Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố bản báo cáo mới nhất về các thỏa thuận đặt mua và tiếp nhận nhiều loại vũ khí mới của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2014. Theo đó, trong năm 2014, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhận bàn giao 4/12 chiếc tiêm kích Su-30MK2 theo hợp đồng trị giá khoảng 500 triệu USD được ký năm 2013.Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi (Nga) đã chuyển giao 3 trong 6 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công hiện đại Kilo Project 636.1 Varshavyanka cho Hải quân Việt Nam tính tới hết năm 2014. Trong ảnh, tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng đang được lai dắt về cầu cảng Lữ đoàn 189, Vùng 4 Hải quân. Tại cảng đang neo đậu 2 tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.Đi kèm việc nhận tàu ngầm Kilo, phía Nga đã bàn giao ít nhất 18 quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S (NATO định danh là SS-N-27) trang bị cho 3 tàu ngầm.Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E của hệ thống Klub-S có thể tấn công tiêu diệt mọi tàu mặt nước. Nó có chiều dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg, đạt tốc độ bay gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km. Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km.Phía Nga cũng tiến hành bàn giao 30 quả ngư lôi chống tàu mặt nước Type 53-65 và 30 quả chống tàu mặt nước/chống tàu ngầm TEST-71 cho Việt Nam trong năm 2014. Trong ảnh là ngư lôi kiểu 53-65 dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2-2,3 tấn, lắp đầu nổ nặng 307kg, đạt tầm bắn từ 18-22km (tùy biến thể), tốc độ khoảng 80km/h, dùng đầu tự dẫn chủ động/bị động.Ngư lôi chống tàu ngầm TEST-71 có thể trang bị cho tàu ngầm Project 877EKM và Project 636. TEST-71 dài 7,8m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm bắn 20km, tốc độ tối đa 40 hải lý/h, hệ thống tự dẫn có thể phát hiện mục tiêu cách 1,5km.Đặc biệt, năm 2014, phía Israel đã bàn giao ít nhất 10 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt EXTRA cho Việt Nam theo hợp đồng ký với Israel năm 2010 trang bị cho các đơn vị pháo – tên lửa bảo vệ bờ biển. Trong ảnh, EXTRA được bắn thử nghiệm tại Vùng 4 Hải quân.EXTRA là tên viết tắt của cụm từ Extended Range Artillery dịch ra nghĩa là đạn pháo tăng tầm do hãng IMI phát triển. Dù vậy, EXTRA cũng được xem như là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật với đường kính thân 300mm, tầm bắn từ 20-150km với độ chính xác rất cao (bán kính lệch mục tiêu chỉ là 10m). Trong ảnh là 2 module ống phóng EXTRA (mỗi module/4 quả) lắp trên khung bệ xe vận tải KamAz.Ngoài EXTRA, trong năm 2014, Israel cũng hoàn tất bàn giao 3 hệ thống radar EL/M-2022 để Việt Nam trang bị trên các thủy phi cơ tuần tra biển DHC-6-400 nhập khẩu từ Canda. EL/M-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời".Trong lĩnh vực trang bị vũ khí phòng không, Nga tiếp tục bàn giao lô tên lửa phòng không vác vai Igla-1 cho Việt Nam trong hợp đồng mua 400 quả được ký từ năm 1996. Tổ hợp tên lửa vác vai 9K310 Igla-1 (NATO định danh là SA-16) nặng 17,9kg (đạn tên lửa nặng 10,8kg), tầm bắn 5.000m, cơ chế dẫn đường hồng ngoại.Việt Nam cũng nhận bàn giao hệ thống radar VERA-E cuối cùng trong hợp đồng mua 4 hệ thống được ký năm 2011. VERA-E là hệ thống radar thụ động cho khả năng phát hiện máy bay tàng hình cực kỳ hiện đại do Cộng hòa Czech thiết kế, sản xuất.
Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố bản báo cáo mới nhất về các thỏa thuận đặt mua và tiếp nhận nhiều loại vũ khí mới của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2014. Theo đó, trong năm 2014, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhận bàn giao 4/12 chiếc tiêm kích Su-30MK2 theo hợp đồng trị giá khoảng 500 triệu USD được ký năm 2013.
Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi (Nga) đã chuyển giao 3 trong 6 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công hiện đại Kilo Project 636.1 Varshavyanka cho Hải quân Việt Nam tính tới hết năm 2014. Trong ảnh, tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng đang được lai dắt về cầu cảng Lữ đoàn 189, Vùng 4 Hải quân. Tại cảng đang neo đậu 2 tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đi kèm việc nhận tàu ngầm Kilo, phía Nga đã bàn giao ít nhất 18 quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S (NATO định danh là SS-N-27) trang bị cho 3 tàu ngầm.
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E của hệ thống Klub-S có thể tấn công tiêu diệt mọi tàu mặt nước. Nó có chiều dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg, đạt tốc độ bay gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km. Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km.
Phía Nga cũng tiến hành bàn giao 30 quả ngư lôi chống tàu mặt nước Type 53-65 và 30 quả chống tàu mặt nước/chống tàu ngầm TEST-71 cho Việt Nam trong năm 2014. Trong ảnh là ngư lôi kiểu 53-65 dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2-2,3 tấn, lắp đầu nổ nặng 307kg, đạt tầm bắn từ 18-22km (tùy biến thể), tốc độ khoảng 80km/h, dùng đầu tự dẫn chủ động/bị động.
Ngư lôi chống tàu ngầm TEST-71 có thể trang bị cho tàu ngầm Project 877EKM và Project 636. TEST-71 dài 7,8m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm bắn 20km, tốc độ tối đa 40 hải lý/h, hệ thống tự dẫn có thể phát hiện mục tiêu cách 1,5km.
Đặc biệt, năm 2014, phía Israel đã bàn giao ít nhất 10 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt EXTRA cho Việt Nam theo hợp đồng ký với Israel năm 2010 trang bị cho các đơn vị pháo – tên lửa bảo vệ bờ biển. Trong ảnh, EXTRA được bắn thử nghiệm tại Vùng 4 Hải quân.
EXTRA là tên viết tắt của cụm từ Extended Range Artillery dịch ra nghĩa là đạn pháo tăng tầm do hãng IMI phát triển. Dù vậy, EXTRA cũng được xem như là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật với đường kính thân 300mm, tầm bắn từ 20-150km với độ chính xác rất cao (bán kính lệch mục tiêu chỉ là 10m). Trong ảnh là 2 module ống phóng EXTRA (mỗi module/4 quả) lắp trên khung bệ xe vận tải KamAz.
Ngoài EXTRA, trong năm 2014, Israel cũng hoàn tất bàn giao 3 hệ thống radar EL/M-2022 để Việt Nam trang bị trên các thủy phi cơ tuần tra biển DHC-6-400 nhập khẩu từ Canda. EL/M-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời".
Trong lĩnh vực trang bị vũ khí phòng không, Nga tiếp tục bàn giao lô tên lửa phòng không vác vai Igla-1 cho Việt Nam trong hợp đồng mua 400 quả được ký từ năm 1996. Tổ hợp tên lửa vác vai 9K310 Igla-1 (NATO định danh là SA-16) nặng 17,9kg (đạn tên lửa nặng 10,8kg), tầm bắn 5.000m, cơ chế dẫn đường hồng ngoại.
Việt Nam cũng nhận bàn giao hệ thống radar VERA-E cuối cùng trong hợp đồng mua 4 hệ thống được ký năm 2011. VERA-E là hệ thống radar thụ động cho khả năng phát hiện máy bay tàng hình cực kỳ hiện đại do Cộng hòa Czech thiết kế, sản xuất.