Quân đội Ukraine đã gặp khó khăn lớn khi sử dụng xe tăng Challenger 2 trên chiến trường. Trong số 14 xe tăng được chuyển giao, chỉ có 7 chiếc còn hoạt động; số còn lại một chiếc bị UAV của Nga phá hủy, 2 chiếc bị hỏng nặng trong cuộc phản công năm ngoái, nhưng đã được sửa chữa.Đặc biệt các kíp xe Challenger 2 của Ukraine chỉ ra những khó khăn về khả năng cơ động của loại xe tăng hạng nặng này, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mưa, khi các phương tiện hạng nặng thường xuyên bị mắc kẹt trong bùn lầy; điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của chúng trên chiến trường.Chưa hết, các vấn đề về công tác bảo đảm hậu cần cho xe tăng Challenger 2 hoạt động cũng làm tăng thêm sự phức tạp; việc giao các phụ tùng thay thế cần thiết từ Anh đôi khi phải mất hàng tháng và không phải lúc nào cũng có sẵn các thợ kỹ thuật có trình độ, để đảm bảo cho xe hoạt động tốt.Từng được coi là loại xe tăng hạng nặng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất thế giới, tuy nhiên những phát hiện mới tiết lộ rằng, xe tăng Challenger 2 của Ukraine hiện đang được gia cố thêm các lớp giáp, bằng những lớp giáp lồng dạng thanh dọc, được lắp đặt ở hai bên sườn và cản trước của xe.Một đoạn clip gần đây từ tạp chí The Sun của Anh giới thiệu những cải tiến này trên tăng Challenger 2 tại chiến trường Ukraine; những cải tiến này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Challenger 2 trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng của vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine.Mặc dù phương Tây từng hoài nghi những cải tiến để tăng khả năng bảo vệ của xe tăng Nga như “đội mũ sắt” cho xe, hay lắp thêm nhiều loại giáp phụ, như giáp phản ứng nổ (ERA), giáp xích, giáp lồng của xe tăng Nga; mà họ thiên về tăng độ dày cho lớp giáp bảo vệ chính.Tuy nhiên thực tế chiến trường cho thấy, xe tăng phương Tây cũng phải đi theo hướng cải tiến trên của Nga, như việc Ukraine đã tăng cường cho tăng Challenger 2 các tấm giáp phụ bằng cao su, nhằm tăng khả năng bảo vệ trước vũ khí chống tăng.Phần phía trước của thân xe được bổ sung thêm lớp giáp lồng, nhằm tăng thêm khả năng bảo vệ trước tên lửa chống tăng, bằng cách kích hoạt chúng phát nổ, trước khi chúng chạm tới lớp giáp chính của xe tăng.Ngoài ra, súng máy gắn trên tháp pháo của xe tăng Challenger 2 cũng được nâng cấp về khả năng bảo vệ cho pháo thủ, khi gắn thêm một lá chắn phía trước, nhằm giúp pháo thủ khi thò nửa người lên bắn, có thể an toàn trước đạn bộ binh của đối phương tiến công từ phía trước.Là cỗ xe bọc thép khổng lồ, nhưng xe tăng Challenger 2 cũng có “gót chân Achilles”, đó là một số khu vực nhất định dễ bị tổn thương hơn, trước các đòn đánh của vũ khí chống tăng. Một trong những khu vực như vậy là phía sau xe tăng, nơi rất dễ bị tấn công bằng tên lửa. Tương tự như vậy, phần trên cùng của tháp pháo, thường được gọi là “mái nhà”, cũng là một khu vực đáng quan tâm khác, khi các loại vũ khí chống tăng được thả từ UAV hoặc UAV tự sát, có thể tấn công từ trên cao. Trong khi khu vực này có lớp giáp rất mỏng.