Xe tăng hạng nặng KV-1 được phát triển từ cuối năm 1939, nguyên mẫu sản xuất từ tháng 8/1939. Trong khoảng thời gian từ tháng 3/1940 đến tháng 8/1942 đã có 2.769 chiếc được sản xuất góp phần tăng cường sức mạnh phòng thủ cho Hồng quân Liên Xô trước cuộc xâm lược quy mô lớn chưa từng thấy từ phát xít Đức.Tăng hạng nặng KV-1 có trọng lượng lên tới 45 tấn, dài 6,75m, rộng 3,32m, cao 2,71m. Ưu điểm lớn nhất của KV-1 chính là sở hữu giáp cực dày không thể bị xuyên thủng bởi đa phần các pháo chống tăng thời điểm KV-1 bắt đầu sản xuất và tham chiến.Cụ thể, mặt trước thân xe tăng dày tới 75mm.Thông thường khi không thể xuyên được mặt trước, các xe tăng hay pháo chống tăng cố gắng tìm hông địch để nã đạn. Tuy nhiên, với KV-1 thì giải pháp đó là không hiệu quả khi mà hai bên hông xe cũng dày tới 75mm, còn phần đuôi là 70mm.Tháp pháo của KV-1 cũng là “lô cốt kiên cố” với giáp trước dày đến 90mm.Hai bên hông tháp pháo dày đến 75mm.Phía sau tháp pháo dày 70mm và được bố trí ụ sống máy để diệt bất kỳ “anh lính bộ binh” nào muốn tấn công từ phía đuôi xe.Với lớp giáp “khủng bố” như vậy, các xe tăng Panzer III hay Panzer IV của các đạo quân phát xít Đức hầu như bất lực hoàn toàn. Ảnh: Các vết đạn không thể xuyên trên tháp pháo và thân chiếc KV-1.Ngoài lớp giáp khủng. xe tăng KV-1 được trang bị hỏa lực đáng gờm gồm: pháo chính 76mm L-11 (sau này thay bằng khẩu 76mm nòng dài F32 L/41); 3 súng máy DT. Sức mạnh khẩu pháo 76mm L-11 khi đó được đánh giá là hoàn toàn đủ sức công phá xe tăng Panzer.Với sức mạnh khủng khiếp như vậy, thời kỳ đầu chiến tranh Xô - Đức, xe tăng KV-1 gần như là "vô địch trên chiến trường". Nó thừa sức bắn hạ mọi loại tăng của phát xít, trong khi chiều ngược lại gần như là không thể. Đó là chưa kể, nhiều khi chỉ cần một chiếc tăng KV-1 là đủ cầm chân hoàn toàn lính Đức suốt nhiều ngày.Tuy nhiên, "con quái vật" này không phải là không có nhược điểm. Những hạn chế về công nghệ thời đó khiến cỗ tăng nặng 45 tấn rất khó lái, hệ truyền động không êm, hệ thống công thái học yếu ớt, không cơ động, di chuyển qua các dòng sông bằng cầu không phải lúc nào cũng làm được vì nặng quá mức.Không ít xe tăng KV-1 đã bị bỏ lại chiến trường hoặc bị tích thu vì hỏng hóc kĩ thuật. Ví dụ, như trong những trận đánh tháng 8/1941, sư đoàn xe tăng hạng nặng số 10 mất 56 trong tổng số 63 chiếc KV, trong đó chỉ có 11 chiếc bị bắn hạ, 11 chiếc mất tích và tới 34 chiếc bị bỏ lại do trục trặc kỹ thuật. Còn tại Sư đoàn tăng 8, 43 trong số 50 chiếc KV bị mất thì chỉ có 13 chiếc bị bắn hạ, 2 chiếc bị sa lầy, 28 chiếc bị bỏ lại do tự hỏng.Bên cạnh đó, người Đức cũng không “dậm chân tai chỗ”, từ năm 1942, người Đức bắt đầu nâng cấp pháo chống tăng 75mm và 88mm đủ sức xuyên thủng giáp KV-1. Đến năm 1943, xe tăng hạng nặng Tiger 1 với pháo 88mm ra đời cùng giáp dày, KV-1 đã không còn là đối thủ của tăng Đức. Trong khi pháo 88mm của Tiger đủ khả năng xuyên thủng KV-1 thì tăng KV không đủ khả năng làm điều tương tự với pháo 76mm.Dẫu sao, những gì mà cỗ xe tăng KV-1 làm được đã giúp cho Hồng quân Liên Xô có thêm chút ít thời gian củng cố lực lượng trên chiến trường trước sự tấn công vũ bão từ phát xít Đức.
