P-51 Mustang: là một mẫu máy bay tiêm kích tầm xa được Không quân Mỹ và các nước Đồng Minh sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây cũng là một trong những mẫu máy bay tiêm kích thành công nhất mọi thời đại của Mỹ, với số lượng máy bay được sản xuất lên tới hơn 15.800 chiếc. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các phi đội máy bay ném bom của Mỹ thường xuyên bị máy bay Đức bắn hạ. Còn các phi đội máy bay hộ tống khi đó của Không quân Mỹ không phải là đối thủ của những chiếc tiêm kích Bf-109 của Đức. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những P-51 Mustang đã giúp Mỹ thay đổi một phần cục diện trên chiến trường, mặc dù xét về mặt không chiến P-51 lại không quá nổi trội nhưng bù lại nó lại có tốc độ bay và tầm hoạt động lớn hơn nhiều khi so với các dòng tiêm kích khác của Đức.P-51 Mustang có tốc độ bay tối đa là hơn 700km/h nhờ được trang bị động cơ Packard V-1650-7 có công suất 1.490 mã lực, tầm bay tối đa là hơn 2.700km với trần bay 12.800m . Trọng lượng cất cánh tối đa của P-51 là gần 5,5 tấn, hệ thống vũ khí của mẫu tiêm kích này gồm: 6 súng máy M2 Browning 12,7mm; 2 giá treo trên cánh có thể mang theo hơn 900kg bom hoặc 6-10 rocket HVAR 127mm. F4U Corsair: là mẫu máy bay tiêm kích được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Triều Tiên. Nó còn được biết tới như kẻ thù đáng sợ nhất của Không quân Phát xít Nhật trên Mặt trận Thái Bình Dương nhưng lại gặp thất bại nặng nề tại bán đảo Triều Tiên.Với thiết kế ban đầu như một máy bay tiêm kích trên hạm, nhưng với kích thước quá lớn của mình F4U gặp nhiều khó khi cất và hạ cánh trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thay vì phục vụ trong lực lượng hải quân F4U được trang bị cho lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và được bố trí tại các căn cứ trên khắp Thái Bình Dương. Tổng cộng đã có hơn 12.500 F4U được Mỹ sản xuất trong suốt giai đoạn từ năm 1942-1953. Máy bay tiêm kích F4U-4 đạt tốc độ bay tối đa là 731km/h với một động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-2800 có công suất 2.325 mã lực, tầm hoạt động của nó là 1.115km với trần bay tối đa 12.469m. Hệ thống vũ khí chính của F4U-4 gồm 6 súng máy M2 Browning 12,7mm, 4 pháo M2 20mm, 8 rocket HVAR 127mm và 1,8 tấn bom các loại. F-86 Sabre: là một trong những mẫu máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị động cơ phản lực của Không quân Mỹ. F-86 còn được trang bị cho nhiều nước thuộc thành viên khối NATO trong Chiến tranh Lạnh. Trong chiến tranh Triều Tiên, F-86 cũng tham gia với tư cách tiêm kích chủ lực đối đầu với MiG-15 Liên Xô.
F-86 đóng vai trò khá quan trọng trong lực lượng Liên quân do Mỹ đứng đầu trong Chiến tranh Triều Tiên, khi những chiếc tiêm kích cánh quạt như P-51 Mustang và máy bay chiến đấu phản lực F-84 Thunderjet hoàn toàn lép vế trước MiG-15 của Liên Xô. Tuy thua kém những chiếc MiG về mặt tốc độ nhưng bù lại F-86 của Mỹ lại được trang bị khả năng hỏa lực áp đảo, giúp một phần không nhỏ cho lực lượng Liên quân dành lại thế cân bằng trên chiến trường Triều Tiên.F-86 được trang bị một động cơ phản lực General Electric J47-GE-27 có công suất 5.910 lbf cho tốc độ bay tối đa hơn 1.100km/h, nó có tầm hoạt động tối đa là 2.454km với trần bay là 15.100m. Hệ thống vũ khí của F-86 gồm 6 súng máy M3 Browning 12,7mm, 2 cụm ống phóng rocket Matra có thể mang theo 18 rocket SNEB 68 mm và 2,4 tấn bom các loại mang theo hai bên cánh. F-4 Phantom: là loại máy bay tiêm - ném bom tầm xa siêu âm được trang bị cho Hải quân Mỹ. Đây cũng là một trong những loại máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trong giai đoạn 1960-1996. Cuộc chiến lớn nhất mà F-4 từng tham gia là cuộc Chiến tranh Việt Nam, nơi chúng phải đối đầu với tiêm kích MiG-21. Ngoài Mỹ F-4 còn được trang bị cho lực lượng không quân của nhiều nước trên thế giới.Ban đầu, F-4 không thực sự là dự án hứa hẹn của quân đội Mỹ. Nó ra đời trong bối cảnh Lầu Năm Góc nỗ lực sửa chữa sai lầm khi cố biến một chiếc máy bay đánh chặn của hải quân trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm. Tuy nhiên, những gì mà F-4 thể hiện được trên chiến trường đã vượt xa cả sự mong đợi của giới chức quân sự Mỹ.F-4 Phantom được trang bị hai động cơ phản lực General Electric J79 có công suất 11.905 lbf /chiếc, tốc độ bay tối đa của nó có thể đạt gấp 2,23 lần tốc độ âm thanh (2.370km/h). Phạm vi hoạt động tối đa của F-4 là 2.600km khi mang theo 3 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài và nó có trần bay tối đa là 18.300m. F-4 có thể mang theo tổng cộng gần 8,5 tấn vũ khí gồm bam và tên lửa các loại. F-15 Eagle: là mẫu máy bay tiêm kích chiến thuật được trang bị 2 động cơ phản lực, có thể hoạt động trong mọi thời tiết và được thiết kế để chiếm lĩnh cũng như giúp duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Từ khi được đưa vào sử dụng cho đến nay F-15 đã chứng minh mình là một trong những mẫu máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, ngay cả khi nó lần lượt bị các đối thủ khác như Su-27 hay F-22 lần lượt qua mặt. F-15 được xem là thành tựu công nghệ hàng không nổi bật của Mỹ vào những năm cuối của Chiến tranh Lạnh. Với hai động cơ phản lực đẩy cực mạnh, F-15 có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh, hoạt động hiệu quả ở mọi độ cao. Nó có khả năng bay theo phương gần như thẳng đứng ngay sau khi cất cánh. Vũ trang hạng nặng, bao gồm các loại tên lửa không đối không tầm xa giúp tăng khả năng đánh chặn của F-15.F-15 Eagle được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100 với công suất 14.590 lbf /chiếc, cho tốc độ bay tối đa hơn 2.660km/h. Tầm hoạt động của F-15 đạt 1.967km cho nhiệm vụ đánh chặn trên không, có trần bay 20.000m với trọng lượng cất cánh tối đa là gần 31 tấn. Hệ thống vũ khí chính của F-15 gồm một pháo M61A1 Vulcan Gatling 6 nòng 20mm, có khả năng mang theo 7,3 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.
P-51 Mustang: là một mẫu máy bay tiêm kích tầm xa được Không quân Mỹ và các nước Đồng Minh sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây cũng là một trong những mẫu máy bay tiêm kích thành công nhất mọi thời đại của Mỹ, với số lượng máy bay được sản xuất lên tới hơn 15.800 chiếc.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các phi đội máy bay ném bom của Mỹ thường xuyên bị máy bay Đức bắn hạ. Còn các phi đội máy bay hộ tống khi đó của Không quân Mỹ không phải là đối thủ của những chiếc tiêm kích Bf-109 của Đức. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những P-51 Mustang đã giúp Mỹ thay đổi một phần cục diện trên chiến trường, mặc dù xét về mặt không chiến P-51 lại không quá nổi trội nhưng bù lại nó lại có tốc độ bay và tầm hoạt động lớn hơn nhiều khi so với các dòng tiêm kích khác của Đức.
P-51 Mustang có tốc độ bay tối đa là hơn 700km/h nhờ được trang bị động cơ Packard V-1650-7 có công suất 1.490 mã lực, tầm bay tối đa là hơn 2.700km với trần bay 12.800m . Trọng lượng cất cánh tối đa của P-51 là gần 5,5 tấn, hệ thống vũ khí của mẫu tiêm kích này gồm: 6 súng máy M2 Browning 12,7mm; 2 giá treo trên cánh có thể mang theo hơn 900kg bom hoặc 6-10 rocket HVAR 127mm.
F4U Corsair: là mẫu máy bay tiêm kích được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Triều Tiên. Nó còn được biết tới như kẻ thù đáng sợ nhất của Không quân Phát xít Nhật trên Mặt trận Thái Bình Dương nhưng lại gặp thất bại nặng nề tại bán đảo Triều Tiên.
Với thiết kế ban đầu như một máy bay tiêm kích trên hạm, nhưng với kích thước quá lớn của mình F4U gặp nhiều khó khi cất và hạ cánh trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thay vì phục vụ trong lực lượng hải quân F4U được trang bị cho lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và được bố trí tại các căn cứ trên khắp Thái Bình Dương. Tổng cộng đã có hơn 12.500 F4U được Mỹ sản xuất trong suốt giai đoạn từ năm 1942-1953.
