Theo đó tương quan lực lượng giữa Quân đội Mỹ và bất kỳ đối thủ nào sẽ nghiêng về phía có lợi cho Washington khi Lầu Năm Góc “hồi sinh” một phần phi đội máy bay nằm ở các kho dự trữ chiến lược của nước này. Thậm chí ngay cả khi số máy bay này đã lỗi thời thì chúng vẫn hiện đại hơn kho vũ khí của nhiều nước. Nguồn ảnh: Air Team Images.Hiện tại Quân đội Mỹ có hàng chục căn cứ quân sự riêng biệt làm nhiệm vụ lưu trữ vũ khí đã qua sử dụng hoặc bị loại biên. Dù vậy số vũ khí này vẫn được bảo quản trong tình trạng khá tốt nhất là trong điều kiện khí hậu ở các sa mạc của Mỹ. Nhiều chiếc trong số đó có thể được tái sử dụng chỉ sau vài giờ bảo trì hoặc hay đơn giản hơn là tháo niêm phong và gắn tên lửa lên đó. Nguồn ảnh: Airplane Boneyards.Ta có thể thấy rõ điều này qua việc Không quân Mỹ tái đưa vào sử dụng một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52H Stratofortress mang số hiệu “6-1007- Ghost Rider” dù nó đã phục vụ trong Không quân Mỹ được 50 năm. Trước khi cất cánh trở lại “Ghost Rider” đã nằm ở căn cứ không quân Davis-Monthan tại Arizona được 6 năm. Nguồn ảnh: Căn cứ không quân Tinker.Giống như chiếc B-52H trên nhiều dòng máy bay quân sự khác của Mỹ tại Davis-Monthan cũng được hồi sinh theo cách tương tự. Chúng không chỉ phục vụ cho Quân đội Mỹ mà còn cả các quốc gia đồng mình của Washington. Vậy vì về hưu hay loại biên không có nghĩa là kết thúc đối với các thiết bị quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: The Aviationist.Đằng sau tên gọi nghĩa địa máy bay của Davis-Monthan là 4.400 máy bay quân sự các loại từ trực thăng cho đến khinh khí cầu được niêm cất bảo quản tại đây. Toàn bộ chúng đều đã được tháo dỡ toàn bộ các thiết bị điện tử và thậm chí là cả động cơ, phần còn lại được bọc một lớp màn polymer không chỉ bảo vệ nó khỏi tác động của tia mặt trời và thời tiết khắc nghiệt, mà còn giữ cho bên trong máy bay ở nhiệt độ chấp nhận được. Và chỉ chừng đó thôi cũng đủ cho những chiếc F-15 hay F-16 có thể sẵn sàng tham chiến trở lại trong vòng 72 giờ. Nguồn ảnh: AP.Ngay cả đối với các dòng chiến đấu cơ lỗi thời hơn vẫn có thể được tận dụng tối đa ở Davis-Monthan, tất nhiên chúng không thể đối đầu với các dòng chiến đấu cơ hiện đại của Nga hay Trung Quốc nhưng chúng vẫn có thể trở thành phương tiện bay chiến đấu không người lái mang theo tên lửa. Nguồn ảnh: MashableCâu hỏi được đặt ra là tại sao Mỹ lại dành nhiều thời gian và tiền bạc để chế tạo những chiếc máy bay đắt đỏ như F-35 khi mà vẫn có thể tận dụng những chiến đấu cơ thế hệ cũ ? Câu trả lời chỉ có thể nằm ở yêu cầu trang bị thật sự của Quân đội Mỹ hay yêu cầu lợi nhuận từ chính tập đoàn quốc phòng của nước này. Trong ảnh là những chiếc cường kích A-10 bị loại biên để nhường chỗ cho F-35 trong Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Airman Online.Bên cạnh Davis-Monthan, Quân đội Mỹ còn những kho vũ khí dự