Hãng thông tấn Reuters vừa cho đăng tải phòng sự ảnh khá đặc biệt về Quân đội Triều Tiên và cũng có thể được xem là cường quốc hạt nhân trên thế giới, phóng sự ảnh trên được Reuters thực hiện từ năm 2006-2015 và được chụp trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của Quân đội Triều Tiên.Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011 lãnh đạo tối cao của Triều Tiên là ông Kim Jong Un đã có hàng loạt thay đổi mạnh mẽ đối với Quân đội Triều Tiên từ thay đổi cơ cấu quân đội cho đến việc hiện đại hóa kho vũ khí của nước này.Trọng tâm phát triển của Quân đội Triều Tiên trong suốt những năm qua vẫn là công nghệ tên lửa và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này với các lần thử vũ khí hạt nhân liên tiếp gần đây. Trong ảnh là tổ hợp pháo phản lực 300mm thế hệ mới của Quân đội Triều Tiên được giới thiệu vào đầu năm nay.Có một điều khá thú vị là sở hữu lực lượng quân sự đứng hàng top thế giới nhưng ông Kim Jong Un lại chưa từng tham gia bất cứ đợt huấn luyện quân sự chính thức nào của Triều Tiên.Khoảng 70% quân số lục quân và 50% quân số không quân, hải quân Triều Tiên được triển khai trong phạm vi 100km sát khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên (theo số liệu năm 2014).Quân số chính thức của Quân đội Triều Tiên theo số liệu năm 2012 là 1.190.000 quân và gần 6.5 triệu quân dự bị và giống như Hàn Quốc nghĩa vụ quân sự ở Triều Tiên là bắt buộc đối với nam giới lẫn nữ giới từ 17 tuổi trở lên.Trong ảnh là đội hình pháo kéo D-20 152mm của Quân đội Triều Tiên trong một đợt tập trận.Kho vũ khí của Triều Tiên hoàn toàn vượt trội hơn so với Hàn Quốc với hơn 4.100 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 8.500 khẩu pháo các loại, 5.100 bệ phóng tên lửa cùng hàng ngàn đơn vị tên lửa phòng không các loại.Hầu hết mọi công dân Triều Tiên đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp Trung Học, đối với nam giới là 10 năm và nữ giới là 7 năm.Những ai học tiếp đại học sau khi tốt nghiệp chỉ cần đi nghĩa vụ 5 năm. Và các sinh viên học các ngành khoa học chỉ cần đi nghĩa vụ quân sự trong 3 năm, quy định này được ông Kim Jong-un đưa ra năm 2015 nhằm khuyến khích người dân nghiên cứu khoa học.Do đó ta có thể dễ dàng nhận thấy quân đội đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động xã hội của Triều Tiên.Trong ảnh là một đơn vị dân quân tự vệ của Triều Tiên nhưng họ được trang bị không khác gì một đơn vị vũ trang của nước này và chỉ khác nhau về quân phục.Bên cạnh lực lượng lục quân đông nhất thế giới Triều Tiên còn sở hữu 1.300 máy bay quân sự các loại tuy nhiên đa phần chúng đều đã lỗi thời thậm chí nhiều chiếc trong số đó có từ thời Chiến tranh Triều Tiên.Hải quân Triều Tiên cũng không kém cạnh khi được trang bị hơn 700 tàu chiến các loại trong đó cơ hơn 70 chiếc tàu ngầm tấn công mặc dù đa số chúng đều đã lỗi thời. Trong ảnh là các tàu đổ bộ khí đệm trong một đợt tập trận đổ bộ.Chương trình phát triển công nghệ tên lửa của Triều Tiên được khởi động từ những năm 1960 nhưng phải đến cuối những năm 1970 nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ.Hình ảnh dàn pháo tự hành 170mm Koksan hơn 100 khẩu của Triều Tiên trong đợt tập trận vào tháng 3 năm nay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Kim Jong Un.Năm 2015, Triều Tiên cũng ban hành quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc với nữ giới từ 17 tuổi trở lên, trước đó nữ giới chỉ tham gia Quân đội Triều Tiên trên tinh thần tự nguyện.Dù trong thời gian gần đây Triều Tiên đã cởi mở hơn trong việc tiết lộ một phần bí mật về quân đội nước này nhưng trên thực tế thì những gì thế giới biết về Bình Nhưỡng vẫn còn khá hạn chế.Trong khi đó bất chấp các lệnh cấm vận mới từ Liên Hợp Quốc về chương trình tên lửa và hạt nhân của mình Triều Tiên vẫn kiên trì đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa quân đội nhằm đối phó với khả năng bị xâm lược từ bên ngoài.
