D-20 là một trong những mẫu lựu pháo thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nó được phát triển từ cuối những năm 1940 và được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1955. Người ta đã quá quen thuộc D-20 khi nó xuất hiện trong mọi cuộc xung đột trên thế giới từ những năm 1960 cho tới nay và một trong số đó có cả Chiến tranh Việt Nam.Cho tới hiện tại, Việt Nam là một trong 27 nước trên thế giới vẫn còn sử dụng mẫu lựu pháo D-20 152mm được biên chế cho cả lục quân lẫn hải quân. Dù có tuổi đời hàng thập kỷ, nhưng D-20 vẫn tỏ ra là một mẫu pháo đáng tin cậy và hiệu quả trong chiến tranh hiện đại bên cạnh đó sức mạnh hỏa lực vượt trội.Kế hoạch phát triển lựu pháo D-20 được Quân đội Liên Xô thực hiện sau Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các mẫu pháo 122mm của nước này bị đánh giá đã lỗi thời và không còn hiệu quả. Để rút ngắn quá trình phát triển, D-20 kế thừa thiết kế khung pháo của mẫu lựu pháo D-74 122mm một trong những mẫu pháo kéo được Liên Xô phát triển song song với D-20.Sau khi đưa vào trang bị, D-20 nhanh chóng trở thành ngôi sao của binh chủng pháo binh Liên Xô. Nó được đưa vào sản xuất hàng loạt với hàng ngàn đơn vị. Bên cạnh đó Liên Xô cũng bắt đầu viện trợ D-20 cho các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam và trên chiến trường D-20 hoàn toàn vượt trội hơn các dòng lựu pháo cùng thời của Mỹ.Cũng như D-74, khung pháo của D-20 có hai càng cố định với 2 bánh lốp chính và hai bánh phụ ở cuối càng pháo cho phép pháo thủ di chuyển càng pháo dễ dàng hơn, bên cạnh đó là tấm chắn bảo vệ cho pháo thủ. Một điểm chung nữa giữa D-20 và D-74 là chúng đều được trang bị cụm hai ống thủy lực giảm giật được đặt ngay phía cuối nòng pháo, nòng pháo của chúng cũng có thể hạ xuống hoặc nâng lên từ -5° đến 45°.D-20 có thể bắn nhiều loại đạn pháo 152mm khác nhau do Liên Xô phát triển từ đạn phân mảnh, đạn nổ cực mạnh hoặc đạn xuyên phá. Ở một số quốc gia trong đó có Nga, để hiện đại hóa D-20 người ta còn trang bị cho mẫu pháo này các mẫu đạn pháo dẫn đường bằng laser giúp tăng độ chính xác khi bắn, tầm bắn tối đa của nó có thể đạt tới 24km.Để vận hành cỗ pháo nặng 5.7 tấn này cần tới kíp pháo thủ từ 8-10 binh sĩ đi cùng nó là một xe kéo pháo chuyên dụng thông thường là xe tải đặc chủng Ural-375 6×6 hoặc một số phương tiện cơ giới khác. Và kíp chiến đấu phải sẵn sàng cho pháo khai hỏa trong vòng 3 phút sau khi triển khai.Tốc độ bắn tối đa của D-20 từ 5-6 phát/phút tuy nhiên ở điều kiện tác chiến thông thường con số này chỉ tầm 1 phát/phút và sử dụng cơ chế bắn bán tự động với khoá nòng xoắn.Có một điều khá thú vị là từ D-20 Quân đội Liên Xô tiếp tục phát triển ra một mẫu pháo khác là pháo tự hành 2S3 Akatsiya với cỡ nòng tương đương và được đặt trên khung gầm bánh xích GM-123. Thiết kế này giúp tăng tính cơ động của D-20 lên gấp nhiều lần cũng như giúp giảm kíp pháo thủ từ 8 xuống còn 4 binh sĩ.Tất nhiên 2S3 cũng có trong trang bị của Quân đội Việt Nam và là một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất của binh chủng pháo binh, nó có tầm bắn tương tự như D-20.
