Theo tờ Business Insider một máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ có thể mang các loại vũ khí gồm: 8 tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, bốn tên lửa không đối đất AGM-142 Raptor, 51 quả bom đa công dụng Mk 80 250kg, 30 quả bom Mk 80 500kg, 20 tên lửa hành trình AGM-86C, 12 tên lửa không đối đất AGM-154 JSOW, 12 quả bom thông minh JDAM và 16 quả bom chùm CBU. Và đó chỉ là một phần kho vũ khí của B-52H chưa kể tới việc nó có khả năng triển khai được các loại vũ khí hạt nhân.B-52H là biến thể hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ, khi những chiếc B-52 đầu tiên được Không quân Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 1955 cho đến tận ngày nay. Đã có khoảng 750 chiếc B-52 được Mỹ chế tạo từ năm 1952 cho đến 1962 và Không quân Mỹ có ý định duy trì hoạt động của loại máy bay ném bom này đến năm 2040 tức tròn 85 năm một kỷ lục đối với bất cứ mẫu máy bay ném bom nào.Tuy nhiên làm nên sức mạnh của B-52 và các biến thể nâng cấp vẫn là kho vũ khí đồ sộ mà nó có thể mang theo. Trong suốt hơn 60 năm hoạt động của mình các hệ thống vũ khí trên “pháo đài bay” này của Không quân Mỹ ngày càng được hoàn thiện với khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ độ cao hàng chục ngàn mét.Đứng đầu trong kho vũ khí của B-52H được Business Insider giới thiệu là dòng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon - biến thể không đối hạm được tích hợp trên khá nhiều dòng máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, với 8 tên lửa AGM-84 B-52H hoàn toàn có đủ khả năng tấn công một biên đội tàu của đối phương ở khoảng cách từ hơn 124km.Một trong những dòng tên lửa tấn công mặt đất khác của B-52H là AGM-142 Raptor hay còn được gọi là Popeye với tầm bắn hiệu quả hơn 78km và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng tới 340kg.Ngoài các loại tên lửa không đối đất, một trang bị không thể thiếu đối với B-52H là các dòng bom thông dụng thuộc series Mk 80 gồm Mk 82 và Mk 83, chúng được Không quân Mỹ sử dụng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến tận ngày này với nhiều biến thể khác nhau.Trong đó mẫu bom thông dụng Mk 83 có trọng lượng khoảng 500kg thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất thông thường, tuy nhiên ngày nay các loại bom thông dụng như Mk 82 và Mk 83 thường được cải tiến để tăng thêm độ chính xác khi được triển khai nhằm tăng độ hiệu quả cũng như giảm thiểu thiệt hại phụ.Giống như nhiều mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa khác trên thế giới, hiện nay B-52H cũng được trang bị các tên lửa hành trình có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và một trong số đó là AGM-86C được đưa vào trang bị từ năm 1982. AGM-86C có tầm bắn hiệu quả lên đến 1.100km và được trang bị hệ thống dẫn đường đa kênh giúp nó có thể tấn công chính xác mục tiêu từ xa.Trong khi đó để tấn công hiện quả các mục tiêu thông thường nhưng vẫn an toàn trước hệ thống phòng không của đối phương B-52H có thể sử dụng tên lửa không đối đất AGM-154 JSOW với khả năng tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách 130km khi nó được triển khai từ trên cao.Chưa dừng ở đó để tận dụng kho bom thông dụng Mk 80 khổng lồ có trong biên chế, Không quân Mỹ còn tiến hành nâng cấp các loại bom Mk 80 thành các loại bom dẫn đường thông minh JDAM dành cho những chiếc B-52H. Với việc tích hợp thêm hệ thống dẫn đường và bộ kit định hướng những quả bom không điều khiển Mk 80 đã có thể trở thành vũ khí thông minh.Và cuối cùng trong danh sách vũ khí của B-52H được Business Insider giới thiệu là dòng bom chùm CBU của Không quân Mỹ. Trên thực tế sau những năm 1990 các dòng bom chùm CBU được Mỹ sử dụng hạn chế hơn trong các cuộc chiến trước đó. Tuy nhiên, các thế hệ bom chùm tiên tiến vẫn được Không quân Mỹ tiếp tục phát triển vì khả năng gây sát thương diện rộng của chúng điển hình của có thể kể đến CBU-105 với khả năng mang theo tới 40 đầu đạn con.Dù đã gần nhưng toàn diện trên chiến trường nhưng Không quân Mỹ vẫn muốn tiếp tục nâng cấp phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52H của mình, khi mà trong xu thế không quân nhiều nước trên thế giới đưa vào trang bị hàng loạt các loại vũ khí thông minh thay vì các loại bom thông dụng truyền thống. Chính điều này đã buộc Mỹ phải nâng cấp B-52H để có thể tiếp tục giữ vững sức mạnh thống trị trên bầu trời.
Theo tờ Business Insider một máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ có thể mang các loại vũ khí gồm: 8 tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, bốn tên lửa không đối đất AGM-142 Raptor, 51 quả bom đa công dụng Mk 80 250kg, 30 quả bom Mk 80 500kg, 20 tên lửa hành trình AGM-86C, 12 tên lửa không đối đất AGM-154 JSOW, 12 quả bom thông minh JDAM và 16 quả bom chùm CBU. Và đó chỉ là một phần kho vũ khí của B-52H chưa kể tới việc nó có khả năng triển khai được các loại vũ khí hạt nhân.
B-52H là biến thể hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ, khi những chiếc B-52 đầu tiên được Không quân Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 1955 cho đến tận ngày nay. Đã có khoảng 750 chiếc B-52 được Mỹ chế tạo từ năm 1952 cho đến 1962 và Không quân Mỹ có ý định duy trì hoạt động của loại máy bay ném bom này đến năm 2040 tức tròn 85 năm một kỷ lục đối với bất cứ mẫu máy bay ném bom nào.
Tuy nhiên làm nên sức mạnh của B-52 và các biến thể nâng cấp vẫn là kho vũ khí đồ sộ mà nó có thể mang theo. Trong suốt hơn 60 năm hoạt động của mình các hệ thống vũ khí trên “pháo đài bay” này của Không quân Mỹ ngày càng được hoàn thiện với khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ độ cao hàng chục ngàn mét.
Đứng đầu trong kho vũ khí của B-52H được Business Insider giới thiệu là dòng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon - biến thể không đối hạm được tích hợp trên khá nhiều dòng máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, với 8 tên lửa AGM-84 B-52H hoàn toàn có đủ khả năng tấn công một biên đội tàu của đối phương ở khoảng cách từ hơn 124km.
Một trong những dòng tên lửa tấn công mặt đất khác của B-52H là AGM-142 Raptor hay còn được gọi là Popeye với tầm bắn hiệu quả hơn 78km và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng tới 340kg.
Ngoài các loại tên lửa không đối đất, một trang bị không thể thiếu đối với B-52H là các dòng bom thông dụng thuộc series Mk 80 gồm Mk 82 và Mk 83, chúng được Không quân Mỹ sử dụng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến tận ngày này với nhiều biến thể khác nhau.
Trong đó mẫu bom thông dụng Mk 83 có trọng lượng khoảng 500kg thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất thông thường, tuy nhiên ngày nay các loại bom thông dụng như Mk 82 và Mk 83 thường được cải tiến để tăng thêm độ chính xác khi được triển khai nhằm tăng độ hiệu quả cũng như giảm thiểu thiệt hại phụ.
Giống như nhiều mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa khác trên thế giới, hiện nay B-52H cũng được trang bị các tên lửa hành trình có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và một trong số đó là AGM-86C được đưa vào trang bị từ năm 1982. AGM-86C có tầm bắn hiệu quả lên đến 1.100km và được trang bị hệ thống dẫn đường đa kênh giúp nó có thể tấn công chính xác mục tiêu từ xa.
Trong khi đó để tấn công hiện quả các mục tiêu thông thường nhưng vẫn an toàn trước hệ thống phòng không của đối phương B-52H có thể sử dụng tên lửa không đối đất AGM-154 JSOW với khả năng tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách 130km khi nó được triển khai từ trên cao.
Chưa dừng ở đó để tận dụng kho bom thông dụng Mk 80 khổng lồ có trong biên chế, Không quân Mỹ còn tiến hành nâng cấp các loại bom Mk 80 thành các loại bom dẫn đường thông minh JDAM dành cho những chiếc B-52H. Với việc tích hợp thêm hệ thống dẫn đường và bộ kit định hướng những quả bom không điều khiển Mk 80 đã có thể trở thành vũ khí thông minh.
Và cuối cùng trong danh sách vũ khí của B-52H được Business Insider giới thiệu là dòng bom chùm CBU của Không quân Mỹ. Trên thực tế sau những năm 1990 các dòng bom chùm CBU được Mỹ sử dụng hạn chế hơn trong các cuộc chiến trước đó. Tuy nhiên, các thế hệ bom chùm tiên tiến vẫn được Không quân Mỹ tiếp tục phát triển vì khả năng gây sát thương diện rộng của chúng điển hình của có thể kể đến CBU-105 với khả năng mang theo tới 40 đầu đạn con.
Dù đã gần nhưng toàn diện trên chiến trường nhưng Không quân Mỹ vẫn muốn tiếp tục nâng cấp phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52H của mình, khi mà trong xu thế không quân nhiều nước trên thế giới đưa vào trang bị hàng loạt các loại vũ khí thông minh thay vì các loại bom thông dụng truyền thống. Chính điều này đã buộc Mỹ phải nâng cấp B-52H để có thể tiếp tục giữ vững sức mạnh thống trị trên bầu trời.