Theo hãng thông tấn Yonhap, mới đây, hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Không lực Mỹ đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc. Đây được cho là một trong những động thái ứng phó của Mỹ trước bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay của nước này, hôm 9/9."Mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc rắn như sắt thép và sức mạnh trong cam kết của chúng tôi sẽ không bị hành vi gây hấn của Triều Tiên lay chuyển", Yonhap dẫn lời Trung tướng Thomas W. Bergeson, tư lệnh đơn vị Không lực 7, cho biết trong thông cáo của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc.Máy bay ném bom B-1B có thể đi từ đảo Guam ở tây Thái Bình Dương tới bán đảo Triều Tiên chỉ trong hai giờ. Đây là một trong ba máy bay ném bom tầm xa chiến lược của quân đội Mỹ, bên cạnh B-52 và B-2 Spirit.Một trong những ưu điểm vượt trội của B-1B so với B-2 và B-52 là khả năng bay tốc độ siêu âm 1.335km/h ở trần bay 15.000m gây khó khăn đáng kể tới lực lượng phòng không mặt đất quốc gia thù địch. Vậy Triều Tiên có sợ hãi sức mạnh của B-1B hay không?Câu trả lời chắc chắn là không! Lực lượng phòng không của Triều Tiên có đầy đủ vũ khí để khắc chế không chỉ “ma tốc độ” B-1B mà còn cả “pháo đài bay” B-52 và “người vô hình” B-2 Spirit.Một trong những hệ thống vũ khí phòng không đáng gờm nhất của Triều Tiên là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa chiến lược S-200 (NATO định danh là SA-5) có tầm bắn lên tới 200-300km, độ cao tác chiến 20-30km thừa sức bắn hạ mọi máy bay ném bom bay cao nhất của Mỹ.Quân đội Triều Tiên hiện có khoảng 40 bệ phóng hoặc 4 tiểu đoàn tên lửa và số lượng tên lửa không xác định. Có khả năng Triều Tiên cũng đã tự sản xuất một phần đạn S-200 cũng như nâng cấp tổ hợp này, nhưng khó mà xác định được rõ ràng.Đặc biệt, người Mỹ có lý do để phải sợ hãi tổ hợp tên lửa đất đối không KN-06 do Triều Tiên tự phát triển, có thể có sự tham khảo hệ thống S-300 Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.Bệ phóng và đài radar mạng pha của tổ hợp KN-06 lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2010 đã ngay lập tức khiến thế giới đặt dấu hỏi lớn về loại vũ khí mới này.Câu trả lời được đưa ra trong vụ phóng thành công vào hôm 2/4/2016, kể từ giờ phút ấy người Mỹ - Hàn Quốc có lý do để phải cân nhắc kỹ việc không kích Triều Tiên bằng máy bay ném bom.Các chuyên gia ước tính, tên lửa của tổ hợp KN-06 có khả năng đạt tầm phóng ít nhất là 150km - tương đương loại S-300PMU1.Ngoài ra, Quân đội Triều Tiên còn sở hữu các hệ thống tên lửa tầm cao cũng có khả năng bắn hạ “pháo đài bay, người vô hình” B-52 và B-2 như S-125 Pechora-2M. Trong lịch sử, S-125 Pechora chính là tên lửa đất đối không đầu tiên trên thế giới bắn hạ thành công máy bay cường kích tàng hình F-117A Nighthawk của Mỹ.Chưa kể, S-125 Pechora của Triều Tiên đã được nâng cấp đáng kể ở cả radar, khả năng cơ động.Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng minh rõ nét rằng hệ thống tên lửa S-75 Dvina (SA-2) bắn hạ được cả siêu “pháo đài bay” B-52.
Theo hãng thông tấn Yonhap, mới đây, hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Không lực Mỹ đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc. Đây được cho là một trong những động thái ứng phó của Mỹ trước bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay của nước này, hôm 9/9.
"Mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc rắn như sắt thép và sức mạnh trong cam kết của chúng tôi sẽ không bị hành vi gây hấn của Triều Tiên lay chuyển", Yonhap dẫn lời Trung tướng Thomas W. Bergeson, tư lệnh đơn vị Không lực 7, cho biết trong thông cáo của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc.
Máy bay ném bom B-1B có thể đi từ đảo Guam ở tây Thái Bình Dương tới bán đảo Triều Tiên chỉ trong hai giờ. Đây là một trong ba máy bay ném bom tầm xa chiến lược của quân đội Mỹ, bên cạnh B-52 và B-2 Spirit.
Một trong những ưu điểm vượt trội của B-1B so với B-2 và B-52 là khả năng bay tốc độ siêu âm 1.335km/h ở trần bay 15.000m gây khó khăn đáng kể tới lực lượng phòng không mặt đất quốc gia thù địch. Vậy Triều Tiên có sợ hãi sức mạnh của B-1B hay không?
Câu trả lời chắc chắn là không! Lực lượng phòng không của Triều Tiên có đầy đủ vũ khí để khắc chế không chỉ “ma tốc độ” B-1B mà còn cả “pháo đài bay” B-52 và “người vô hình” B-2 Spirit.
Một trong những hệ thống vũ khí phòng không đáng gờm nhất của Triều Tiên là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa chiến lược S-200 (NATO định danh là SA-5) có tầm bắn lên tới 200-300km, độ cao tác chiến 20-30km thừa sức bắn hạ mọi máy bay ném bom bay cao nhất của Mỹ.
Quân đội Triều Tiên hiện có khoảng 40 bệ phóng hoặc 4 tiểu đoàn tên lửa và số lượng tên lửa không xác định. Có khả năng Triều Tiên cũng đã tự sản xuất một phần đạn S-200 cũng như nâng cấp tổ hợp này, nhưng khó mà xác định được rõ ràng.
Đặc biệt, người Mỹ có lý do để phải sợ hãi tổ hợp tên lửa đất đối không KN-06 do Triều Tiên tự phát triển, có thể có sự tham khảo hệ thống S-300 Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.
Bệ phóng và đài radar mạng pha của tổ hợp KN-06 lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2010 đã ngay lập tức khiến thế giới đặt dấu hỏi lớn về loại vũ khí mới này.
Câu trả lời được đưa ra trong vụ phóng thành công vào hôm 2/4/2016, kể từ giờ phút ấy người Mỹ - Hàn Quốc có lý do để phải cân nhắc kỹ việc không kích Triều Tiên bằng máy bay ném bom.
Các chuyên gia ước tính, tên lửa của tổ hợp KN-06 có khả năng đạt tầm phóng ít nhất là 150km - tương đương loại S-300PMU1.
Ngoài ra, Quân đội Triều Tiên còn sở hữu các hệ thống tên lửa tầm cao cũng có khả năng bắn hạ “pháo đài bay, người vô hình” B-52 và B-2 như S-125 Pechora-2M. Trong lịch sử, S-125 Pechora chính là tên lửa đất đối không đầu tiên trên thế giới bắn hạ thành công máy bay cường kích tàng hình F-117A Nighthawk của Mỹ.
Chưa kể, S-125 Pechora của Triều Tiên đã được nâng cấp đáng kể ở cả radar, khả năng cơ động.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng minh rõ nét rằng hệ thống tên lửa S-75 Dvina (SA-2) bắn hạ được cả siêu “pháo đài bay” B-52.