Lữ đoàn Giang thuyền 962 (Quân khu 9) là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm an ninh ven biển, vùng sông nước Cửu Long. Bên cạnh đó, đơn vị còn có trách nhiệm tham gia các công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai…
Trang bị của lữ đoàn hầu hết là các loại tàu chiến cao tốc cỡ nhỏ như: lớp tàu PCF (thu được của VNCH sau 1975); tàu tuần tra cao tốc ST-175 (trong nước tự đóng); tàu đổ bộ ST-2300… Trong ảnh là các tàu tuần tra cao tốc ST-175.
Tàu tuần tra kiểu ST-175 do các công ty trong nước tự nghiên cứu phát triển. Nó có chiều dài 17m, rộng 4,5m, chế tạo bằng hợp kim nhôm, trang bị 2 máy đẩy 490 mã lực cho tốc độ tối đa 22 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người (có thể chở thêm 6 người). Trong ảnh là tàu ST-175 của Lữ đoàn 962 nhìn từ phía sau. Trong ảnh là tàu đổ bộ ST-2300 đóng cho Lữ đoàn 962 đang chuẩn bị được hạ thủy ở Đà Nẵng. Tàu ST-2300 có chiều dài khoảng 27,5m, rộng 6,8m, trang bị 2 máy đẩy 560 mã lực cho tốc độ 12 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người.
Theo nhà thiết kế, ST-2300 có thể chở một đại đội bộ binh cùng vũ khí. Trong hình ảnh đồ họa này có thể thấy con tàu chở được một xe bọc thép loại M113 và một xe tăng hạng nhẹ loại PT-76.
Tàu đổ bộ kiểu ST-2300 tham gia diễn tập bắn đạn thật vào tháng 6/2014.
Một trong những trang bị chiến đấu trên vùng ven biển, sông nước của Lữ đoàn 962 là các tàu cao tốc loại PCF do Mỹ sản xuất, ta thu được sau 1975. PCF có thân vỏ nhôm, dài khoảng 15m, rộng 4m, mớn nước 1,5m. Tàu trang bị động cơ diesel GM 12V71N có công suất 480 mã lực cho tốc độ tối đa tới 21 hải lý/h đạt tầm hoạt động khoảng 590km. Trong ảnh là tàu PCF của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Nguyên bản PCF được trang bị hỏa lực đại liên hạng nặng M2 12,7mm, súng cối 81mm và trung liên M60 7,62mm. Tuy nhiên, theo các thông tin mới nhất thì Việt Nam đã nâng cấp một phần trang bị trên các tàu PCF, theo đó thay các khẩu M2, M60 bằng súng máy do Việt Nam sản xuất theo thiết kế của Nga. Trong ảnh là bệ vũ khí lắp đại liên 12,7mm NSV và cối 81mm (nguyên bản).
Lữ đoàn Giang thuyền 962 (Quân khu 9) là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm an ninh ven biển, vùng sông nước Cửu Long. Bên cạnh đó, đơn vị còn có trách nhiệm tham gia các công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai…
Trang bị của lữ đoàn hầu hết là các loại tàu chiến cao tốc cỡ nhỏ như: lớp tàu PCF (thu được của VNCH sau 1975); tàu tuần tra cao tốc ST-175 (trong nước tự đóng); tàu đổ bộ ST-2300… Trong ảnh là các tàu tuần tra cao tốc ST-175.
Tàu tuần tra kiểu ST-175 do các công ty trong nước tự nghiên cứu phát triển. Nó có chiều dài 17m, rộng 4,5m, chế tạo bằng hợp kim nhôm, trang bị 2 máy đẩy 490 mã lực cho tốc độ tối đa 22 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người (có thể chở thêm 6 người). Trong ảnh là tàu ST-175 của Lữ đoàn 962 nhìn từ phía sau.
Trong ảnh là tàu đổ bộ ST-2300 đóng cho Lữ đoàn 962 đang chuẩn bị được hạ thủy ở Đà Nẵng. Tàu ST-2300 có chiều dài khoảng 27,5m, rộng 6,8m, trang bị 2 máy đẩy 560 mã lực cho tốc độ 12 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người.
Theo nhà thiết kế, ST-2300 có thể chở một đại đội bộ binh cùng vũ khí. Trong hình ảnh đồ họa này có thể thấy con tàu chở được một xe bọc thép loại M113 và một xe tăng hạng nhẹ loại PT-76.
Tàu đổ bộ kiểu ST-2300 tham gia diễn tập bắn đạn thật vào tháng 6/2014.
Một trong những trang bị chiến đấu trên vùng ven biển, sông nước của Lữ đoàn 962 là các tàu cao tốc loại PCF do Mỹ sản xuất, ta thu được sau 1975. PCF có thân vỏ nhôm, dài khoảng 15m, rộng 4m, mớn nước 1,5m. Tàu trang bị động cơ diesel GM 12V71N có công suất 480 mã lực cho tốc độ tối đa tới 21 hải lý/h đạt tầm hoạt động khoảng 590km. Trong ảnh là tàu PCF của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Nguyên bản PCF được trang bị hỏa lực đại liên hạng nặng M2 12,7mm, súng cối 81mm và trung liên M60 7,62mm. Tuy nhiên, theo các thông tin mới nhất thì Việt Nam đã nâng cấp một phần trang bị trên các tàu PCF, theo đó thay các khẩu M2, M60 bằng súng máy do Việt Nam sản xuất theo thiết kế của Nga. Trong ảnh là bệ vũ khí lắp đại liên 12,7mm NSV và cối 81mm (nguyên bản).