trữ khổng lồ khác với xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép, các thiết bị quân sự hạng nặng và hàng triệu khẩu súng các loại. Chỉ với chừng đó thôi cán cân quân sự giữa Mỹ và các quốc gia khác sẽ thay đổi hoàn toàn khi số vũ khí trên được sử dụng. Nguồn ảnh: Defense Media Network.Trong ảnh là một phần xe bọc thép được Mỹ sử dụng tại Afghanistan bị bỏ lại Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia này kết thúc 15 năm chiến tranh đẫm máu. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, nếu Mỹ sở hữu nhiều kho vũ khí dự trữ chiến lược thì Nga cũng vậy. Có một thực tế là Quân đội Nga chỉ sử dụng một phần kho vũ khí mà nước này có được sau khi Liên Xô tan rã và số còn lại vẫn nằm đâu đó ở ngoài kia. Tình trạng của số vũ khí trên có thể ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có thể sử dụng lại được, điều này đã được chứng minh qua cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn ảnh: Darkbear-Ru.Từ xe tăng, máy bay cho đến cả tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô trước đây đều được chế tạo để phục vụ cho một khoảng thời gian dài và chúng vẫn chưa thực sự lỗi thời. Và thứ duy nhất nước Nga còn thiếu để tái khởi động số vũ khí này chính là tiền hay xa hơn là mục đích sử dụng của chúng. Nguồn ảnh: Caters News Agency.Nếu người Mỹ có thể phục hồi một chiếc B-52H sau 6 năm bỏ mặc, thì người Nga chứng minh rằng họ cũng có thể làm được như vậy với máy bay ném bom chiếc tầm xa Tu-160 bằng việc tái khởi động dây chuyền sản xuất dòng máy bay này và nâng cấp toàn bộ số Tu-160 hiện có. Nhìn chung trong cuộc đua vũ trang hiện tại thì hai cái tên đứng đầu vẫn sẽ là Mỹ và Nga bất chấp sự vươn lên không ngừng của Trung Quốc. Nguồn ảnh: English Russia.
Theo đó tương quan lực lượng giữa Quân đội Mỹ và bất kỳ đối thủ nào sẽ nghiêng về phía có lợi cho Washington khi Lầu Năm Góc “hồi sinh” một phần phi đội máy bay nằm ở các kho dự trữ chiến lược của nước này. Thậm chí ngay cả khi số máy bay này đã lỗi thời thì chúng vẫn hiện đại hơn kho vũ khí của nhiều nước. Nguồn ảnh: Air Team Images.
Hiện tại Quân đội Mỹ có hàng chục căn cứ quân sự riêng biệt làm nhiệm vụ lưu trữ vũ khí đã qua sử dụng hoặc bị loại biên. Dù vậy số vũ khí này vẫn được bảo quản trong tình trạng khá tốt nhất là trong điều kiện khí hậu ở các sa mạc của Mỹ. Nhiều chiếc trong số đó có thể được tái sử dụng chỉ sau vài giờ bảo trì hoặc hay đơn giản hơn là tháo niêm phong và gắn tên lửa lên đó. Nguồn ảnh: Airplane Boneyards.
Ta có thể thấy rõ điều này qua việc Không quân Mỹ tái đưa vào sử dụng một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52H Stratofortress mang số hiệu “6-1007- Ghost Rider” dù nó đã phục vụ trong Không quân Mỹ được 50 năm. Trước khi cất cánh trở lại “Ghost Rider” đã nằm ở căn cứ không quân Davis-Monthan tại Arizona được 6 năm. Nguồn ảnh: Căn cứ không quân Tinker.
