Hoàn Cầu cho rằng, tại khu vực Nam Á thì sức mạnh Hải quân Ấn Độ không có nước nào sánh kịp. Lực lượng này hiện trang bị lực lượng tàu chiến đông đảo gồm cả tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàng hình, tàu tiếp tế cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu ngầm có khả năng chiến đấu mạnh mẽ. Trong ảnh là biên đội tàu chiến hỗn hợp của Hải quân Ấn Độ gồm: tàu sân bay INS Viraat (R-22), tàu tiếp tế tổng hợp INS Jyoti, tàu đổ bộ INS Jalashwa và tàu hộ vệ tên lửa Kora. Ngoài tàu sân bay INS Viraat, Hải quân Ấn Độ còn có 2 tàu sân bay đang trong quá trình hoàn thiện, thử nghiệm. Trong ảnh là tàu sân bay INS Vikrant mà Ấn Độ tự đóng mới được hạ thủy cách đây không lâu.
Trong ảnh là tàu sân bay hạng trung cỡ 45.000 tấn INS Vikramaditya dự kiến sẽ được Nga bàn giao cho Ấn Độ vào cuối năm nay. Con tàu có khả năng chở 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 10 trực thăng. Với việc đưa vào vận hành INS Vikramaditya, tạm thời Hải quân Ấn Độ sẽ vượt lên Trung Quốc trở thành quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay nhất khu vực châu Á. Ngoài đội tàu sân bay đang dần thành hình một hạm đội đích thực, Hải quân Ấn Độ có trong tay hàng chục tàu khu trục hiện đại do nước này tự đóng và một phần từ Nga. Trong ảnh là tàu khu trục tên lửa lớn nhất Ấn Độ (tổng số 3 chiếc) lớp Delhi có lượng giãn nước tới 6.200 tấn, tàu trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ với 16 tên lửa chống tàu Uran, tên lửa phòng không Barak, Shtil, ngư lôi và pháo.
Tàu hộ vệ tàng hình tên lửa lớn nhất, hiện đại nhất Ấn Độ lớp Shivalik (tổng số 3 chiếc) có lượng giãn nước 6.100 tấn, dài 142,5m (tuy có lượng giãn nước gần bằng Delhi nhưng Ấn Độ chỉ xếp Shivalik thuộc tàu hộ vệ - frigate). Tàu được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Klub hoặc BrahMos, tên lửa đối không Shtil-1, ngư lôi và pháo.
Tàu hộ vệ tàng hình hiện đại “thứ nhì” Ấn Độ lớp Talwar (tổng số 6 chiếc) có lượng giãn nước 4.035 tấn. Tàu được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Klub hoặc BrahMos, tên lửa đối không Shtil, ngư lôi và pháo…
Tàu khu trục lớn “thứ nhì” Hải quân Ấn Độ lớp Rajput (tổng số 5 chiếc) có lượng giãn nước 4.974 tấn. Con tàu trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, tên lửa phòng không tầm thấp Barak và tầm trung S-125M, pháo và ngư lôi. Đặc biệt, một trong 5 chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn tới 350km. Tàu hộ vệ tàng hình lớp Godavari Project 16 (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 tấn, trang bị tên lửa chống tàu P-15 Termit, tên lửa phòng không Barak và hệ thống pháo phòng không, ngư lôi.
Ngoài các tàu khu trục và hộ vệ, Ấn Độ còn có 23 tàu hộ tống tên lửa dưới 2.000 tấn, trang bị tên lửa chống tàu Kh-35 Uran hoặc P-15 Termit cùng hệ thống pháo, ngư lôi chống ngầm.
Rõ ràng năng lực tác chiến mặt nước của Ấn Độ là cực kỳ hùng hậu, hầu hết đều là các loại tàu tên lửa trang bị những “sát thủ diệt hạm” hàng đầu thế giới, chất lượng không hề thua kém tên lửa Trung Quốc, thậm chí còn có phẩn nhỉnh hơn.Về sức mạnh tàu đổ bộ - lực lượng hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ đường biển của Ấn Độ. Hiện nay, hải quân nước này có tất cả 10 tàu cỡ lớn và một số lượng không xác định tàu cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Ấn Độ thuộc lớp Austin do Mỹ đóng, tàu có lượng giãn nước 16.900 tấn, có thể chở thêm các tàu đổ bộ cỡ nhỏ, 900 lính thủy và 6 trực thăng. 9 chiếc còn lại có 6 chiếc có lượng giãn nước 5.400 tấn cho phép chở tối đa 10-15 xe tăng cùng 500 lính thủy.
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ xét số lượng thì đứng top đầu khu vực châu Á với 16 chiếc gồm cả tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân. Trong đó, lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tấn công có tổng cộng 14 chiếc được nhập khẩu từ Nga và Đức. Trong 14 tàu ngầm phi hạt nhân, đông nhất là 10 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Kilo Project 877EKM được ký mua từ Nga trong những năm 1980.
4 chiếc còn lại trong hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân Ấn Độ là lớp Type 209 được nhập khẩu từ hãng HDW Đức từ năm 1986. Chiếc đầu tiên nhận tháng 9/1986 và chiếc cuối cùng nhận tháng 5/1994. Type 209 đóng cho Ấn Độ có lượng giãn nước khi lặn 1.850 tấn, dài 64,4m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép đạt tầm hoạt động 15.000km với tốc độ 15km/h. Về mặt vũ khí, tàu chỉ có khả năng phóng ngư lôi tự dẫn và thủy lôi, không tích hợp phóng tên lửa hành trình. Ấn Độ hiện chỉ có duy nhất một tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động là chiếc INS Chakra được thuê từ Nga năm 2011. INS Chakra có lượng giãn nước toàn tải khi lặn lên tới 13.800 tấn, trang bị một lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể hoạt động liên tục trên biển 100 ngày (tùy thuộc vào lương thực, thực phẩm), lặn sâu tới 520m, thủy thủ đoàn 62 người.
Hoàn Cầu cho rằng, tại khu vực Nam Á thì sức mạnh Hải quân Ấn Độ không có nước nào sánh kịp. Lực lượng này hiện trang bị lực lượng tàu chiến đông đảo gồm cả tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàng hình, tàu tiếp tế cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu ngầm có khả năng chiến đấu mạnh mẽ.
Trong ảnh là biên đội tàu chiến hỗn hợp của Hải quân Ấn Độ gồm: tàu sân bay INS Viraat (R-22), tàu tiếp tế tổng hợp INS Jyoti, tàu đổ bộ INS Jalashwa và tàu hộ vệ tên lửa Kora.
Ngoài tàu sân bay INS Viraat, Hải quân Ấn Độ còn có 2 tàu sân bay đang trong quá trình hoàn thiện, thử nghiệm. Trong ảnh là tàu sân bay INS Vikrant mà Ấn Độ tự đóng mới được hạ thủy cách đây không lâu.
Trong ảnh là tàu sân bay hạng trung cỡ 45.000 tấn INS Vikramaditya dự kiến sẽ được Nga bàn giao cho Ấn Độ vào cuối năm nay. Con tàu có khả năng chở 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 10 trực thăng. Với việc đưa vào vận hành INS Vikramaditya, tạm thời Hải quân Ấn Độ sẽ vượt lên Trung Quốc trở thành quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay nhất khu vực châu Á.
Ngoài đội tàu sân bay đang dần thành hình một hạm đội đích thực, Hải quân Ấn Độ có trong tay hàng chục tàu khu trục hiện đại do nước này tự đóng và một phần từ Nga. Trong ảnh là tàu khu trục tên lửa lớn nhất Ấn Độ (tổng số 3 chiếc) lớp Delhi có lượng giãn nước tới 6.200 tấn, tàu trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ với 16 tên lửa chống tàu Uran, tên lửa phòng không Barak, Shtil, ngư lôi và pháo.