Điều thú vị là phần bụng của xe tăng Challenger 2, nơi được coi là cốt lõi của xe tăng, cũng là một điểm yếu. Lớp giáp bụng của xe tương đối mỏng, nếu dính mìn chống tăng có thể gây ra thiệt hại cho khoang lái hoặc khoang đạn.Một khu vực cũng được coi là “gót chân Achilles” của tăng Challenger 2, đó chính khu vực bánh xe, đặc biệt là các khu vực phía trên xích xe và bên dưới tháp pháo. Những khu vực này chỉ được bảo vệ bởi lớp giáp mỏng, nhưng lại chứa các thành phần quan trọng như nhiên liệu, đạn pháo và khoang lái. Một cú đánh thành công vào đây có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Xe tăng Challenger 2 tự hào có lớp giáp bằng một loại vật liệu tổng hợp “không được tiết lộ”, được gọi là “giáp Chobham”. Vật liệu composite này bao gồm nhiều loại “gạch men” khác nhau, được xếp lớp một cách khéo léo và đặt trong một cấu trúc kim loại, sau đó được bọc trong một lớp kim loại bên ngoài. Sự sắp xếp độc đáo này của giáp Chobham cho phép nó chống lại tên lửa chống tăng một cách hiệu quả. Khi va chạm, các lớp gốm vỡ ra, do đó hấp thụ và phân tán lực tác động. Tuy nhiên điều khó khăn là giáp Chobham rất khó định hình khi chế tạo. Khả năng phòng thủ của lớp giáp Chobham trên xe tăng Challenger 2 vẫn là một bí mật được Anh bảo vệ chặt chẽ, do những cân nhắc về an ninh. Theo đánh giá, giáp Chobham có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ hầu hết các loại vũ khí chống tăng hiện nay.Ngoài lớp giáp Chobham, Challenger 2 còn có thêm cơ chế phòng thủ “mềm” chống lại tên lửa chống tăng có điều khiển, có tên là “Bộ hỗ trợ phòng thủ (DAS)”. Hệ thống này được thiết kế để phát hiện tên lửa đang bay tới và kích hoạt kịp thời các biện pháp đối phó như phóng lựu đạn khói, nhằm ngụy trang xe tăng và gây nhầm lẫn cho hệ thống dẫn đường của tên lửa. Những cải tiến gần đây đối với xe tăng Challenger 2 do Anh cung cấp ở Ukraine cho thấy, Challenger có thể sắp thực hiện một nhiệm vụ mới. Điều quan trọng như trang Bulgarian Military nhấn mạnh, là cho đến nay, những chiếc Challenger 2 ở Ukraine mới chỉ được trang bị thêm lưới chống UAV tiêu chuẩn, thường thấy trên đỉnh tháp pháo của xe tăng.Tuy nhiên, quyết định tăng cường lớp giáp cho Challenger 2 có thể hàm ý rằng, lãnh đạo Ukraine có kế hoạch triển khai xe tăng Challenger 2 còn lại trong các hoạt động chiến đấu, ở những mặt trận trọng điểm trong thời gian tới. Cho đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng xe tăng Challenger 2 vẫn còn hạn chế, đặc biệt là sau khi 3 chiếc Challenger 2 bị quân Nga tiêu diệt. Các nguồn tin Ukraine xác nhận, một chiếc bị hư hỏng không thể sửa chữa được, trong khi hai chiếc còn lại đã được sửa chữa thành công. Tính đến ngày 10/3, chỉ một nửa trong số 14 xe tăng Challenger ở Ukraine ở trong tình trạng hoạt động bình thường. Bài báo này tiết lộ rằng lý do chính khiến tỷ lệ xe tăng sẵn sàng chiến đấu thấp như vậy bắt nguồn từ sự chậm trễ trong việc sửa chữa do xe hư hỏng thường xuyên.Vào ngày 4/9/2023, đoạn phim từ mặt trận Rabotino cho biết, chiếc Challenger 2 lần đầu tham gia chiến đấu nhưng đã bị tiêu diệt do trúng tên lửa chống tăng 9M133 Kornet.Vụ nổ sau đó đã tách tháp pháo của chiếc Challenger 2 xấu số ra khỏi thân xe và thổi bay cửa thoát hiểm của trưởng xe lên trời. Cuộc tấn công bằng tên lửa 9M133 Kornet đã dẫn đến kích nổ khoang chứa đạn của chiếc Challenger 2, khiến chiếc xe bị phá hủy hoàn toàn (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, The Sun, Sputnik).
