Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo.
USS Taylor (FFG 50) là một trong 11 chiếc tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry còn hoạt động trong Hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng năm 1983, chính thức biên chế năm 1984, cảng nhà ở Mayport, bang Florida.
Lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn, dài 138m, rộng 14m, mớn nước 6,7m, thủy thủ đoàn khoảng 190 người. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí LM2500-30 và 2 máy phát điện cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 9.300km nếu chạy tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
Thiết kế ban đầu của tàu được coi là khá mạnh với hải pháo 76,2mm, tổ hợp pháo CIWS Phalanx, tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (cơ số 40 đạn) và tên lửa hành trình chống tàu Harpoon cùng phóng từ bệ phóng Mk13 (đặt trước thượng tầng), cuối cùng là ngư lôi chống ngầm 324mm.
Cận cảnh bệ phóng Mk13 thường trang bị trên các tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry. Tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (trong ảnh) có thể đạt tầm bắn xa đến 37km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Tuy nhiên, kể từ năm 2004, hàng loạt tàu Oliver Hazard Perry gồm cả chiếc USS Taylor (FFG 50) bị tháo bỏ bệ phóng Mk13. Điều này đồng nghĩa với việc tàu không còn khả năng phòng không tầm xa và chống tàu mặt nước. Thay vào vị trí bệ phóng Mk13 là bệ pháo tự động Mk38 Mod 2 lắp pháo 25mm (trong ảnh).
Hỏa lực còn lại của tàu có tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km.
Trên tàu còn có một vài ụ pháo 25mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Tất nhiên là tàu vẫn còn hải pháo hạng nặng OTO Melara Mk75 cỡ 76,2mm đạt tầm bắn khoảng 15km. Bệ phóng ngư lôi chống ngầm 324mm Mk32 cũng được giữ lại, nó có thể phóng ngư lôi Mk46 đạt tầm bắn 10,9km.
Nhìn chung, USS Taylor chỉ còn phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, chống ngầm nhờ giàn ngư lôi và khả năng chở tới 2 trực thăng săn ngầm SH-60.
Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo.
USS Taylor (FFG 50) là một trong 11 chiếc tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry còn hoạt động trong Hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng năm 1983, chính thức biên chế năm 1984, cảng nhà ở Mayport, bang Florida.
Lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn, dài 138m, rộng 14m, mớn nước 6,7m, thủy thủ đoàn khoảng 190 người. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí LM2500-30 và 2 máy phát điện cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 9.300km nếu chạy tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
Thiết kế ban đầu của tàu được coi là khá mạnh với hải pháo 76,2mm, tổ hợp pháo CIWS Phalanx, tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (cơ số 40 đạn) và tên lửa hành trình chống tàu Harpoon cùng phóng từ bệ phóng Mk13 (đặt trước thượng tầng), cuối cùng là ngư lôi chống ngầm 324mm.
Cận cảnh bệ phóng Mk13 thường trang bị trên các tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry. Tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (trong ảnh) có thể đạt tầm bắn xa đến 37km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Tuy nhiên, kể từ năm 2004, hàng loạt tàu Oliver Hazard Perry gồm cả chiếc USS Taylor (FFG 50) bị tháo bỏ bệ phóng Mk13. Điều này đồng nghĩa với việc tàu không còn khả năng phòng không tầm xa và chống tàu mặt nước. Thay vào vị trí bệ phóng Mk13 là bệ pháo tự động Mk38 Mod 2 lắp pháo 25mm (trong ảnh).
Hỏa lực còn lại của tàu có tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km.
Trên tàu còn có một vài ụ pháo 25mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Tất nhiên là tàu vẫn còn hải pháo hạng nặng OTO Melara Mk75 cỡ 76,2mm đạt tầm bắn khoảng 15km.
Bệ phóng ngư lôi chống ngầm 324mm Mk32 cũng được giữ lại, nó có thể phóng ngư lôi Mk46 đạt tầm bắn 10,9km.
Nhìn chung, USS Taylor chỉ còn phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, chống ngầm nhờ giàn ngư lôi và khả năng chở tới 2 trực thăng săn ngầm SH-60.