Tàu hộ vệ tàng hình tên lửa lớn nhất, hiện đại nhất Ấn Độ lớp Shivalik (tổng số 3 chiếc) có lượng giãn nước 6.100 tấn, dài 142,5m (tuy có lượng giãn nước gần bằng Delhi nhưng Ấn Độ chỉ xếp Shivalik thuộc tàu hộ vệ - frigate). Tàu được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Klub hoặc BrahMos, tên lửa đối không Shtil-1, ngư lôi và pháo.
Tàu hộ vệ tàng hình hiện đại “thứ nhì” Ấn Độ lớp Talwar (tổng số 6 chiếc) có lượng giãn nước 4.035 tấn. Tàu được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Klub hoặc BrahMos, tên lửa đối không Shtil, ngư lôi và pháo…
Tàu khu trục lớn “thứ nhì” Hải quân Ấn Độ lớp Rajput (tổng số 5 chiếc) có lượng giãn nước 4.974 tấn. Con tàu trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, tên lửa phòng không tầm thấp Barak và tầm trung S-125M, pháo và ngư lôi. Đặc biệt, một trong 5 chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn tới 350km.
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Godavari Project 16 (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 tấn, trang bị tên lửa chống tàu P-15 Termit, tên lửa phòng không Barak và hệ thống pháo phòng không, ngư lôi.
Ngoài các tàu khu trục và hộ vệ, Ấn Độ còn có 23 tàu hộ tống tên lửa dưới 2.000 tấn, trang bị tên lửa chống tàu Kh-35 Uran hoặc P-15 Termit cùng hệ thống pháo, ngư lôi chống ngầm.
Rõ ràng năng lực tác chiến mặt nước của Ấn Độ là cực kỳ hùng hậu, hầu hết đều là các loại tàu tên lửa trang bị những “sát thủ diệt hạm” hàng đầu thế giới, chất lượng không hề thua kém tên lửa Trung Quốc, thậm chí còn có phẩn nhỉnh hơn.
Về sức mạnh tàu đổ bộ - lực lượng hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ đường biển của Ấn Độ. Hiện nay, hải quân nước này có tất cả 10 tàu cỡ lớn và một số lượng không xác định tàu cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Ấn Độ thuộc lớp Austin do Mỹ đóng, tàu có lượng giãn nước 16.900 tấn, có thể chở thêm các tàu đổ bộ cỡ nhỏ, 900 lính thủy và 6 trực thăng.
9 chiếc còn lại có 6 chiếc có lượng giãn nước 5.400 tấn cho phép chở tối đa 10-15 xe tăng cùng 500 lính thủy.
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ xét số lượng thì đứng top đầu khu vực châu Á với 16 chiếc gồm cả tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân. Trong đó, lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tấn công có tổng cộng 14 chiếc được nhập khẩu từ Nga và Đức. Trong 14 tàu ngầm phi hạt nhân, đông nhất là 10 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Kilo Project 877EKM được ký mua từ Nga trong những năm 1980.
4 chiếc còn lại trong hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân Ấn Độ là lớp Type 209 được nhập khẩu từ hãng HDW Đức từ năm 1986. Chiếc đầu tiên nhận tháng 9/1986 và chiếc cuối cùng nhận tháng 5/1994. Type 209 đóng cho Ấn Độ có lượng giãn nước khi lặn 1.850 tấn, dài 64,4m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép đạt tầm hoạt động 15.000km với tốc độ 15km/h. Về mặt vũ khí, tàu chỉ có khả năng phóng ngư lôi tự dẫn và thủy lôi, không tích hợp phóng tên lửa hành trình.
Ấn Độ hiện chỉ có duy nhất một tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động là chiếc INS Chakra được thuê từ Nga năm 2011. INS Chakra có lượng giãn nước toàn tải khi lặn lên tới 13.800 tấn, trang bị một lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể hoạt động liên tục trên biển 100 ngày (tùy thuộc vào lương thực, thực phẩm), lặn sâu tới 520m, thủy thủ đoàn 62 người.