D-20 là một trong những mẫu lựu pháo thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nó được phát triển từ cuối những năm 1940 và được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1955. Người ta đã quá quen thuộc D-20 khi nó xuất hiện trong mọi cuộc xung đột trên thế giới từ những năm 1960 cho tới nay và một trong số đó có cả Chiến tranh Việt Nam.
Cho tới hiện tại, Việt Nam là một trong 27 nước trên thế giới vẫn còn sử dụng mẫu lựu pháo D-20 152mm được biên chế cho cả lục quân lẫn hải quân. Dù có tuổi đời hàng thập kỷ, nhưng D-20 vẫn tỏ ra là một mẫu pháo đáng tin cậy và hiệu quả trong chiến tranh hiện đại bên cạnh đó sức mạnh hỏa lực vượt trội.
Kế hoạch phát triển lựu pháo D-20 được Quân đội Liên Xô thực hiện sau Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các mẫu pháo 122mm của nước này bị đánh giá đã lỗi thời và không còn hiệu quả. Để rút ngắn quá trình phát triển, D-20 kế thừa thiết kế khung pháo của mẫu lựu pháo D-74 122mm một trong những mẫu pháo kéo được Liên Xô phát triển song song với D-20.
Sau khi đưa vào trang bị, D-20 nhanh chóng trở thành ngôi sao của binh chủng pháo binh Liên Xô. Nó được đưa vào sản xuất hàng loạt với hàng ngàn đơn vị. Bên cạnh đó Liên Xô cũng bắt đầu viện trợ D-20 cho các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam và trên chiến trường D-20 hoàn toàn vượt trội hơn các dòng lựu pháo cùng thời của Mỹ.
Cũng như D-74, khung pháo của D-20 có hai càng cố định với 2 bánh lốp chính và hai bánh phụ ở cuối càng pháo cho phép pháo thủ di chuyển càng pháo dễ dàng hơn, bên cạnh đó là tấm chắn bảo vệ cho pháo thủ. Một điểm chung nữa giữa D-20 và D-74 là chúng đều được trang bị cụm hai ống thủy lực giảm giật được đặt ngay phía cuối nòng pháo, nòng pháo của chúng cũng có thể hạ xuống hoặc nâng lên từ -5° đến 45°.
D-20 có thể bắn nhiều loại đạn pháo 152mm khác nhau do Liên Xô phát triển từ đạn phân mảnh, đạn nổ cực mạnh hoặc đạn xuyên phá. Ở một số quốc gia trong đó có Nga, để hiện đại hóa D-20 người ta còn trang bị cho mẫu pháo này các mẫu đạn pháo dẫn đường bằng laser giúp tăng độ chính xác khi bắn, tầm bắn tối đa của nó có thể đạt tới 24km.
Để vận hành cỗ pháo nặng 5.7 tấn này cần tới kíp pháo thủ từ 8-10 binh sĩ đi cùng nó là một xe kéo pháo chuyên dụng thông thường là xe tải đặc chủng Ural-375 6×6 hoặc một số phương tiện cơ giới khác. Và kíp chiến đấu phải sẵn sàng cho pháo khai hỏa trong vòng 3 phút sau khi triển khai.
Tốc độ bắn tối đa của D-20 từ 5-6 phát/phút tuy nhiên ở điều kiện tác chiến thông thường con số này chỉ tầm 1 phát/phút và sử dụng cơ chế bắn bán tự động với khoá nòng xoắn.
Có một điều khá thú vị là từ D-20 Quân đội Liên Xô tiếp tục phát triển ra một mẫu pháo khác là pháo tự hành 2S3 Akatsiya với cỡ nòng tương đương và được đặt trên khung gầm bánh xích GM-123. Thiết kế này giúp tăng tính cơ động của D-20 lên gấp nhiều lần cũng như giúp giảm kíp pháo thủ từ 8 xuống còn 4 binh sĩ.
Tất nhiên 2S3 cũng có trong trang bị của Quân đội Việt Nam và là một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất của binh chủng pháo binh, nó có tầm bắn tương tự như D-20.