Hãng thông tấn Reuters vừa cho đăng tải phòng sự ảnh khá đặc biệt về Quân đội Triều Tiên và cũng có thể được xem là cường quốc hạt nhân trên thế giới, phóng sự ảnh trên được Reuters thực hiện từ năm 2006-2015 và được chụp trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của Quân đội Triều Tiên.
Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011 lãnh đạo tối cao của Triều Tiên là ông Kim Jong Un đã có hàng loạt thay đổi mạnh mẽ đối với Quân đội Triều Tiên từ thay đổi cơ cấu quân đội cho đến việc hiện đại hóa kho vũ khí của nước này.
Trọng tâm phát triển của Quân đội Triều Tiên trong suốt những năm qua vẫn là công nghệ tên lửa và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này với các lần thử vũ khí hạt nhân liên tiếp gần đây. Trong ảnh là tổ hợp pháo phản lực 300mm thế hệ mới của Quân đội Triều Tiên được giới thiệu vào đầu năm nay.
Có một điều khá thú vị là sở hữu lực lượng quân sự đứng hàng top thế giới nhưng ông Kim Jong Un lại chưa từng tham gia bất cứ đợt huấn luyện quân sự chính thức nào của Triều Tiên.
Khoảng 70% quân số lục quân và 50% quân số không quân, hải quân Triều Tiên được triển khai trong phạm vi 100km sát khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên (theo số liệu năm 2014).
Quân số chính thức của Quân đội Triều Tiên theo số liệu năm 2012 là 1.190.000 quân và gần 6.5 triệu quân dự bị và giống như Hàn Quốc nghĩa vụ quân sự ở Triều Tiên là bắt buộc đối với nam giới lẫn nữ giới từ 17 tuổi trở lên.
Trong ảnh là đội hình pháo kéo D-20 152mm của Quân đội Triều Tiên trong một đợt tập trận.
Kho vũ khí của Triều Tiên hoàn toàn vượt trội hơn so với Hàn Quốc với hơn 4.100 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 8.500 khẩu pháo các loại, 5.100 bệ phóng tên lửa cùng hàng ngàn đơn vị tên lửa phòng không các loại.
Hầu hết mọi công dân Triều Tiên đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp Trung Học, đối với nam giới là 10 năm và nữ giới là 7 năm.
Những ai học tiếp đại học sau khi tốt nghiệp chỉ cần đi nghĩa vụ 5 năm. Và các sinh viên học các ngành khoa học chỉ cần đi nghĩa vụ quân sự trong 3 năm, quy định này được ông Kim Jong-un đưa ra năm 2015 nhằm khuyến khích người dân nghiên cứu khoa học.
Do đó ta có thể dễ dàng nhận thấy quân đội đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động xã hội của Triều Tiên.
Trong ảnh là một đơn vị dân quân tự vệ của Triều Tiên nhưng họ được trang bị không khác gì một đơn vị vũ trang của nước này và chỉ khác nhau về quân phục.
Bên cạnh lực lượng lục quân đông nhất thế giới Triều Tiên còn sở hữu 1.300 máy bay quân sự các loại tuy nhiên đa phần chúng đều đã lỗi thời thậm chí nhiều chiếc trong số đó có từ thời Chiến tranh Triều Tiên.
Hải quân Triều Tiên cũng không kém cạnh khi được trang bị hơn 700 tàu chiến các loại trong đó cơ hơn 70 chiếc tàu ngầm tấn công mặc dù đa số chúng đều đã lỗi thời. Trong ảnh là các tàu đổ bộ khí đệm trong một đợt tập trận đổ bộ.
Chương trình phát triển công nghệ tên lửa của Triều Tiên được khởi động từ những năm 1960 nhưng phải đến cuối những năm 1970 nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Hình ảnh dàn pháo tự hành 170mm Koksan hơn 100 khẩu của Triều Tiên trong đợt tập trận vào tháng 3 năm nay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Kim Jong Un.
Năm 2015, Triều Tiên cũng ban hành quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc với nữ giới từ 17 tuổi trở lên, trước đó nữ giới chỉ tham gia Quân đội Triều Tiên trên tinh thần tự nguyện.
Dù trong thời gian gần đây Triều Tiên đã cởi mở hơn trong việc tiết lộ một phần bí mật về quân đội nước này nhưng trên thực tế thì những gì thế giới biết về Bình Nhưỡng vẫn còn khá hạn chế.
Trong khi đó bất chấp các lệnh cấm vận mới từ Liên Hợp Quốc về chương trình tên lửa và hạt nhân của mình Triều Tiên vẫn kiên trì đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa quân đội nhằm đối phó với khả năng bị xâm lược từ bên ngoài.