Được đánh giá là sở hữu dàn máy bay chiến đấu hiện đại nhất khu vực Trung Đông, cũng như sở hữu những kinh nghiệm chiến tranh dày dạn nhất, thế nhưng Không quân Israel có lý do để phải lo ngại trước các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Syria.Điều đó đã được chứng minh vừa qua khi Quân đội Syria tuyên bố bắn hạ ít nhất hai máy bay của Không quân Israel – khi lực lượng này đang thực hiện không kích trái phép vào Quân đội Syria trên lãnh thổ Syria dù cho là họ có lý do nào đi chăng nữa. Mặc dù phía Israel tuyên bố họ không bị tổn thất, thế nhưng có nhiều bằng chứng (clip) cho rằng ít nhất một chiếc chiến đấu cơ F-16 của Israel đã bị tên lửa phòng không S-200 bắn hạ.Rõ ràng năng lực phòng không của Quân đội Syria dù đã bị tổn hại sau 5 năm nội chiến dữ dội, nhưng không vì thế mà suy giảm. Lực lượng phòng không Syria vẫn đặc biệt nguy hiểm với mọi kẻ thù từ trên không. Theo một số tài liệu không chính thức về số lượng bệ phóng tên lửa Syria trước nội chiến, thì quân đội nước này có 320 bệ phóng tên lửa tầm cao S-75M Volga; 148 bệ phóng tên lửa tầm trung-thấp S-125/125M Pechora; 48 bệ phóng tên lửa tầm cao, tầm siêu xa S-200VE; 200 bệ phóng tên lửa tầm trung 2K12 Kub (SA-6); 28 bệ phóng tên lửa tầm trung Buk-M2E; 60 bệ phóng tên lửa tầm thấp 9K33, 20 bệ 9K31, 35 bệ 9K35 và chừng 50 bệ tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại Pantsir-S1.Trong số các loại tên lửa phòng không của Syria thì S-200VE được biết tới là tổ hợp tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất, có tầm bắn xa nhất. Đây chính là tác giả vụ tấn công được cho là đã bắn rơi chiếc F-16 hiện đại của Không quân Israel.Tên lửa S-200VE của Syria được cho là có tầm bắn lên tới 240km, có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và đặc biệt là có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình.Nguy hiểm nhất ở cự ly trung bình – ngắn là tổ hợp tên lửa đất đối không cơ động cao Buk-M2E. Đây là một trong những phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng tên lửa tầm trung Buk do Nga phát triển. Syria là nước đầu tiên trên thế giới đặt hàng Buk-M2E với giá trị hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.Buk-M2E là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại độ cơ động cao. Hệ thống này luôn sẵn sàng thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến đấu trong mọi tình huống, thậm chí trong điều kiện kẻ thù gây nhiễu chủ động áp chế mạnh. Ngoài các mục tiêu khí động, Buk-M2E còn có khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa chống radar và các loại tên lửa không đối đất đặc biệt. Buk-M2E cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước như tàu tuần dương tên lửa loại nhỏ, các tàu khu trục và các mục tiêu mặt đất phản xạ sóng vô tuyến.Buk-M2E có khả năng tác chiến vô cùng đáng sợ, khi có thể tiêu diệt đồng thời đến 24 mục tiêu ở tầm xa 3-45km, tầm cao từ 15m tới 25km. Ảnh: Đạn tên lửa 9M317 của Buk-M2E rời bệ phóng trong một cuộc tập trận ở Syria.Các hệ thống Buk-M2E có lẽ được bố trí bảo vệ quanh Thủ đô Damascus và một số căn cứ quan trọng của nước này trước các cuộc không kích từ những “vị khách ủng hộ cái gọi là phiến quân ôn hòa”. Tuy nhiên, là một hệ thống cơ động, không loại trừ khả năng Buk-M2E có thể bất thình lình xuất hiện tại khu vực mà Không quân Israel xâm nhập hoạt động, tấn công bất ngờ và rút đi.Bên cạnh Buk-M2E, hiện Quân đội Syria cũng có trong tay số lượng lớn bệ phóng tổ hợp tên lửa tầm trung 2K12 Kub – SA-6 huyền thoại từng khiến Quân đội Israel chịu tổn thất ghê gớm trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Tầm bắn của loại tên lửa này lên tới 24km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 100-14km.Nếu sử dụng các cuộc đột kích tầm cực thấp trốn tránh S-200VE, Không quân Israel sẽ phải dè chừng hàng trăm bệ phóng tên lửa tầm thấp và cực thấp của Quân đội Syria. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh: Pantsir-S1 của Quân đội Syria khai hỏa tên lửa đất đối không.Pantsir-S1 được thiết kế để cung cấp khả năng phòng không điểm bảo vệ căn cứ quân sự - cơ sở công nghiệp - bộ chỉ huy trước các loại máy bay, trực thăng, đạn thông minh, tên lửa hành trình và UAV và cung cấp thêm sự bảo vệ cho các đơn vị phòng không tầm trung - cao trước các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao ở cự ly ngắn, tầm thấp - cực thấp.Pantsir-S1 được trang bị đến hai loại vũ khí phòng không có tốc độ phản ứng rất nhanh, gồm: 12 tên lửa 57E6-E tầm bắn 20km, độ cao đến 15km; hai pháo cao tốc 30mm 2A38M tốc độ bắn 2.500 phát/phút/nòng, tầm bắn hiệu quả từ 20m tới 4km, độ cao từ 0-3km.Ngoài ra, lực lượng phòng không Syria còn có trong tay vô vàn các tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp – cực thấp gồm: 9K32 Strela-1 (tầm bắn 4,2km, độ cao 3,5km); 9K35 Strela-10 (tầm bắn 5km, độ cao 3,5km) và 9K33 Osa (tầm bắn 15km, độ cao đến 12km) đảm bảo các mục tiêu bay thấp khó mà thoát khỏi một khi bị phát hiện.
Được đánh giá là sở hữu dàn máy bay chiến đấu hiện đại nhất khu vực Trung Đông, cũng như sở hữu những kinh nghiệm chiến tranh dày dạn nhất, thế nhưng Không quân Israel có lý do để phải lo ngại trước các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Syria.
Điều đó đã được chứng minh vừa qua khi Quân đội Syria tuyên bố bắn hạ ít nhất hai máy bay của Không quân Israel – khi lực lượng này đang thực hiện không kích trái phép vào Quân đội Syria trên lãnh thổ Syria dù cho là họ có lý do nào đi chăng nữa. Mặc dù phía Israel tuyên bố họ không bị tổn thất, thế nhưng có nhiều bằng chứng (clip) cho rằng ít nhất một chiếc chiến đấu cơ F-16 của Israel đã bị tên lửa phòng không S-200 bắn hạ.
Rõ ràng năng lực phòng không của Quân đội Syria dù đã bị tổn hại sau 5 năm nội chiến dữ dội, nhưng không vì thế mà suy giảm. Lực lượng phòng không Syria vẫn đặc biệt nguy hiểm với mọi kẻ thù từ trên không. Theo một số tài liệu không chính thức về số lượng bệ phóng tên lửa Syria trước nội chiến, thì quân đội nước này có 320 bệ phóng tên lửa tầm cao S-75M Volga; 148 bệ phóng tên lửa tầm trung-thấp S-125/125M Pechora; 48 bệ phóng tên lửa tầm cao, tầm siêu xa S-200VE; 200 bệ phóng tên lửa tầm trung 2K12 Kub (SA-6); 28 bệ phóng tên lửa tầm trung Buk-M2E; 60 bệ phóng tên lửa tầm thấp 9K33, 20 bệ 9K31, 35 bệ 9K35 và chừng 50 bệ tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại Pantsir-S1.
Trong số các loại tên lửa phòng không của Syria thì S-200VE được biết tới là tổ hợp tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất, có tầm bắn xa nhất. Đây chính là tác giả vụ tấn công được cho là đã bắn rơi chiếc F-16 hiện đại của Không quân Israel.