Quân đội Ukraine đã gặp khó khăn lớn khi sử dụng xe tăng Challenger 2 trên chiến trường. Trong số 14 xe tăng được chuyển giao, chỉ có 7 chiếc còn hoạt động; số còn lại một chiếc bị UAV của Nga phá hủy, 2 chiếc bị hỏng nặng trong cuộc phản công năm ngoái, nhưng đã được sửa chữa.
Đặc biệt các kíp xe Challenger 2 của Ukraine chỉ ra những khó khăn về khả năng cơ động của loại xe tăng hạng nặng này, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mưa, khi các phương tiện hạng nặng thường xuyên bị mắc kẹt trong bùn lầy; điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của chúng trên chiến trường.
Chưa hết, các vấn đề về công tác bảo đảm hậu cần cho xe tăng Challenger 2 hoạt động cũng làm tăng thêm sự phức tạp; việc giao các phụ tùng thay thế cần thiết từ Anh đôi khi phải mất hàng tháng và không phải lúc nào cũng có sẵn các thợ kỹ thuật có trình độ, để đảm bảo cho xe hoạt động tốt.
Từng được coi là loại xe tăng hạng nặng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất thế giới, tuy nhiên những phát hiện mới tiết lộ rằng, xe tăng Challenger 2 của Ukraine hiện đang được gia cố thêm các lớp giáp, bằng những lớp giáp lồng dạng thanh dọc, được lắp đặt ở hai bên sườn và cản trước của xe.
Một đoạn clip gần đây từ tạp chí The Sun của Anh giới thiệu những cải tiến này trên tăng Challenger 2 tại chiến trường Ukraine; những cải tiến này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Challenger 2 trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng của vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine.
Mặc dù phương Tây từng hoài nghi những cải tiến để tăng khả năng bảo vệ của xe tăng Nga như “đội mũ sắt” cho xe, hay lắp thêm nhiều loại giáp phụ, như giáp phản ứng nổ (ERA), giáp xích, giáp lồng của xe tăng Nga; mà họ thiên về tăng độ dày cho lớp giáp bảo vệ chính.
Tuy nhiên thực tế chiến trường cho thấy, xe tăng phương Tây cũng phải đi theo hướng cải tiến trên của Nga, như việc Ukraine đã tăng cường cho tăng Challenger 2 các tấm giáp phụ bằng cao su, nhằm tăng khả năng bảo vệ trước vũ khí chống tăng.
Phần phía trước của thân xe được bổ sung thêm lớp giáp lồng, nhằm tăng thêm khả năng bảo vệ trước tên lửa chống tăng, bằng cách kích hoạt chúng phát nổ, trước khi chúng chạm tới lớp giáp chính của xe tăng.
Ngoài ra, súng máy gắn trên tháp pháo của xe tăng Challenger 2 cũng được nâng cấp về khả năng bảo vệ cho pháo thủ, khi gắn thêm một lá chắn phía trước, nhằm giúp pháo thủ khi thò nửa người lên bắn, có thể an toàn trước đạn bộ binh của đối phương tiến công từ phía trước.
Là cỗ xe bọc thép khổng lồ, nhưng xe tăng Challenger 2 cũng có “gót chân Achilles”, đó là một số khu vực nhất định dễ bị tổn thương hơn, trước các đòn đánh của vũ khí chống tăng. Một trong những khu vực như vậy là phía sau xe tăng, nơi rất dễ bị tấn công bằng tên lửa.
Tương tự như vậy, phần trên cùng của tháp pháo, thường được gọi là “mái nhà”, cũng là một khu vực đáng quan tâm khác, khi các loại vũ khí chống tăng được thả từ UAV hoặc UAV tự sát, có thể tấn công từ trên cao. Trong khi khu vực này có lớp giáp rất mỏng.
Điều thú vị là phần bụng của xe tăng Challenger 2, nơi được coi là cốt lõi của xe tăng, cũng là một điểm yếu. Lớp giáp bụng của xe tương đối mỏng, nếu dính mìn chống tăng có thể gây ra thiệt hại cho khoang lái hoặc khoang đạn.
