Xe tăng hạng nặng IS-2 là một trong những cỗ tăng mạnh nhất của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được trang bị lớp giáp cực dày, pháo chính 122mm mạnh mẽ, IS-2 đã gieo giắc thêm nỗi kinh hoàng cho quân phát xít vốn đã kiệt quệ trong giai đoạn cuối CTTG 2.Dù chỉ tham chiến một thời gian ngắn nhưng các xe tăng IS-2 đã khiến cho quân phát xít phải thất kinh mất hồn. Tướng Đức phải thừa nhận rằng, lính tăng Đức không nên tham gia một trận đánh với xe tăng IS-2 nếu không có ưu thế về số lượng. Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đem Tiger đánh một-chọi-một với IS chỉ có thể dẫn đến sự mất mát một cỗ máy chiến tranh quý giá của Đức.Trong giai đoạn từ 1943-1945, khoảng 3.800 chiếc xe tăng IS-2 đã được nhà máy Kirov và UZTM sản xuất cho Hồng quân Liên Xô. Sau chiến tranh, Liên Xô đã cung cấp IS-2 cho Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và theo một số tài liệu thì họ đã chuyển giao cho QĐND Việt Nam giai đoạn sau năm 1954.Mặc dù vậy, chỉ có vài tài liệu ít ỏi có nói tới việc chuyển giao này, hoàn toàn không có bất kì hình ảnh nào chứng minh rằng xe tăng hạng nặng IS-2 trong trang bị QĐND Việt Nam. Hơn nữa, thông tin bàn giao vào sau năm 1954 có vẻ rất vô lý. Vì thực tế, từ năm 1959 thì QĐND Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lực lượng tăng - thiết giáp. Tới tận tháng 7/1960 thì mới tiếp nhận những chiếc xe tăng đầu tiên mà chủ yếu là loại T-34-85. Cho nên, câu hỏi về việc có hay không xe tăng IS-2 ở Việt Nam chưa thể trả lời?Xe tăng hạng nặng IS-2 model 1944 có tổng trọng lượng lên tới 46 tấn, dài 9,9m, rộng 3,09m, cao 2,73m, kíp lái gồm 4 chiến sĩ.Giáp trước thân của IS-2 được làm dày đến 100mm nghiêng 60 độ tương đương với lớp thép dày 180-200mm đặt thẳng đứng, giáp trước tháp pháo dày 100mm cong hình bán cầu rất khó xuyên phá. Giáp của IS-2 được đánh giá là thừa sức chống chịu được đạn xuyên giáp 88mm trên tăng hạng nặng Tiger I của Đức.Tuy nhiên phần hông xe tăng chỉ dày khoảng 80-90mm nên dễ bị xuyên phá.Về mặt hỏa lực, phiên bản IS-2 model 1944 được trang bị khẩu pháo chính chống tăng D-25T cỡ 122mm với bộ phận hỗ trợ nạp đạn cho tốc độ bắn 2-4 phát/phút với điều kiện cần pháo thủ có sức khỏe, kĩ năng tốt. Dù rằng với đạn 122mm thì IS-2 chỉ mang tối đa 28 viên.Hỏa lực phụ có một súng máy đồng trục DT 7,62mm, một khẩu khác nằm ở sau tháp pháo và một đại liên DShK 12,7mm gắn trên nóc tháp pháo.Theo một số đánh giá, đạn xuyên giáp 122mm của D25-T có khả năng xuyên thủng giáp trước tháp pháo xe tăng Tiger II ở cự ly đến 1.000m. Thậm chí, chỉ cần dùng đạn nổ phá nặng 25kg thì IS-2 cũng khiến cho thân xe tăng Đức nứt vỡ, tổ lái có thể thiệt mạng ngay lập tức vì chấn động của vụ nổ lớn.Ưu thế hỏa lực của IS-2 được chứng minh trong trận đánh vào tháng 8/1944, khi đó pháo 122mm trên IS-2 đã phá hủy giáp trước của Tiger II ở cự ly đến 1.000m, trong khi pháo 88mm của Tiger II bất lực trước giáp trước của IS-2.Nếu IS-2 thực sự có mặt trong QĐND Việt Nam thì nó tạo thành ưu thế hỏa lực đáng kể trước đối phương nhờ khẩu pháo 122mm vừa có thể chống tăng, vừa có thể bắn phá công sự phòng ngự. Mặc dù vậy, có vẻ như các tài liệu Nga, phương Tây có sự nhầm lẫn vì hầu như không có bất kỳ bằng chứng nào thực sự đáng tin cậy cho thấy có sự xuất hiện của IS-2 ở Việt Nam.
