Được sản xuất tại nhà máy Kirov ở Leningrad từ năm 1932, T-28 là một trong những chiếc xe tăng đa tháp pháo đầu tiên của Liên Xô và nó cũng được xem là một trong những xe tăng hạng trung đầu tiên trên thế giới.Khi mới ra đời và xuất hiện trong các cuộc duyệt binh hoành tráng, xe tăng T-28 được coi là niềm tự hào của Hồng quân Liên Xô, là biểu tượng sức mạnh "khủng khiếp" của Liên bang Xô Viết trên thế giới. 503 chiếc đã được chế tạo từ năm 1932-1941.Thực vậy, vào thời điểm những năm 1930 hiếm có xe tăng nào "khủng" nhưng T-28 với trọng lượng lên tới 28 tấn, dài 7,44m, rộng 2,87m và cao 2,82m.Đặc biệt, chiếc xe tăng "khổng lồ" này được trang bị tới 5 tháp pháo biến nó trở thành một pháo đài di động đáng sợ.Ở giữa trung tâm thân xe là tháp pháo lớn nhất trang bị khẩu đại pháo KT-28 76,2mm với 70 viên đạn.Các phiên bản cải tiến sau này như T-28-85 thì người ta thay khẩu KT-28 bằng khẩu F30 85mm có sức công phá mạnh hơn.4 góc quanh tháp pháo chính được bố trí 4 tháp pháo nhỏ với trung liên DT 7,62mm cùng 8.000 viên đạn cho khả năng chế áp bộ binh đối phương một cách khủng khiếp nhất.Về giáp tăng, nguyên mẫu ban đầu chỉ dày chừng 30-40mm, đến mẫu T-28E ra đời năm 1940 thì lớp giáp trước được tăng cường lên 80mm - đủ sức chống mọi loại đạn xuyên giáp mạnh nhất thời bấy giờ.Dù cho sở hữu hỏa lực “khủng” cùng lớp giáp cực giày, thế nhưng số phận xe tăng T-28 lại không hề vẻ vang mà đầy những thất bại ê chề trong cuộc chiến tranh Phần Lan 1940 và giai đoạn đầu CTTG 2, để rồi sau đó là sự kết thúc vĩnh viễn một cỗ tăng biểu tượng sức mạnh Liên Xô những năm 1930.Biểu tượng sức mạnh Liên Xô được tung vào cuộc chiến tranh Phần Lan với số lượng hàng trăm chiếc tưởng như sẽ giành được chiến thắng chớp nhoáng, thế nhưng theo các sử gia thì chỉ trong cuộc chiến này 200 chiếc T-28 đã bị Quân đội Phần Lan loại khỏi vòng chiến. Đó thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng.Thế nhưng, cơn ác mộng vẫn chưa kết thúc, tháng 6/1941 Đức xâm lược Liên Xô, chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu. Khi đó 411 chiếc T-28 được tung vào trận chiến (gồm một số xe được sửa lại từ cuộc chiến Phần Lan), và chỉ sau 2 tháng đầu tiên cuộc chiến...phần lớn số T-28 bị diệt gọn, bị bắt sống.Chỉ còn một số lượng cực kỳ ít ỏi T-28 tham gia chiến dịch phòng thủ Moscow và Leningrad, không rõ số phận thê thảm của chúng. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại 3 chiếc T-28 được đem ra trưng bày bảo tàng.Có nhiều lý do dẫn tới sự thất bại thảm hại của siêu tăng T-28, một trong số đó chính là hệ thống treo lạc hậu, kém hiệu quả của nó, động cơ cũng gặp nhiều vấn đề. Cho nên không ít xe tăng T-28 bị loại khỏi vòng chiến do lỗi cơ khí trong 2 tháng đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc.Thiết kế xe tăng đa tháp pháo cũng là một sai lầm lớn khiến thiết kế này không được ưa chuộng giai đoạn về sau. Bởi trưởng xe, pháo thủ chỉ có thể tập trung sự chú ý của mình theo một hướng tại một thời điểm và do đó việc thiết kế nhiều tháp pháo để bắn theo nhiều hướng khác nhau là hết sức "vớ vẩn".Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí chống tăng cũng là một trong những nguyên do khiến xe tăng T-28 bị “thảm sát”.
