YF-23 là mẫu thử nghiệm công nghệ tiêm kích tàng hình được Tập đoàn Northrop và McDonnell Douglas phát triển từ cuối những năm 1980 trong chương trình tiêm kích chiến thuật tiên tiến ATF của Không quân Mỹ. Đối thủ của YF-23 trong chương trình ATF là YF-22 do Lockheed phát triển.So với mẫu YF-22 - mà sau này chính là F-22 Raptor, tiêm kích tàng hình YF-23 sở hữu thiết kế khí động học cực kỳ độc đáo. Nhìn từ trên cao, YF-23 có cánh chính kiểu “kim cương” và không có cánh ổn định ngang ở đuôi.YF-23 có chiều dài 20,6m, sải cánh 13,3m, cao 4,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 29 tấn.Một trong những điểm ấn tượng nhất ngoài cặp cánh trên tiêm kích YF-23, đó chính là thiết kế miệng xả động cơ của máy bay. Theo đó, thay vì hướng sang ngang như động cơ truyền thống, miệng xả động cơ hướng lên trên đem lại khả năng che chắn hồng ngoại khá tốt.Miệng máng phun phản lực phủ lót phía sau với gạch cách nhiệt được phát triển bởi hãng Allison, gạch cách nhiệt ngăn chặn khả năng phát hiện hồng ngoại từ phía sau. Mọi bề mặt điều khiển được kết hợp với nhau qua Hệ thống quản lý phương tiện để cung cấp "net effect - kết quả tính" cho việc điều khiển khí động học.YF-23 được trang bị động cơ chu kỳ biến General Electric YF120, và mặc dù loại động cơ này tuy được coi là yếu hơn mẫu YF119 trên YF-22, nhưng YF-23 vẫn có khả năng hành trình siêu tốc ở tốc độ Mach 1.4 (khoảng 1.700 km/h).Ở khả năng tăng tốc, tiêm kích tàng hình YF-23 tốt hơn so với YF-22. Thiết kế của Northrop có phạm vi hoạt động 4.500 km xa hơn so với 3.200 km của Lockheed. YF-23 có khả năng tăng tốc, tầm bay xa và tính năng tàng hình tốt hơn so với YF-22. Nhưng YF-22 lại tỏ ra linh hoạt hơn, đặc biệt là trong các tình huống cơ động trong phạm vi gần nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy.YF-23 có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 2,2+ tức là 2.335km/h, bán kính tác chiến 1.380-1.480km, trần bay tối đa 19,8km. Các thông số này tương đương với mẫu YF-22.Phần còn lại về radar và vũ khí chưa được thử nghiệm nên khó đánh giá được giữa hai loại máy bay. Tuy nhiên, một số nhà phân tích quân sự cho rằng, nếu YF-23 được chọn, nó có thể trở thành tiêm kích xuất sắc hơn so với F-22 Raptor. Dù vậy, sau cùng thì tiêm kích YF-22 đã giành chiến thắng trước YF-23 vào tháng 4/1991. Là kẻ thua cuộc, YF-23 sau cùng được chuyển tới bảo tàng vào mùa hè năm 1996.Thiết kế động cơ có phần đỉnh hơn YF-22, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ đánh giá cao với loại máy bay này. Vậy tại sao YF-23 lại thất bại trước YF-22? Theo National Interest, có mấy lý do sau, mà đầu tiên chính là do nhà thiết kế Northrop và McDonnell Douglas mang tiếng xấu trong chương trình B-2 và máy bay tấn công A-12 khiến Lầu Năm Góc không hài lòng. Họ lo ngại điều tương tự sẽ xảy đến với ATF, chính vì thế họ đã quyết định trao cơ hội cho Lockheed Martin với YF-22.Lý do tiếp theo do tầm nhìn trong thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình. Trong khi Northrop tuân thủ một cách "máy móc" yêu cầu của Không quân Mỹ với ATF thì Lockheed thể hiện tầm nhìn xa hơn những gì Không quân Mỹ đề ra. Thiết kế của YF-23 là sự kết hợp tuyệt đối giữa tốc độ, độ cao và tàng hình. Trong khi đó quan điểm của Bộ chỉ huy tác chiến trên không Mỹ hoài nghi về khả năng hoạt động hiệu quả của tính năng tàng hình trong thực tế. Thay vào đó, họ muốn chắc chắn rằng máy bay trong dự án ATF phải đủ linh hoạt để đánh bại các mối đe dọa không chiến trong tầm nhìn.Ngoài ra, nguyên do YF-23 không được lựa chọn là từ vấn đề Hải quân Mỹ. Dù không tham gia ATF, nhưng Hải quân Mỹ vẫn nắm trong tay một phần quyền lựa chọn nhà thắng cuộc. Ở thời điểm đó, hải quân đang theo đuổi chương trình Máy bay Chiến thuật Hải quân Tiên tiến (NATF). Hải quân Mỹ kỳ vọng phiên bản hải quân của YF-22 sẽ là một thiết kế lai giữa Raptor và F-14 Tomcat. Tất nhiên là YF-23 không hấp dẫn được các quan chức Hải quân Mỹ.