Xe tăng hạng nặng IS-2 là một trong những cỗ tăng mạnh nhất của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được trang bị lớp giáp cực dày, pháo chính 122mm mạnh mẽ, IS-2 đã gieo giắc thêm nỗi kinh hoàng cho quân phát xít vốn đã kiệt quệ trong giai đoạn cuối CTTG 2.
Dù chỉ tham chiến một thời gian ngắn nhưng các xe tăng IS-2 đã khiến cho quân phát xít phải thất kinh mất hồn. Tướng Đức phải thừa nhận rằng, lính tăng Đức không nên tham gia một trận đánh với xe tăng IS-2 nếu không có ưu thế về số lượng. Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đem Tiger đánh một-chọi-một với IS chỉ có thể dẫn đến sự mất mát một cỗ máy chiến tranh quý giá của Đức.
Trong giai đoạn từ 1943-1945, khoảng 3.800 chiếc xe tăng IS-2 đã được nhà máy Kirov và UZTM sản xuất cho Hồng quân Liên Xô. Sau chiến tranh, Liên Xô đã cung cấp IS-2 cho Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và theo một số tài liệu thì họ đã chuyển giao cho QĐND Việt Nam giai đoạn sau năm 1954.
Mặc dù vậy, chỉ có vài tài liệu ít ỏi có nói tới việc chuyển giao này, hoàn toàn không có bất kì hình ảnh nào chứng minh rằng xe tăng hạng nặng IS-2 trong trang bị QĐND Việt Nam. Hơn nữa, thông tin bàn giao vào sau năm 1954 có vẻ rất vô lý. Vì thực tế, từ năm 1959 thì QĐND Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lực lượng tăng - thiết giáp. Tới tận tháng 7/1960 thì mới tiếp nhận những chiếc xe tăng đầu tiên mà chủ yếu là loại T-34-85. Cho nên, câu hỏi về việc có hay không xe tăng IS-2 ở Việt Nam chưa thể trả lời?
Xe tăng hạng nặng IS-2 model 1944 có tổng trọng lượng lên tới 46 tấn, dài 9,9m, rộng 3,09m, cao 2,73m, kíp lái gồm 4 chiến sĩ.
Giáp trước thân của IS-2 được làm dày đến 100mm nghiêng 60 độ tương đương với lớp thép dày 180-200mm đặt thẳng đứng, giáp trước tháp pháo dày 100mm cong hình bán cầu rất khó xuyên phá. Giáp của IS-2 được đánh giá là thừa sức chống chịu được đạn xuyên giáp 88mm trên tăng hạng nặng Tiger I của Đức.
Tuy nhiên phần hông xe tăng chỉ dày khoảng 80-90mm nên dễ bị xuyên phá.
Về mặt hỏa lực, phiên bản IS-2 model 1944 được trang bị khẩu pháo chính chống tăng D-25T cỡ 122mm với bộ phận hỗ trợ nạp đạn cho tốc độ bắn 2-4 phát/phút với điều kiện cần pháo thủ có sức khỏe, kĩ năng tốt. Dù rằng với đạn 122mm thì IS-2 chỉ mang tối đa 28 viên.
Hỏa lực phụ có một súng máy đồng trục DT 7,62mm, một khẩu khác nằm ở sau tháp pháo và một đại liên DShK 12,7mm gắn trên nóc tháp pháo.
Theo một số đánh giá, đạn xuyên giáp 122mm của D25-T có khả năng xuyên thủng giáp trước tháp pháo xe tăng Tiger II ở cự ly đến 1.000m. Thậm chí, chỉ cần dùng đạn nổ phá nặng 25kg thì IS-2 cũng khiến cho thân xe tăng Đức nứt vỡ, tổ lái có thể thiệt mạng ngay lập tức vì chấn động của vụ nổ lớn.
Ưu thế hỏa lực của IS-2 được chứng minh trong trận đánh vào tháng 8/1944, khi đó pháo 122mm trên IS-2 đã phá hủy giáp trước của Tiger II ở cự ly đến 1.000m, trong khi pháo 88mm của Tiger II bất lực trước giáp trước của IS-2.
Nếu IS-2 thực sự có mặt trong QĐND Việt Nam thì nó tạo thành ưu thế hỏa lực đáng kể trước đối phương nhờ khẩu pháo 122mm vừa có thể chống tăng, vừa có thể bắn phá công sự phòng ngự. Mặc dù vậy, có vẻ như các tài liệu Nga, phương Tây có sự nhầm lẫn vì hầu như không có bất kỳ bằng chứng nào thực sự đáng tin cậy cho thấy có sự xuất hiện của IS-2 ở Việt Nam.