Tên lửa S-200VE của Syria được cho là có tầm bắn lên tới 240km, có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và đặc biệt là có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình.
Nguy hiểm nhất ở cự ly trung bình – ngắn là tổ hợp tên lửa đất đối không cơ động cao Buk-M2E. Đây là một trong những phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng tên lửa tầm trung Buk do Nga phát triển. Syria là nước đầu tiên trên thế giới đặt hàng Buk-M2E với giá trị hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.
Buk-M2E là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại độ cơ động cao. Hệ thống này luôn sẵn sàng thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến đấu trong mọi tình huống, thậm chí trong điều kiện kẻ thù gây nhiễu chủ động áp chế mạnh. Ngoài các mục tiêu khí động, Buk-M2E còn có khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa chống radar và các loại tên lửa không đối đất đặc biệt. Buk-M2E cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước như tàu tuần dương tên lửa loại nhỏ, các tàu khu trục và các mục tiêu mặt đất phản xạ sóng vô tuyến.
Buk-M2E có khả năng tác chiến vô cùng đáng sợ, khi có thể tiêu diệt đồng thời đến 24 mục tiêu ở tầm xa 3-45km, tầm cao từ 15m tới 25km. Ảnh: Đạn tên lửa 9M317 của Buk-M2E rời bệ phóng trong một cuộc tập trận ở Syria.
Các hệ thống Buk-M2E có lẽ được bố trí bảo vệ quanh Thủ đô Damascus và một số căn cứ quan trọng của nước này trước các cuộc không kích từ những “vị khách ủng hộ cái gọi là phiến quân ôn hòa”. Tuy nhiên, là một hệ thống cơ động, không loại trừ khả năng Buk-M2E có thể bất thình lình xuất hiện tại khu vực mà Không quân Israel xâm nhập hoạt động, tấn công bất ngờ và rút đi.
Bên cạnh Buk-M2E, hiện Quân đội Syria cũng có trong tay số lượng lớn bệ phóng tổ hợp tên lửa tầm trung 2K12 Kub – SA-6 huyền thoại từng khiến Quân đội Israel chịu tổn thất ghê gớm trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Tầm bắn của loại tên lửa này lên tới 24km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 100-14km.
Nếu sử dụng các cuộc đột kích tầm cực thấp trốn tránh S-200VE, Không quân Israel sẽ phải dè chừng hàng trăm bệ phóng tên lửa tầm thấp và cực thấp của Quân đội Syria. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh: Pantsir-S1 của Quân đội Syria khai hỏa tên lửa đất đối không.
Pantsir-S1 được thiết kế để cung cấp khả năng phòng không điểm bảo vệ căn cứ quân sự - cơ sở công nghiệp - bộ chỉ huy trước các loại máy bay, trực thăng, đạn thông minh, tên lửa hành trình và UAV và cung cấp thêm sự bảo vệ cho các đơn vị phòng không tầm trung - cao trước các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao ở cự ly ngắn, tầm thấp - cực thấp.
Pantsir-S1 được trang bị đến hai loại vũ khí phòng không có tốc độ phản ứng rất nhanh, gồm: 12 tên lửa 57E6-E tầm bắn 20km, độ cao đến 15km; hai pháo cao tốc 30mm 2A38M tốc độ bắn 2.500 phát/phút/nòng, tầm bắn hiệu quả từ 20m tới 4km, độ cao từ 0-3km.
Ngoài ra, lực lượng phòng không Syria còn có trong tay vô vàn các tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp – cực thấp gồm: 9K32 Strela-1 (tầm bắn 4,2km, độ cao 3,5km); 9K35 Strela-10 (tầm bắn 5km, độ cao 3,5km) và 9K33 Osa (tầm bắn 15km, độ cao đến 12km) đảm bảo các mục tiêu bay thấp khó mà thoát khỏi một khi bị phát hiện.