YF-23 là mẫu thử nghiệm công nghệ tiêm kích tàng hình được Tập đoàn Northrop và McDonnell Douglas phát triển từ cuối những năm 1980 trong chương trình tiêm kích chiến thuật tiên tiến ATF của Không quân Mỹ. Đối thủ của YF-23 trong chương trình ATF là YF-22 do Lockheed phát triển.
So với mẫu YF-22 - mà sau này chính là F-22 Raptor, tiêm kích tàng hình YF-23 sở hữu thiết kế khí động học cực kỳ độc đáo. Nhìn từ trên cao, YF-23 có cánh chính kiểu “kim cương” và không có cánh ổn định ngang ở đuôi.
YF-23 có chiều dài 20,6m, sải cánh 13,3m, cao 4,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 29 tấn.
Một trong những điểm ấn tượng nhất ngoài cặp cánh trên tiêm kích YF-23, đó chính là thiết kế miệng xả động cơ của máy bay. Theo đó, thay vì hướng sang ngang như động cơ truyền thống, miệng xả động cơ hướng lên trên đem lại khả năng che chắn hồng ngoại khá tốt.
Miệng máng phun phản lực phủ lót phía sau với gạch cách nhiệt được phát triển bởi hãng Allison, gạch cách nhiệt ngăn chặn khả năng phát hiện hồng ngoại từ phía sau. Mọi bề mặt điều khiển được kết hợp với nhau qua Hệ thống quản lý phương tiện để cung cấp "net effect - kết quả tính" cho việc điều khiển khí động học.
YF-23 được trang bị động cơ chu kỳ biến General Electric YF120, và mặc dù loại động cơ này tuy được coi là yếu hơn mẫu YF119 trên YF-22, nhưng YF-23 vẫn có khả năng hành trình siêu tốc ở tốc độ Mach 1.4 (khoảng 1.700 km/h).
Ở khả năng tăng tốc, tiêm kích tàng hình YF-23 tốt hơn so với YF-22. Thiết kế của Northrop có phạm vi hoạt động 4.500 km xa hơn so với 3.200 km của Lockheed. YF-23 có khả năng tăng tốc, tầm bay xa và tính năng tàng hình tốt hơn so với YF-22. Nhưng YF-22 lại tỏ ra linh hoạt hơn, đặc biệt là trong các tình huống cơ động trong phạm vi gần nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy.
YF-23 có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 2,2+ tức là 2.335km/h, bán kính tác chiến 1.380-1.480km, trần bay tối đa 19,8km. Các thông số này tương đương với mẫu YF-22.
Phần còn lại về radar và vũ khí chưa được thử nghiệm nên khó đánh giá được giữa hai loại máy bay. Tuy nhiên, một số nhà phân tích quân sự cho rằng, nếu YF-23 được chọn, nó có thể trở thành tiêm kích xuất sắc hơn so với F-22 Raptor. Dù vậy, sau cùng thì tiêm kích YF-22 đã giành chiến thắng trước YF-23 vào tháng 4/1991. Là kẻ thua cuộc, YF-23 sau cùng được chuyển tới bảo tàng vào mùa hè năm 1996.
Thiết kế động cơ có phần đỉnh hơn YF-22, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ đánh giá cao với loại máy bay này. Vậy tại sao YF-23 lại thất bại trước YF-22? Theo National Interest, có mấy lý do sau, mà đầu tiên chính là do nhà thiết kế Northrop và McDonnell Douglas mang tiếng xấu trong chương trình B-2 và máy bay tấn công A-12 khiến Lầu Năm Góc không hài lòng. Họ lo ngại điều tương tự sẽ xảy đến với ATF, chính vì thế họ đã quyết định trao cơ hội cho Lockheed Martin với YF-22.
Lý do tiếp theo do tầm nhìn trong thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình. Trong khi Northrop tuân thủ một cách "máy móc" yêu cầu của Không quân Mỹ với ATF thì Lockheed thể hiện tầm nhìn xa hơn những gì Không quân Mỹ đề ra. Thiết kế của YF-23 là sự kết hợp tuyệt đối giữa tốc độ, độ cao và tàng hình. Trong khi đó quan điểm của Bộ chỉ huy tác chiến trên không Mỹ hoài nghi về khả năng hoạt động hiệu quả của tính năng tàng hình trong thực tế. Thay vào đó, họ muốn chắc chắn rằng máy bay trong dự án ATF phải đủ linh hoạt để đánh bại các mối đe dọa không chiến trong tầm nhìn.
Ngoài ra, nguyên do YF-23 không được lựa chọn là từ vấn đề Hải quân Mỹ. Dù không tham gia ATF, nhưng Hải quân Mỹ vẫn nắm trong tay một phần quyền lựa chọn nhà thắng cuộc. Ở thời điểm đó, hải quân đang theo đuổi chương trình Máy bay Chiến thuật Hải quân Tiên tiến (NATF). Hải quân Mỹ kỳ vọng phiên bản hải quân của YF-22 sẽ là một thiết kế lai giữa Raptor và F-14 Tomcat. Tất nhiên là YF-23 không hấp dẫn được các quan chức Hải quân Mỹ.