Theo các báo cáo tình hình thực địa trong gần 2 tháng qua của Cảnh sát biển và Kiểm Ngư Việt Nam thì gần như tất cả các ngày Trung Quốc đều đưa nhiều máy bay (gồm cả chiến đấu cơ) xâm phạm không phận Việt Nam, lượn nhiều vòng quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) đe dọa các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam.
Tuy không rõ Trung Quốc hung hăng, ngang ngược đưa chiến đấu cơ đầu tiên nào xâm phạm không phận Việt Nam, nhưng khả năng cao đó là loại JH-7 (phóng viên tờ Tuổi Trẻ chụp ảnh ngày 16/5, từ 12/5 đã phát hiện tốp tiêm kích bay vào nhưng không có ảnh). JH-7 là loại máy bay cường kích hạng nặng được trang bị cho Không quân – Hải quân Trung Quốc. Nó có khả năng mang tới 9 tấn vũ khí gồm tên lửa diệt hạm, tên lửa diệt radar, tên lửa đối đất, bom…
Đầu tháng 6, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục phát hiện máy bay dạng H-6 – oanh tạc cơ chiến lược của Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam. Thậm chí, chúng còn hung hăng tiến gần, hạ thấp hăm dọa tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Căn cứ vào hình ảnh thì có thể xác định chính xác đây là biến thể máy bay mang tên lửa hành trình H-6M của máy bay ném bom H-6. Nó có khả năng mang được 4 tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đối đất tầm xa.
Ngày 20/6, lực lượng ta phát hiện tiếp các máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MKK lượn nhiều vòng quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, hăm dọa các tàu thực thi pháp luật Việt Nam.
Su-30MKK là biến thể của tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc - đây được xem là mẫu tiêm kích hiện đại, đáng tin cậy nhất của nước này. Su-30MKK trang bị radar N001VEP hoặc Zhuk-MS cho tầm trinh sát 100 hoặc 15km, mang được 8 tấn vũ khí (gồm cả tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-59).
Không chỉ mẫu Su-30MKK, ghi nhận tình hình từ Cảnh sát biển và Kiểm ngư ngày 22/6 cho thấy Trung Quốc đã điều thêm cả máy bay tiêm kích đa năng nội địa J-11 bay ở độ cao từ dưới 1.000m hăm dọa tàu thực thi pháp luật của ta. J-11 là máy bay tiêm kích mà Trung Quốc chế tạo dựa trên việc sao chép không giấy phép mẫu Su-27SK của Nga.
Ngoài ra, cũng có ghi nhận là Trung Quốc đưa cả mẫu tiêm kích nội địa mới đưa vào phục vụ nước này – J-16 ra khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. J-16 được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu J-11BS, nhưng dựa theo thiết kế của mẫu Su-30MKK hoặc MK2.
Bên cạnh các mẫu tiêm kích mới, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tiêm kích đánh chặn hệ cũ J-8II xâm phạm không phận Việt Nam, uy hiếp, hăm dọa tàu thực thi pháp luật của ta đang làm nhiệm vụ đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu bảo vệ.
Các máy bay trực thăng săn ngầm loại Z-9C của Trung Quốc cũng thường xuyên liên tục cất cánh từ các chiến hạm quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan lượn nhiều vòng trên các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của ta uy hiếp, hăm dọa.
Theo các báo cáo tình hình thực địa trong gần 2 tháng qua của Cảnh sát biển và Kiểm Ngư Việt Nam thì gần như tất cả các ngày Trung Quốc đều đưa nhiều máy bay (gồm cả chiến đấu cơ) xâm phạm không phận Việt Nam, lượn nhiều vòng quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) đe dọa các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam.
Tuy không rõ Trung Quốc hung hăng, ngang ngược đưa chiến đấu cơ đầu tiên nào xâm phạm không phận Việt Nam, nhưng khả năng cao đó là loại JH-7 (phóng viên tờ Tuổi Trẻ chụp ảnh ngày 16/5, từ 12/5 đã phát hiện tốp tiêm kích bay vào nhưng không có ảnh). JH-7 là loại máy bay cường kích hạng nặng được trang bị cho Không quân – Hải quân Trung Quốc. Nó có khả năng mang tới 9 tấn vũ khí gồm tên lửa diệt hạm, tên lửa diệt radar, tên lửa đối đất, bom…
Đầu tháng 6, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục phát hiện máy bay dạng H-6 – oanh tạc cơ chiến lược của Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam. Thậm chí, chúng còn hung hăng tiến gần, hạ thấp hăm dọa tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Căn cứ vào hình ảnh thì có thể xác định chính xác đây là biến thể máy bay mang tên lửa hành trình H-6M của máy bay ném bom H-6. Nó có khả năng mang được 4 tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đối đất tầm xa.
Ngày 20/6, lực lượng ta phát hiện tiếp các máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MKK lượn nhiều vòng quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, hăm dọa các tàu thực thi pháp luật Việt Nam.
Su-30MKK là biến thể của tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc - đây được xem là mẫu tiêm kích hiện đại, đáng tin cậy nhất của nước này. Su-30MKK trang bị radar N001VEP hoặc Zhuk-MS cho tầm trinh sát 100 hoặc 15km, mang được 8 tấn vũ khí (gồm cả tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-59).
Không chỉ mẫu Su-30MKK, ghi nhận tình hình từ Cảnh sát biển và Kiểm ngư ngày 22/6 cho thấy Trung Quốc đã điều thêm cả máy bay tiêm kích đa năng nội địa J-11 bay ở độ cao từ dưới 1.000m hăm dọa tàu thực thi pháp luật của ta. J-11 là máy bay tiêm kích mà Trung Quốc chế tạo dựa trên việc sao chép không giấy phép mẫu Su-27SK của Nga.
Ngoài ra, cũng có ghi nhận là Trung Quốc đưa cả mẫu tiêm kích nội địa mới đưa vào phục vụ nước này – J-16 ra khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. J-16 được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu J-11BS, nhưng dựa theo thiết kế của mẫu Su-30MKK hoặc MK2.
Bên cạnh các mẫu tiêm kích mới, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tiêm kích đánh chặn hệ cũ J-8II xâm phạm không phận Việt Nam, uy hiếp, hăm dọa tàu thực thi pháp luật của ta đang làm nhiệm vụ đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu bảo vệ.
Các máy bay trực thăng săn ngầm loại Z-9C của Trung Quốc cũng thường xuyên liên tục cất cánh từ các chiến hạm quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan lượn nhiều vòng trên các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của ta uy hiếp, hăm dọa.