Một khu vực cũng được coi là “gót chân Achilles” của tăng Challenger 2, đó chính khu vực bánh xe, đặc biệt là các khu vực phía trên xích xe và bên dưới tháp pháo. Những khu vực này chỉ được bảo vệ bởi lớp giáp mỏng, nhưng lại chứa các thành phần quan trọng như nhiên liệu, đạn pháo và khoang lái. Một cú đánh thành công vào đây có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc.
Xe tăng Challenger 2 tự hào có lớp giáp bằng một loại vật liệu tổng hợp “không được tiết lộ”, được gọi là “giáp Chobham”. Vật liệu composite này bao gồm nhiều loại “gạch men” khác nhau, được xếp lớp một cách khéo léo và đặt trong một cấu trúc kim loại, sau đó được bọc trong một lớp kim loại bên ngoài.
Sự sắp xếp độc đáo này của giáp Chobham cho phép nó chống lại tên lửa chống tăng một cách hiệu quả. Khi va chạm, các lớp gốm vỡ ra, do đó hấp thụ và phân tán lực tác động. Tuy nhiên điều khó khăn là giáp Chobham rất khó định hình khi chế tạo.
Khả năng phòng thủ của lớp giáp Chobham trên xe tăng Challenger 2 vẫn là một bí mật được Anh bảo vệ chặt chẽ, do những cân nhắc về an ninh. Theo đánh giá, giáp Chobham có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ hầu hết các loại vũ khí chống tăng hiện nay.
Ngoài lớp giáp Chobham, Challenger 2 còn có thêm cơ chế phòng thủ “mềm” chống lại tên lửa chống tăng có điều khiển, có tên là “Bộ hỗ trợ phòng thủ (DAS)”. Hệ thống này được thiết kế để phát hiện tên lửa đang bay tới và kích hoạt kịp thời các biện pháp đối phó như phóng lựu đạn khói, nhằm ngụy trang xe tăng và gây nhầm lẫn cho hệ thống dẫn đường của tên lửa.
Những cải tiến gần đây đối với xe tăng Challenger 2 do Anh cung cấp ở Ukraine cho thấy, Challenger có thể sắp thực hiện một nhiệm vụ mới. Điều quan trọng như trang Bulgarian Military nhấn mạnh, là cho đến nay, những chiếc Challenger 2 ở Ukraine mới chỉ được trang bị thêm lưới chống UAV tiêu chuẩn, thường thấy trên đỉnh tháp pháo của xe tăng.
Tuy nhiên, quyết định tăng cường lớp giáp cho Challenger 2 có thể hàm ý rằng, lãnh đạo Ukraine có kế hoạch triển khai xe tăng Challenger 2 còn lại trong các hoạt động chiến đấu, ở những mặt trận trọng điểm trong thời gian tới.
Cho đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng xe tăng Challenger 2 vẫn còn hạn chế, đặc biệt là sau khi 3 chiếc Challenger 2 bị quân Nga tiêu diệt. Các nguồn tin Ukraine xác nhận, một chiếc bị hư hỏng không thể sửa chữa được, trong khi hai chiếc còn lại đã được sửa chữa thành công.
Tính đến ngày 10/3, chỉ một nửa trong số 14 xe tăng Challenger ở Ukraine ở trong tình trạng hoạt động bình thường. Bài báo này tiết lộ rằng lý do chính khiến tỷ lệ xe tăng sẵn sàng chiến đấu thấp như vậy bắt nguồn từ sự chậm trễ trong việc sửa chữa do xe hư hỏng thường xuyên.
Vào ngày 4/9/2023, đoạn phim từ mặt trận Rabotino cho biết, chiếc Challenger 2 lần đầu tham gia chiến đấu nhưng đã bị tiêu diệt do trúng tên lửa chống tăng 9M133 Kornet.
Vụ nổ sau đó đã tách tháp pháo của chiếc Challenger 2 xấu số ra khỏi thân xe và thổi bay cửa thoát hiểm của trưởng xe lên trời. Cuộc tấn công bằng tên lửa 9M133 Kornet đã dẫn đến kích nổ khoang chứa đạn của chiếc Challenger 2, khiến chiếc xe bị phá hủy hoàn toàn (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, The Sun, Sputnik).