Được sản xuất tại nhà máy Kirov ở Leningrad từ năm 1932, T-28 là một trong những chiếc xe tăng đa tháp pháo đầu tiên của Liên Xô và nó cũng được xem là một trong những xe tăng hạng trung đầu tiên trên thế giới.
Khi mới ra đời và xuất hiện trong các cuộc duyệt binh hoành tráng, xe tăng T-28 được coi là niềm tự hào của Hồng quân Liên Xô, là biểu tượng sức mạnh "khủng khiếp" của Liên bang Xô Viết trên thế giới. 503 chiếc đã được chế tạo từ năm 1932-1941.
Thực vậy, vào thời điểm những năm 1930 hiếm có xe tăng nào "khủng" nhưng T-28 với trọng lượng lên tới 28 tấn, dài 7,44m, rộng 2,87m và cao 2,82m.
Đặc biệt, chiếc xe tăng "khổng lồ" này được trang bị tới 5 tháp pháo biến nó trở thành một pháo đài di động đáng sợ.
Ở giữa trung tâm thân xe là tháp pháo lớn nhất trang bị khẩu đại pháo KT-28 76,2mm với 70 viên đạn.
Các phiên bản cải tiến sau này như T-28-85 thì người ta thay khẩu KT-28 bằng khẩu F30 85mm có sức công phá mạnh hơn.
4 góc quanh tháp pháo chính được bố trí 4 tháp pháo nhỏ với trung liên DT 7,62mm cùng 8.000 viên đạn cho khả năng chế áp bộ binh đối phương một cách khủng khiếp nhất.
Về giáp tăng, nguyên mẫu ban đầu chỉ dày chừng 30-40mm, đến mẫu T-28E ra đời năm 1940 thì lớp giáp trước được tăng cường lên 80mm - đủ sức chống mọi loại đạn xuyên giáp mạnh nhất thời bấy giờ.
Dù cho sở hữu hỏa lực “khủng” cùng lớp giáp cực giày, thế nhưng số phận xe tăng T-28 lại không hề vẻ vang mà đầy những thất bại ê chề trong cuộc chiến tranh Phần Lan 1940 và giai đoạn đầu CTTG 2, để rồi sau đó là sự kết thúc vĩnh viễn một cỗ tăng biểu tượng sức mạnh Liên Xô những năm 1930.
Biểu tượng sức mạnh Liên Xô được tung vào cuộc chiến tranh Phần Lan với số lượng hàng trăm chiếc tưởng như sẽ giành được chiến thắng chớp nhoáng, thế nhưng theo các sử gia thì chỉ trong cuộc chiến này 200 chiếc T-28 đã bị Quân đội Phần Lan loại khỏi vòng chiến. Đó thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng.
Thế nhưng, cơn ác mộng vẫn chưa kết thúc, tháng 6/1941 Đức xâm lược Liên Xô, chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu. Khi đó 411 chiếc T-28 được tung vào trận chiến (gồm một số xe được sửa lại từ cuộc chiến Phần Lan), và chỉ sau 2 tháng đầu tiên cuộc chiến...phần lớn số T-28 bị diệt gọn, bị bắt sống.
Chỉ còn một số lượng cực kỳ ít ỏi T-28 tham gia chiến dịch phòng thủ Moscow và Leningrad, không rõ số phận thê thảm của chúng. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại 3 chiếc T-28 được đem ra trưng bày bảo tàng.
Có nhiều lý do dẫn tới sự thất bại thảm hại của siêu tăng T-28, một trong số đó chính là hệ thống treo lạc hậu, kém hiệu quả của nó, động cơ cũng gặp nhiều vấn đề. Cho nên không ít xe tăng T-28 bị loại khỏi vòng chiến do lỗi cơ khí trong 2 tháng đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc.
Thiết kế xe tăng đa tháp pháo cũng là một sai lầm lớn khiến thiết kế này không được ưa chuộng giai đoạn về sau. Bởi trưởng xe, pháo thủ chỉ có thể tập trung sự chú ý của mình theo một hướng tại một thời điểm và do đó việc thiết kế nhiều tháp pháo để bắn theo nhiều hướng khác nhau là hết sức "vớ vẩn".
Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí chống tăng cũng là một trong những nguyên do khiến xe tăng T-28 bị “thảm sát”.