Tiger I là cái tên không lạ trong làng xe tăng thế giới mà đặc biệt là Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây là sản phẩm gắn liền với tham vọng của Đức phát xít lật ngược thế cờ trong CTTG 2, đánh bại lực lượng xe tăng Liên Xô. Với giáp cực dày, nòng pháo chính 88 cực mạnh, Tiger I đủ sức đánh bại xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô, M4 Sherman Mỹ và mọi xe tăng của Anh thời điểm bấy giờ. Chính những tính năng đỉnh cao của Tiger I đã thúc đẩy Quân đội Đế quốc Nhật Bản vốn trước đó không hứng thú công nghệ Đức đã đặt bút ký hợp đồng mua Tiger I nhằm lật ngược thế cờ trên mặt trận Thái Bình Dương.Bối cảnh thời bấy giờ, tháng 6/1942, Hải quân Đế quốc Nhật Bản thất bại nặng nề trước Hải quân Mỹ trong trận Midway. Tiếp sau đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hải quân Mỹ bắt đầu các chiến dịch đánh chiếm các quần đảo trên khu vực Thái Bình Dương mà Nhật chiếm giữ. Quá trình này diễn ra liên tục tới tận năm 1945, Quân đội Mỹ từng bước đánh và chiếm tới các quần đào lãnh thổ Nhật Bản.Nhưng từ năm 1943, lãnh đạo Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu nghĩ tới nguy cơ bị Mỹ tấn công vào lãnh thổ. Để đẩy lùi được cuộc tấn công đó, Nhật Bản bắt buộc phải có xe tăng hạng nặng mới đủ sức đối chọi với những chiếc M4 Sherman của Mỹ hay là bộ binh Mỹ.Lực lượng xe tăng Nhật Bản thời bấy giờ nghèo nàn hơn cả quốc gia thất trận trước Đức ở châu Âu. Họ chỉ có vài nghìn chiếc xe tăng hạng trung Chi-ha, Chi-he không thể so sánh nổi với M4 Sherman chứ chưa nói tới T-34 hay Pz IV. Xe tăng hạng trung Chi-nu sở hữu khẩu pháo 75mm đủ sức chọi lại với Sherman chỉ xuất hiện với số lượng chưa tới 200 chiếc vào cuối cuộc CTTG 2. Trong khi đó, thiết kế xe tăng hạng nặng Nhật Bản bấy giờ vốn chỉ nằm trên giấy vẽ.Tuy nhiên, thật may cho Nhật Bản là quốc gia đồng minh – phát xít Đức ở trời Âu đã sáng chế thành công một “con quái vật bọc thép đáng sợ” – xe tăng hạng nặng Tiger I (tên đầy đủ là Panzerkampfwagen VI Tiger Ausf. E). Nó có trọng lượng lên tới 54 tấn, dài tổng thể 8,45m, rộng 3,56m, cao 3m, kíp lái 5 người.Về giáp bảo vệ, Tiger I có giáp trước dày tới 100mm, hai bên hông là 60-80mm, tháp pháo mặt trước dày tới 120mm, hai bên hông tháp là 80mm, nóc tháp là 40mm. Với bộ giáp dày tới như vậy, Tiger I "miễn nhiễm" với pháo chính 75mm trên tăng M4 Sherman chủ lực của Mỹ.Tiger I được trang bị động cơ diesel Maybach HL230 P45 V-12 690 mã lực cho tốc độ tối đa 45,4km, dự trữ hành trình 110-195km.Về hỏa lực, Tiger I được trang bị khẩu pháo sơ tốc cao, cực kỳ chính xác 88mm KwK 36 với 92 viên đạn dự trữ và hai súng máy 7,92mm MG 34 với 4.500 viên đạn.Trong các cuộc thử nghiệm và cả trong thực chiến, 88mm KwK 36 có khả năng xuyên thủng giáp trước của M4 Sherman cách 1.800m-2.000m. Trong khi đó, pháo chính M4 Sherman của Mỹ tại mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương không thể bắn xuyên giáp trước Tiger I ở bất kỳ khoảng cách nào. Và phải tới biến thể cải tiến M4 sau này trang bị pháo 76mm M1A1 mới đủ sức xuyên lớp giáp hông Tiger I cách 500m.Nhìn chung với sức mạnh của xe tăng hạng nặng Tiger I sẽ giúp Nhật Bản phần nào biến giấc mơ đánh bại Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hải quân Mỹ trong cuộc đọ sức trên bộ thành hiện thực. Ngay năm 1943, Đại sức Nhật Hiroshima đã được phía Đức nhiệt tình đưa tới cơ sở Kummersdorf và được tận mắt xem quá trình sản xuất Tiger tại nhà máy Henschel. Qua vài lần tiếp cận mẫu tăng, vị Đại sứ này đã nhanh chóng tổ chức đàm phán với Bộ Lực lượng Vũ trang Đức để đưa Tiger I về quê hương.Kết quả, Đức đã đồng ý bán cho Nhật Bản trước mặt một chiếc xe tăng Tiger I với tổng trị giá 645.000 đồng Reichsmark (đơn vị tiền Đức thời năm 1924-1948) - quả thực đó là một cái giá vô lý bởi đơn giá một chiếc Tiger I lúc đó chỉ là khoảng 250.000 Reichsmark. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không có cách nào ngoài việc "OK".Nhưng vấn đề lại nảy sinh sau đó, đó là làm sao để đưa xe tăng Tiger I tới Nhật Bản khi mà thời kỳ này chưa có máy bay vận tải nào đủ sức chở cỗ tăng nặng tới 54 tấn vượt đại dương. Kể cả việc có tháo dời chúng ra thì cũng không có máy bay nào đủ tầm bay đó, chưa kể Đức - Nhật Bản đang là đối thủ với hầu hết quốc gia trên thế giới. Phương án vận chuyển bằng tàu chiến mặt nước cũng bị loại bỏ vì phe đồng minh kiểm soát hầu hết Địa Trung Hải, Đại Taay Dương. Giải pháp duy nhất lúc đó được đưa ra là dùng tàu ngầm dẫu cho đối mặt với không ít hiểm nguy.Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, xe tăng Tiger I đã cập cảng Bordeaux Pháp vào đầu năm 1944. Đến tháng 2/1944, Nhật Bản đã hoàn tất việc thanh toán và "vui mừng" chờ Tiger I chở về. Nhưng tháng 6/1944, quân đồng minh tiến hành chiến dịch Normandy. đẩy lui quân Đức trên toàn mặt trận Pháp.Theo một số tài liệu, quyết định của Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức vào ngày 21/9/1944 thì xe tăng Tiger I của Nhật Bản được cho thuê (hoặc được trưng dụng, theo những nguồn tin khác) và được chuyển đến cho lực lượng chiến đấu trên chiến trường. Và cuối cùng thì nó đã bị thất lạc đâu đó ở Mặt trận phía Tây.Không có tài liệu nào rõ ràng về số phận sau cùng của xe tăng Tiger I Nhật Bản, cũng không rõ liệu chính quyền Đức khi đó có bồi thường cho Nhật Bản hay không. Tuy nhiên, có lẽ các hoạt động chiến sự dồn dật giai đoạn 1944-1945 khiến cho cả Nhật-Đức không có thời gian nghĩ tới chúng. Nỗ lực sở hữu xe tăng hạng nặng Tiger I của Nhật Bản chấm hết từ đó.
Tiger I là cái tên không lạ trong làng xe tăng thế giới mà đặc biệt là Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây là sản phẩm gắn liền với tham vọng của Đức phát xít lật ngược thế cờ trong CTTG 2, đánh bại lực lượng xe tăng Liên Xô. Với giáp cực dày, nòng pháo chính 88 cực mạnh, Tiger I đủ sức đánh bại xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô, M4 Sherman Mỹ và mọi xe tăng của Anh thời điểm bấy giờ. Chính những tính năng đỉnh cao của Tiger I đã thúc đẩy Quân đội Đế quốc Nhật Bản vốn trước đó không hứng thú công nghệ Đức đã đặt bút ký hợp đồng mua Tiger I nhằm lật ngược thế cờ trên mặt trận Thái Bình Dương.
Bối cảnh thời bấy giờ, tháng 6/1942, Hải quân Đế quốc Nhật Bản thất bại nặng nề trước Hải quân Mỹ trong trận Midway. Tiếp sau đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hải quân Mỹ bắt đầu các chiến dịch đánh chiếm các quần đảo trên khu vực Thái Bình Dương mà Nhật chiếm giữ. Quá trình này diễn ra liên tục tới tận năm 1945, Quân đội Mỹ từng bước đánh và chiếm tới các quần đào lãnh thổ Nhật Bản.
Nhưng từ năm 1943, lãnh đạo Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu nghĩ tới nguy cơ bị Mỹ tấn công vào lãnh thổ. Để đẩy lùi được cuộc tấn công đó, Nhật Bản bắt buộc phải có xe tăng hạng nặng mới đủ sức đối chọi với những chiếc M4 Sherman của Mỹ hay là bộ binh Mỹ.
Lực lượng xe tăng Nhật Bản thời bấy giờ nghèo nàn hơn cả quốc gia thất trận trước Đức ở châu Âu. Họ chỉ có vài nghìn chiếc xe tăng hạng trung Chi-ha, Chi-he không thể so sánh nổi với M4 Sherman chứ chưa nói tới T-34 hay Pz IV. Xe tăng hạng trung Chi-nu sở hữu khẩu pháo 75mm đủ sức chọi lại với Sherman chỉ xuất hiện với số lượng chưa tới 200 chiếc vào cuối cuộc CTTG 2. Trong khi đó, thiết kế xe tăng hạng nặng Nhật Bản bấy giờ vốn chỉ nằm trên giấy vẽ.
Tuy nhiên, thật may cho Nhật Bản là quốc gia đồng minh – phát xít Đức ở trời Âu đã sáng chế thành công một “con quái vật bọc thép đáng sợ” – xe tăng hạng nặng Tiger I (tên đầy đủ là Panzerkampfwagen VI Tiger Ausf. E). Nó có trọng lượng lên tới 54 tấn, dài tổng thể 8,45m, rộng 3,56m, cao 3m, kíp lái 5 người.
Về giáp bảo vệ, Tiger I có giáp trước dày tới 100mm, hai bên hông là 60-80mm, tháp pháo mặt trước dày tới 120mm, hai bên hông tháp là 80mm, nóc tháp là 40mm. Với bộ giáp dày tới như vậy, Tiger I "miễn nhiễm" với pháo chính 75mm trên tăng M4 Sherman chủ lực của Mỹ.
Tiger I được trang bị động cơ diesel Maybach HL230 P45 V-12 690 mã lực cho tốc độ tối đa 45,4km, dự trữ hành trình 110-195km.
Về hỏa lực, Tiger I được trang bị khẩu pháo sơ tốc cao, cực kỳ chính xác 88mm KwK 36 với 92 viên đạn dự trữ và hai súng máy 7,92mm MG 34 với 4.500 viên đạn.
Trong các cuộc thử nghiệm và cả trong thực chiến, 88mm KwK 36 có khả năng xuyên thủng giáp trước của M4 Sherman cách 1.800m-2.000m. Trong khi đó, pháo chính M4 Sherman của Mỹ tại mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương không thể bắn xuyên giáp trước Tiger I ở bất kỳ khoảng cách nào. Và phải tới biến thể cải tiến M4 sau này trang bị pháo 76mm M1A1 mới đủ sức xuyên lớp giáp hông Tiger I cách 500m.
Nhìn chung với sức mạnh của xe tăng hạng nặng Tiger I sẽ giúp Nhật Bản phần nào biến giấc mơ đánh bại Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hải quân Mỹ trong cuộc đọ sức trên bộ thành hiện thực. Ngay năm 1943, Đại sức Nhật Hiroshima đã được phía Đức nhiệt tình đưa tới cơ sở Kummersdorf và được tận mắt xem quá trình sản xuất Tiger tại nhà máy Henschel. Qua vài lần tiếp cận mẫu tăng, vị Đại sứ này đã nhanh chóng tổ chức đàm phán với Bộ Lực lượng Vũ trang Đức để đưa Tiger I về quê hương.
Kết quả, Đức đã đồng ý bán cho Nhật Bản trước mặt một chiếc xe tăng Tiger I với tổng trị giá 645.000 đồng Reichsmark (đơn vị tiền Đức thời năm 1924-1948) - quả thực đó là một cái giá vô lý bởi đơn giá một chiếc Tiger I lúc đó chỉ là khoảng 250.000 Reichsmark. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không có cách nào ngoài việc "OK".
Nhưng vấn đề lại nảy sinh sau đó, đó là làm sao để đưa xe tăng Tiger I tới Nhật Bản khi mà thời kỳ này chưa có máy bay vận tải nào đủ sức chở cỗ tăng nặng tới 54 tấn vượt đại dương. Kể cả việc có tháo dời chúng ra thì cũng không có máy bay nào đủ tầm bay đó, chưa kể Đức - Nhật Bản đang là đối thủ với hầu hết quốc gia trên thế giới. Phương án vận chuyển bằng tàu chiến mặt nước cũng bị loại bỏ vì phe đồng minh kiểm soát hầu hết Địa Trung Hải, Đại Taay Dương. Giải pháp duy nhất lúc đó được đưa ra là dùng tàu ngầm dẫu cho đối mặt với không ít hiểm nguy.
Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, xe tăng Tiger I đã cập cảng Bordeaux Pháp vào đầu năm 1944. Đến tháng 2/1944, Nhật Bản đã hoàn tất việc thanh toán và "vui mừng" chờ Tiger I chở về. Nhưng tháng 6/1944, quân đồng minh tiến hành chiến dịch Normandy. đẩy lui quân Đức trên toàn mặt trận Pháp.
Theo một số tài liệu, quyết định của Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức vào ngày 21/9/1944 thì xe tăng Tiger I của Nhật Bản được cho thuê (hoặc được trưng dụng, theo những nguồn tin khác) và được chuyển đến cho lực lượng chiến đấu trên chiến trường. Và cuối cùng thì nó đã bị thất lạc đâu đó ở Mặt trận phía Tây.
Không có tài liệu nào rõ ràng về số phận sau cùng của xe tăng Tiger I Nhật Bản, cũng không rõ liệu chính quyền Đức khi đó có bồi thường cho Nhật Bản hay không. Tuy nhiên, có lẽ các hoạt động chiến sự dồn dật giai đoạn 1944-1945 khiến cho cả Nhật-Đức không có thời gian nghĩ tới chúng. Nỗ lực sở hữu xe tăng hạng nặng Tiger I của Nhật Bản chấm hết từ đó.