Giống như chiếc B-52H trên nhiều dòng máy bay quân sự khác của Mỹ tại Davis-Monthan cũng được hồi sinh theo cách tương tự. Chúng không chỉ phục vụ cho Quân đội Mỹ mà còn cả các quốc gia đồng mình của Washington. Vậy vì về hưu hay loại biên không có nghĩa là kết thúc đối với các thiết bị quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Đằng sau tên gọi nghĩa địa máy bay của Davis-Monthan là 4.400 máy bay quân sự các loại từ trực thăng cho đến khinh khí cầu được niêm cất bảo quản tại đây. Toàn bộ chúng đều đã được tháo dỡ toàn bộ các thiết bị điện tử và thậm chí là cả động cơ, phần còn lại được bọc một lớp màn polymer không chỉ bảo vệ nó khỏi tác động của tia mặt trời và thời tiết khắc nghiệt, mà còn giữ cho bên trong máy bay ở nhiệt độ chấp nhận được. Và chỉ chừng đó thôi cũng đủ cho những chiếc F-15 hay F-16 có thể sẵn sàng tham chiến trở lại trong vòng 72 giờ. Nguồn ảnh: AP.
Ngay cả đối với các dòng chiến đấu cơ lỗi thời hơn vẫn có thể được tận dụng tối đa ở Davis-Monthan, tất nhiên chúng không thể đối đầu với các dòng chiến đấu cơ hiện đại của Nga hay Trung Quốc nhưng chúng vẫn có thể trở thành phương tiện bay chiến đấu không người lái mang theo tên lửa. Nguồn ảnh: Mashable
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Mỹ lại dành nhiều thời gian và tiền bạc để chế tạo những chiếc máy bay đắt đỏ như F-35 khi mà vẫn có thể tận dụng những chiến đấu cơ thế hệ cũ ? Câu trả lời chỉ có thể nằm ở yêu cầu trang bị thật sự của Quân đội Mỹ hay yêu cầu lợi nhuận từ chính tập đoàn quốc phòng của nước này. Trong ảnh là những chiếc cường kích A-10 bị loại biên để nhường chỗ cho F-35 trong Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Airman Online.
Bên cạnh Davis-Monthan, Quân đội Mỹ còn những kho vũ khí dự trữ khổng lồ khác với xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép, các thiết bị quân sự hạng nặng và hàng triệu khẩu súng các loại. Chỉ với chừng đó thôi cán cân quân sự giữa Mỹ và các quốc gia khác sẽ thay đổi hoàn toàn khi số vũ khí trên được sử dụng. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Trong ảnh là một phần xe bọc thép được Mỹ sử dụng tại Afghanistan bị bỏ lại Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia này kết thúc 15 năm chiến tranh đẫm máu. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, nếu Mỹ sở hữu nhiều kho vũ khí dự trữ chiến lược thì Nga cũng vậy. Có một thực tế là Quân đội Nga chỉ sử dụng một phần kho vũ khí mà nước này có được sau khi Liên Xô tan rã và số còn lại vẫn nằm đâu đó ở ngoài kia. Tình trạng của số vũ khí trên có thể ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có thể sử dụng lại được, điều này đã được chứng minh qua cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn ảnh: Darkbear-Ru.
Từ xe tăng, máy bay cho đến cả tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô trước đây đều được chế tạo để phục vụ cho một khoảng thời gian dài và chúng vẫn chưa thực sự lỗi thời. Và thứ duy nhất nước Nga còn thiếu để tái khởi động số vũ khí này chính là tiền hay xa hơn là mục đích sử dụng của chúng. Nguồn ảnh: Caters News Agency.
Nếu người Mỹ có thể phục hồi một chiếc B-52H sau 6 năm bỏ mặc, thì người Nga chứng minh rằng họ cũng có thể làm được như vậy với máy bay ném bom chiếc tầm xa Tu-160 bằng việc tái khởi động dây chuyền sản xuất dòng máy bay này và nâng cấp toàn bộ số Tu-160 hiện có. Nhìn chung trong cuộc đua vũ trang hiện tại thì hai cái tên đứng đầu vẫn sẽ là Mỹ và Nga bất chấp sự vươn lên không ngừng của Trung Quốc. Nguồn ảnh: English Russia.