đến thất bại của Mi-28 trước AH-64D Apache và bây giờ đến Mi-26 trước CH-47F.
Rõ ràng Ấn Độ cần nhiều hơn những gì mà Nga đang có. Suy cho cùng, vũ khí Nga khó lòng sánh được với vũ khí phương Tây, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ điện tử.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đang muốn phát triển CNQP của riêng mình, do đó họ cần những công nghệ hiện đại hơn để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới.
Trong khi đó, các vũ khí và công nghệ từ Nga không đáp ứng được yêu cầu của Ấn Độ, mặc khác, Ấn Độ muốn tạo ra những sự khác biệt so với Trung Quốc. Lợi thế của Ấn Độ là họ có khả năng mua vũ khí trực tiếp từ Mỹ, điều mà Trung Quốc không có được.
Vài năm gần đây, Ấn Độ đã mua 8 tỷ USD vũ khí từ Mỹ, 10 chiếc vận tải cơ hàng khủng C-17 Globemaster trị giá 4,1 tỷ USD. 8 chiếc máy bay tuần tra hàng hải P-8I trị giá 2,1 tỷ USD, 6 chiếc C-130J trị giá 960 triệu USD.
Bên cạnh đó, Mỹ muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại Ấn Độ bằng cách bán vũ khí công nghệ cao cho nước này để kiềm chế Trung Quốc. Điều này đã tạo nhiều cơ hội cho vũ khí Mỹ tại thị trường Ấn Độ, đồng nghĩa với đó là sự sụt giảm thị phần của Nga tại đây.
Phan Nguyễn (theo Aviation Week)
[links()]