Hôm 2/4/2016, Triều Tiên đã bất ngờ thực hiện cuộc bắn thử công khai đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không KN-06 được giới thiệu lần đầu trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên, ngày 10/10/2012.Hình ảnh quả tên lửa KN-06 rời bệ phóng giống hệt các hệ thống S-300, S-400 nổi danh của Nga đã khiến cả thế giới không khỏi kinh ngạc, bên cạnh đó là sự thán phục nền công nghiệp quốc phòng Triều Tiên.Theo hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có mặt theo dõi vụ bắn thử hệ thống vũ khí mới.Theo một số nguồn tin, tên lửa phòng không KN-06 có tầm bắn ước đạt 150km – tương đương phạm vi tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300PMU1.Không rõ liệu có sự giúp đỡ nào tự bên ngoài hay không, nhưng việc Triều Tiên chế tạo và bắn thử KN-06 thành công là minh chứng rõ nét cho nền khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến của nước này. Ảnh: Tên lửa KN-06 rời bệ phóng bằng liều phóng lạnh, ở độ cao an toàn (so với bệ phóng), tên lửa kích hoạt động cơ đẩy trình đưa đạn tới mục tiêu. Kiểu phóng này giống hệt hệ thống S-300, S-400 Nga.Một số nguồn tin cho rằng, hệ thống tên lửa KN-06 sử dụng một số thành phần từ hệ thống HQ-9 của Trung Quốc (vốn cũng sao chép S-300).Tên lửa đã đánh chặn thành công mục tiêu ở trên không.Đài radar của hệ thống KN-06 được cho là dùng công nghệ radar mạng pha.Ống phóng tên lửa KN-06 có phần to hơn loại S-300 của Nga, tuy nhiên việc này cũng không phải là vấn đề quá lớn.
Hôm 2/4/2016, Triều Tiên đã bất ngờ thực hiện cuộc bắn thử công khai đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không KN-06 được giới thiệu lần đầu trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên, ngày 10/10/2012.
Hình ảnh quả tên lửa KN-06 rời bệ phóng giống hệt các hệ thống S-300, S-400 nổi danh của Nga đã khiến cả thế giới không khỏi kinh ngạc, bên cạnh đó là sự thán phục nền công nghiệp quốc phòng Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có mặt theo dõi vụ bắn thử hệ thống vũ khí mới.
Theo một số nguồn tin, tên lửa phòng không KN-06 có tầm bắn ước đạt 150km – tương đương phạm vi tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300PMU1.
Không rõ liệu có sự giúp đỡ nào tự bên ngoài hay không, nhưng việc Triều Tiên chế tạo và bắn thử KN-06 thành công là minh chứng rõ nét cho nền khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến của nước này. Ảnh: Tên lửa KN-06 rời bệ phóng bằng liều phóng lạnh, ở độ cao an toàn (so với bệ phóng), tên lửa kích hoạt động cơ đẩy trình đưa đạn tới mục tiêu. Kiểu phóng này giống hệt hệ thống S-300, S-400 Nga.
Một số nguồn tin cho rằng, hệ thống tên lửa KN-06 sử dụng một số thành phần từ hệ thống HQ-9 của Trung Quốc (vốn cũng sao chép S-300).
Tên lửa đã đánh chặn thành công mục tiêu ở trên không.
Đài radar của hệ thống KN-06 được cho là dùng công nghệ radar mạng pha.
Ống phóng tên lửa KN-06 có phần to hơn loại S-300 của Nga, tuy nhiên việc này cũng không phải là vấn đề quá lớn.