Xe tăng hạng nặng KV-1 được phát triển từ cuối năm 1939, nguyên mẫu sản xuất từ tháng 8/1939. Trong khoảng thời gian từ tháng 3/1940 đến tháng 8/1942 đã có 2.769 chiếc được sản xuất góp phần tăng cường sức mạnh phòng thủ cho Hồng quân Liên Xô trước cuộc xâm lược quy mô lớn chưa từng thấy từ phát xít Đức.
Tăng hạng nặng KV-1 có trọng lượng lên tới 45 tấn, dài 6,75m, rộng 3,32m, cao 2,71m. Ưu điểm lớn nhất của KV-1 chính là sở hữu giáp cực dày không thể bị xuyên thủng bởi đa phần các pháo chống tăng thời điểm KV-1 bắt đầu sản xuất và tham chiến.
Cụ thể, mặt trước thân xe tăng dày tới 75mm.
Thông thường khi không thể xuyên được mặt trước, các xe tăng hay pháo chống tăng cố gắng tìm hông địch để nã đạn. Tuy nhiên, với KV-1 thì giải pháp đó là không hiệu quả khi mà hai bên hông xe cũng dày tới 75mm, còn phần đuôi là 70mm.
Tháp pháo của KV-1 cũng là “lô cốt kiên cố” với giáp trước dày đến 90mm.
Hai bên hông tháp pháo dày đến 75mm.
Phía sau tháp pháo dày 70mm và được bố trí ụ sống máy để diệt bất kỳ “anh lính bộ binh” nào muốn tấn công từ phía đuôi xe.
Với lớp giáp “khủng bố” như vậy, các xe tăng Panzer III hay Panzer IV của các đạo quân phát xít Đức hầu như bất lực hoàn toàn. Ảnh: Các vết đạn không thể xuyên trên tháp pháo và thân chiếc KV-1.
Ngoài lớp giáp khủng. xe tăng KV-1 được trang bị hỏa lực đáng gờm gồm: pháo chính 76mm L-11 (sau này thay bằng khẩu 76mm nòng dài F32 L/41); 3 súng máy DT. Sức mạnh khẩu pháo 76mm L-11 khi đó được đánh giá là hoàn toàn đủ sức công phá xe tăng Panzer.
Với sức mạnh khủng khiếp như vậy, thời kỳ đầu chiến tranh Xô - Đức, xe tăng KV-1 gần như là "vô địch trên chiến trường". Nó thừa sức bắn hạ mọi loại tăng của phát xít, trong khi chiều ngược lại gần như là không thể. Đó là chưa kể, nhiều khi chỉ cần một chiếc tăng KV-1 là đủ cầm chân hoàn toàn lính Đức suốt nhiều ngày.
Tuy nhiên, "con quái vật" này không phải là không có nhược điểm. Những hạn chế về công nghệ thời đó khiến cỗ tăng nặng 45 tấn rất khó lái, hệ truyền động không êm, hệ thống công thái học yếu ớt, không cơ động, di chuyển qua các dòng sông bằng cầu không phải lúc nào cũng làm được vì nặng quá mức.
Không ít xe tăng KV-1 đã bị bỏ lại chiến trường hoặc bị tích thu vì hỏng hóc kĩ thuật. Ví dụ, như trong những trận đánh tháng 8/1941, sư đoàn xe tăng hạng nặng số 10 mất 56 trong tổng số 63 chiếc KV, trong đó chỉ có 11 chiếc bị bắn hạ, 11 chiếc mất tích và tới 34 chiếc bị bỏ lại do trục trặc kỹ thuật. Còn tại Sư đoàn tăng 8, 43 trong số 50 chiếc KV bị mất thì chỉ có 13 chiếc bị bắn hạ, 2 chiếc bị sa lầy, 28 chiếc bị bỏ lại do tự hỏng.
Bên cạnh đó, người Đức cũng không “dậm chân tai chỗ”, từ năm 1942, người Đức bắt đầu nâng cấp pháo chống tăng 75mm và 88mm đủ sức xuyên thủng giáp KV-1. Đến năm 1943, xe tăng hạng nặng Tiger 1 với pháo 88mm ra đời cùng giáp dày, KV-1 đã không còn là đối thủ của tăng Đức. Trong khi pháo 88mm của Tiger đủ khả năng xuyên thủng KV-1 thì tăng KV không đủ khả năng làm điều tương tự với pháo 76mm.
Dẫu sao, những gì mà cỗ xe tăng KV-1 làm được đã giúp cho Hồng quân Liên Xô có thêm chút ít thời gian củng cố lực lượng trên chiến trường trước sự tấn công vũ bão từ phát xít Đức.