Hai chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam thuộc lớp tàu Gepard 3.9 (Project 11661E) do Nga đóng được vinh dự mang tên 2 vị vua nổi tiếng trong lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước: Đinh Tiên Hoàng (phiên hiệu HQ-011) và Lý Thái Tổ (phiên hiệu HQ-012). Trong ảnh, 2 “vị vua” sừng sững đứng trên cầu cảng Lữ đoàn tàu chiến 162, quân cảng Cam Ranh.
Gần đó là các tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE sẽ sát cánh chiến đấu cùng 2 “vị vua”.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn, dài hơn 100m, thủy thủ đoàn 100 người, được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ (gồm 8 tên lửa chống tàu Uran-E; tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma; hải pháo AK-176 và pháo phòng không AK-630M) cùng hệ thống cảm biến hiện đại.
Sân đỗ trực thăng ở đuôi tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, khe giữa nơi đặt bệ pháo AK-630M có thể đút vừa trực thăng săn ngầm Ka-28 (gấp cánh quạt) mà Việt Nam có trong biên chế (thuộc Lữ đoàn Không quân Hải quân 954).
Bên trong đài chỉ huy tàu hộ vệ tàng hình HQ-011 Đinh Tiên Hoàng. Có thể thấy rõ rất nhiều thiết bị điều khiển trên tàu được số hóa, hiển thị trên màn hình màu.
Sĩ quan chỉ huy tàu Đinh Tiên Hoàng tác nghiệp trên hệ thống quản lý phòng máy (hệ thống động cơ tàu).
Nụ cười anh thợ máy tàu Đinh Tiên Hoàng. Theo thiết kế, tàu hộ vệ Gepard 3.9 được trang bị hệ thống động lực CODOG với 2 động cơ tuốc bin khí, một động cơ diesel và 3 bộ giao điện diesel, tốc độ tối đa tàu đạt 28 hải lý/h, tầm hoạt động với tốc độ kinh tế 10 hải lý/h là 7.000km, dự trữ hành trình 15 ngày.
Kíp sĩ quan - thủy thủ tàu bên trong phòng điều hành các hệ thống.
Chiến sĩ huấn luyện vận hành thiết bị ngắm bắn pháo phòng không AK-630 trên tàu Đinh Tiên Hoàng.
Hai “vị vua Đinh – Lý” tiến ra Biển Đông làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Ảnh chụp từ tàu Đinh Tiên Hoàng.
Hai chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam thuộc lớp tàu Gepard 3.9 (Project 11661E) do Nga đóng được vinh dự mang tên 2 vị vua nổi tiếng trong lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước: Đinh Tiên Hoàng (phiên hiệu HQ-011) và Lý Thái Tổ (phiên hiệu HQ-012). Trong ảnh, 2 “vị vua” sừng sững đứng trên cầu cảng Lữ đoàn tàu chiến 162, quân cảng Cam Ranh.
Gần đó là các tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE sẽ sát cánh chiến đấu cùng 2 “vị vua”.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn, dài hơn 100m, thủy thủ đoàn 100 người, được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ (gồm 8 tên lửa chống tàu Uran-E; tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma; hải pháo AK-176 và pháo phòng không AK-630M) cùng hệ thống cảm biến hiện đại.
Sân đỗ trực thăng ở đuôi tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, khe giữa nơi đặt bệ pháo AK-630M có thể đút vừa trực thăng săn ngầm Ka-28 (gấp cánh quạt) mà Việt Nam có trong biên chế (thuộc Lữ đoàn Không quân Hải quân 954).
Bên trong đài chỉ huy tàu hộ vệ tàng hình HQ-011 Đinh Tiên Hoàng. Có thể thấy rõ rất nhiều thiết bị điều khiển trên tàu được số hóa, hiển thị trên màn hình màu.
Sĩ quan chỉ huy tàu Đinh Tiên Hoàng tác nghiệp trên hệ thống quản lý phòng máy (hệ thống động cơ tàu).
Nụ cười anh thợ máy tàu Đinh Tiên Hoàng. Theo thiết kế, tàu hộ vệ Gepard 3.9 được trang bị hệ thống động lực CODOG với 2 động cơ tuốc bin khí, một động cơ diesel và 3 bộ giao điện diesel, tốc độ tối đa tàu đạt 28 hải lý/h, tầm hoạt động với tốc độ kinh tế 10 hải lý/h là 7.000km, dự trữ hành trình 15 ngày.
Kíp sĩ quan - thủy thủ tàu bên trong phòng điều hành các hệ thống.
Chiến sĩ huấn luyện vận hành thiết bị ngắm bắn pháo phòng không AK-630 trên tàu Đinh Tiên Hoàng.
Hai “vị vua Đinh – Lý” tiến ra Biển Đông làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Ảnh chụp từ tàu Đinh Tiên Hoàng.