Máy bay tiêm kích F4U-4 đạt tốc độ bay tối đa là 731km/h với một động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-2800 có công suất 2.325 mã lực, tầm hoạt động của nó là 1.115km với trần bay tối đa 12.469m. Hệ thống vũ khí chính của F4U-4 gồm 6 súng máy M2 Browning 12,7mm, 4 pháo M2 20mm, 8 rocket HVAR 127mm và 1,8 tấn bom các loại.
F-86 Sabre: là một trong những mẫu máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị động cơ phản lực của Không quân Mỹ. F-86 còn được trang bị cho nhiều nước thuộc thành viên khối NATO trong Chiến tranh Lạnh. Trong chiến tranh Triều Tiên, F-86 cũng tham gia với tư cách tiêm kích chủ lực đối đầu với MiG-15 Liên Xô.
F-86 đóng vai trò khá quan trọng trong lực lượng Liên quân do Mỹ đứng đầu trong Chiến tranh Triều Tiên, khi những chiếc tiêm kích cánh quạt như P-51 Mustang và máy bay chiến đấu phản lực F-84 Thunderjet hoàn toàn lép vế trước MiG-15 của Liên Xô. Tuy thua kém những chiếc MiG về mặt tốc độ nhưng bù lại F-86 của Mỹ lại được trang bị khả năng hỏa lực áp đảo, giúp một phần không nhỏ cho lực lượng Liên quân dành lại thế cân bằng trên chiến trường Triều Tiên.
F-86 được trang bị một động cơ phản lực General Electric J47-GE-27 có công suất 5.910 lbf cho tốc độ bay tối đa hơn 1.100km/h, nó có tầm hoạt động tối đa là 2.454km với trần bay là 15.100m. Hệ thống vũ khí của F-86 gồm 6 súng máy M3 Browning 12,7mm, 2 cụm ống phóng rocket Matra có thể mang theo 18 rocket SNEB 68 mm và 2,4 tấn bom các loại mang theo hai bên cánh.
F-4 Phantom: là loại máy bay tiêm - ném bom tầm xa siêu âm được trang bị cho Hải quân Mỹ. Đây cũng là một trong những loại máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trong giai đoạn 1960-1996. Cuộc chiến lớn nhất mà F-4 từng tham gia là cuộc Chiến tranh Việt Nam, nơi chúng phải đối đầu với tiêm kích MiG-21. Ngoài Mỹ F-4 còn được trang bị cho lực lượng không quân của nhiều nước trên thế giới.
Ban đầu, F-4 không thực sự là dự án hứa hẹn của quân đội Mỹ. Nó ra đời trong bối cảnh Lầu Năm Góc nỗ lực sửa chữa sai lầm khi cố biến một chiếc máy bay đánh chặn của hải quân trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm. Tuy nhiên, những gì mà F-4 thể hiện được trên chiến trường đã vượt xa cả sự mong đợi của giới chức quân sự Mỹ.
F-4 Phantom được trang bị hai động cơ phản lực General Electric J79 có công suất 11.905 lbf /chiếc, tốc độ bay tối đa của nó có thể đạt gấp 2,23 lần tốc độ âm thanh (2.370km/h). Phạm vi hoạt động tối đa của F-4 là 2.600km khi mang theo 3 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài và nó có trần bay tối đa là 18.300m. F-4 có thể mang theo tổng cộng gần 8,5 tấn vũ khí gồm bam và tên lửa các loại.
F-15 Eagle: là mẫu máy bay tiêm kích chiến thuật được trang bị 2 động cơ phản lực, có thể hoạt động trong mọi thời tiết và được thiết kế để chiếm lĩnh cũng như giúp duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Từ khi được đưa vào sử dụng cho đến nay F-15 đã chứng minh mình là một trong những mẫu máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, ngay cả khi nó lần lượt bị các đối thủ khác như Su-27 hay F-22 lần lượt qua mặt.
F-15 được xem là thành tựu công nghệ hàng không nổi bật của Mỹ vào những năm cuối của Chiến tranh Lạnh. Với hai động cơ phản lực đẩy cực mạnh, F-15 có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh, hoạt động hiệu quả ở mọi độ cao. Nó có khả năng bay theo phương gần như thẳng đứng ngay sau khi cất cánh. Vũ trang hạng nặng, bao gồm các loại tên lửa không đối không tầm xa giúp tăng khả năng đánh chặn của F-15.
F-15 Eagle được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100 với công suất 14.590 lbf /chiếc, cho tốc độ bay tối đa hơn 2.660km/h. Tầm hoạt động của F-15 đạt 1.967km cho nhiệm vụ đánh chặn trên không, có trần bay 20.000m với trọng lượng cất cánh tối đa là gần 31 tấn. Hệ thống vũ khí chính của F-15 gồm một pháo M61A1 Vulcan Gatling 6 nòng 20mm, có khả năng mang theo 7,3 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.