Lực lượng phòng không tầm thấp đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không Việt Nam
|
Phòng không tầm thấp có nhiệm vụ đánh mục tiêu bay thấp và phối hợp bảo vệ trận địa tên lửa tầm trung – cao như S-75, S-125 và S-300. Với chiến thuật cách đánh phù hợp, trong kháng chiến chống Mỹ lưới lửa tầm thấp của bộ đội Việt Nam đã bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ. |
|
Khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm trong cuộc diễn tập bắn đạn thật. Cũng với loại hỏa lực này, trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối 1972 dân quân tự vệ miền Bắc đã bắn rơi 5 máy bay ném bom F-111 – một trong những công nghệ tối tân nhất của Mỹ thời điểm đó. |
|
Khẩu đội pháo phòng không 37mm 2 nòng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. |
|
Pháo 37mm được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sử dụng suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cho tới ngày nay. Pháo 37mm có tầm bắn 9.500m, độ cao diệt mục tiêu 3.000m. |
|
Hiện nay, Việt Nam có những nâng cấp cải tiến đối với loại pháo này như bổ sung thêm khí tài đánh đêm hiện đại. |
|
Cùng với 37mm, pháo 57mm AZP S-60 cũng là hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp chủ lực của Việt Nam. |
|
Pháo 57mm có tốc độ bắn 105-120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 6.000m (với radar dẫn bắn) hoặc 4.000m (với khí tài quang học). |
|
Pháo 57mm thường biên chế theo cấp đại đội, mỗi đơn vị gồm: 6 khẩu pháo 57mm, máy chỉ huy K59-03 cùng radar bắt mục tiêu K8-60. |
|
Việt Nam còn có hàng trăm hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 có tầm bắn ngắn nhưng có tốc độ bắn rất cao (3.400 phát/phút). Trong phòng không, pháo càng bắn nhiều đạn thì mật độ hỏa lực càng dày và xác suất trúng mục tiêu càng cao. |
|
Bên cạnh đơn vị pháo phòng không, đảm nhiệm đánh tầm thấp còn có các tổ hợp tên lửa vác vai. Trong ảnh, bộ đội Việt Nam đang bắn tên lửa vác vai 9K32 Strela 2 (Việt Nam gọi là A72). |
|
Các chiến sĩ phòng không bắn tên lửa vác vai 9K38 Igla (Việt Nam gọi là A87). |
|
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 (Việt Nam gọi là A89). Tên lửa có tầm bắn tối đa 5.000m, độ cao diệt mục tiêu 3.500m. Hoàng Lê |