Vào những năm 1970, vai trò của một chiếc thủy phi cơ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Hải quân Trung Quốc.
Trước yêu cầu từ hải quân, Tổng công ty chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân đã phối hợp cùng với Viện thiết kế thủy phi cơ để phát triển một loại thủy phi cơ 4 động cơ.
Chiếc thủy phi cơ được định danh là SH-5, dùng cho nhiệm vụ chiến tranh hàng hải, vận chuyển hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn.
Thiết kế lai “Nga – Nhật”
SH-5 sao chép gần như toàn bộ thiết kế thủy phi cơ PS-1 của Nhật Bản về kiểu dáng thân, bố trí động cơ.
Điểm khác biệt lớn nhất là SH-5 sử dụng 2 cánh đuôi đứng, trong khi PS-1 sử dụng 1 cánh đuôi đứng với 2 cánh ổn định ngang phía trên đỉnh của cánh đuôi đứng.
|
Thủy phi cơ SH-5 lướt trên mặt nước. |
Thiết kế của SH-5 còn ảnh hưởng nhiều từ thủy phi cơ Be-6 của Liên Xô trước đây. Về bố trí mũi và cánh đuôi rất giống Be-12.
Thủy phi cơ SH-5 thiết kế phần đáy như trên tàu thuyền nhằm tăng khả năng di chuyển trên mặt nước. Hai bên cánh được bố trí thêm 2 phao phụ để tạo cân bằng khi di chuyển trên biển.
Bước đột phá
Thủy phi cơ săn ngầm SH-5 từng được xem là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Bởi trên nó trang bị những công nghệ tiên tiến do nước này tự phát triển.
Phần mũi máy bay lắp radar mạng pha điện tử thụ động Type 698. Đây có thể coi là bước đột phá của Trung Quốc trong công nghệ trinh sát đường không. SH-5 là chiếc máy bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị loại này.
Điều đặc biệt của loại radar này là nó được phát triển hoàn toàn theo các công nghệ của Trung Quốc. Tuy thông số kỹ thuật của loại radar này chưa được công bố.
|
Thủy phi cơ SH-5 được trang bị nhiều công nghệ mới do Trung Quốc tự phát triển. |
Tuy nhiên, theo một số trang mạng Trung Quốc, radar Type 698 có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly 20km, 50km với các tàu thuyền nhỏ. Radar có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 4.
SH-5 được vũ trang một pháo đôi 23mm ở trên lưng gần phía sau đuôi để đối phó với các mục tiêu trên không.
Khoang máy bay được dùng để chứa thủy lôi, bom, ngư lôi. Ngoài ra, trên cánh còn có 2 mấu treo mang được tên lửa chống tàu cận âm YJ-1 sao chép từ tên lửa P-15 Termit của Liên Xô. Tổng khối lượng vũ khí mang theo lên đến 6 tấn.
Thủy phi cơ được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Dongan WJ5A công suất 3.150 mã lực/chiếc do nước này tự sản xuất.
SH-5 đạt tốc độ tối đa 556km/h, tầm bay 4.750km, trần bay 10,2km, thời gian hoạt động liên tục 15 giờ.
Sự thật sức mạnh SH-5
Được trang bị những công nghệ mới, hỏa lực mạnh mẽ nhưng SH-5 sớm bộc lộ rõ nhiều yếu điểm. Điều này dẫn đến chỉ có 4 chiếc được chế tạo và phục vụ rất hạn chế trong Hải quân Trung Quốc.
Một trong những hạn chế của SH-5 liên quan đến vũ khí. Máy bay được trang bị tên lửa chống tàu YJ-1. Tuy nhiên, sự phát triển của YJ-1 gặp quá nhiều vấn đề kỹ thuật.
Mặt khác, kích thước “quá khổ” của YJ-1 cho thấy không mấy phù hợp để trang bị cho máy bay. Kết quả, SH-5 chỉ có thể mang bom không điều khiển. Điều này làm cho năng lực tác chiến của thủy phi cơ này được coi là kém cỏi.
|
Tên lửa chống tàu YJ-1 quá nặng, quá lớn so với khả năng mang của SH-5. |
Chưa hết, hệ thống radar Type 698 chỉ có thể phát hiện tàu ngầm khi nó nổi lên. SH-5 không được trang bị hệ thống định vị thủy âm khiến năng lực tác chiến chống ngầm chỉ là thứ yếu.
Vì vậy, mặc dù được thiết kế cho nhiệm vụ săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước. Nhưng SH-5 chưa bao giờ hoạt động đúng vai trò của nó.
Hiện tại, có 4 chiếc SH-5 hoạt động trong biên chế của Hạm đội Bắc Hải. Tuy nhiên, số thủy phi cơ này chủ yếu phục vụ cho các hoạt động đào tạo và tuần tra hàng hải, một chiếc khác được sửa đổi phục vụ cho nhiệm vụ chữa cháy.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: