Dù chia sẻ các hệ thống phòng không tương tự nhau (thời Liên Xô), nhưng nhờ chăm chút nâng cấp, Quân đội Azerbaijan có sức mạnh phòng không vượt xa Armenia. Trong xung đột, lực lượng không quân Armenia sẽ khó tạo nên bất ngờ nào nếu không vượt qua được 3 lớp phòng thủ trên không của Azerbaijan.Theo thống kê quốc tế, Quân đội Azerbaijan đã mua hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorit do Nga sản xuất với tổng giá trị hợp đồng ước tính 300 triệu USD. Ảnh: Bệ phóng tự hành tổ hợp S-300PMU2 của Azerbaijan.Tuy Armenia cũng có S-300 nhưng đó là thế hệ đầu của dòng tên lửa này với tầm bắn khoảng 100km. Trong khi S-300PMU2 là phiên bản hiện đại hóa có sức mạnh vượt trội hoàn toàn với tầm bắn ước đạt 200km, có khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn – tầm trung ngoài khả năng tiêu diệt mọi loại máy bay, tên lửa hành trình…S-300PU2 có khả năng bắn hạ các mục tiêu khí động ở cự ly 3-200km, độ cao 10m tới 27km; mục tiêu đạn đạo là 5-40km ở độ cao 2-25km. Các hệ thống kiểm soát của S-300PMU2 có thể tiêu diệt đồng thời 36 mục tiêu với khả năng dẫn đường cho 72 tên lửa cùng lúc (tỉ lệ 2 đạn/mục tiêu).Ngoài ra, Azerbaijan còn có 2-3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm siêu xa S-200 Angara với tầm bắn 200-300km, độ cao bắn chặn đến 40km.Ngoài việc mua sắm S-300PMU2, Azerbaijan đã đầu tử hàng trăm triệu USD mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 do Israel sản xuất. Loại vũ khí này có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở tầm bắn tối đa đến 70km.Israel miêu tả Barak 8 là hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa tầm xa, tiên tiến có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, bao quát phạm vi 360 độ với bệ phóng thẳng đứng, tên lửa dùng đầu dẫn radar chủ động, hai kênh dẫn dữ liệu.... Ảnh bệ phóng thẳng đứng của Barak 8.Đạn tên lửa phòng không Barak 8 được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối thiểu chỉ 500m, tối đa 70-90km tùy phiên bản, độ cao từ 0 tới 16km. Đạn tên lửa trang bị hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy cho khả năng bắn chặn các mục tiêu cơ động cao như tên lửa hành trình.Ở lưới phòng thủ tầm trung, Quân đội Azerbaijan được trang bị 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora-2TM và ít nhất hai hệ thống tên lửa Buk-MB.Buk-MB là biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu cơ sở Buk sau khi sửa chữa và thay thế hoàn toàn các bộ phận và phân hệ lạc hậu. Tất cả các thiết bị máy móc cũ đã được thay bằng linh kiện điện tử hiện đại sản xuất tại Belarus. Sau nâng cấp, mỗi xe hỏa lực có thể hoạt động trong đội hình tiểu đoàn, hoặc độc lập. Do mỗi bệ phóng cũng là một đơn vị hỏa lực độc lập, nên tiểu đoàn Buk-MB cho phép bắn đồng thời đến 6 mục tiêu bay từ mọi hướng.Hệ thống Buk-MB có khả năng bắn 2 loại tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn do Nga phát triển. Tên lửa 9M38M1 có tốc độ 850 m/s, tầm bắn 35 km, trần tiêu diệt mục tiêu 22,5 km, xác suất diệt mục tiêu 0,71. Tên lửa 9M317 có tốc độ 1.230 m/s, tầm bắn 42 km, độ cao diệt mục tiêu 25 km và độ chính xác 0,78.Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Quân đội Azerbaijan có tới vài khẩu đội tên lửa phòng không Tor-M2E nhập khẩu trực tiếp từ Nga, 80 tổ hợp tên lửa phòng không OSA-1T, 54 tổ hợp 9K35 Strela-10 và 300 bệ phóng với 1.500 đạn tên lửa vác vai Igla-S.Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2E mà Belarus mua của Nga là một trong những phiên bản mới nhất của dòng tên lửa này. Nó có đặc điểm chủ yếu gồm: cải tiến khả năng nhìn vòng của radar điều khiển hỏa lực; có đến kênh dẫn đường cho 4 tên lửa cùng lúc; phản ứng nhanh trong 7 giây; tự hành hoàn toàn. Tổ hợp trang bị 8 tên lửa 9M331 hoặc 16 quả 9M338 có phạm vi tấn công đến 16km, độ cao 10km.Tổ hợp tên lửa 9K33-1T Osa-1T do Belarus nâng cấp theo đơn hàng của Azerbaijan nâng cấp tổ hợp 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất. Sau nâng cấp, Osa-1T trang bị đạn tên lửa mới 9M33M3-1 có tầm bắn đến 20km, bổ sung hệ thống camera ngày/đêm OES-1T.Tên lửa vác vai Igla-S của Azerbaijan là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa Igla do Nga sản xuất. Tên lửa đạt tầm bắn đến 6.000m, trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại công nghệ mới cho khả năng đối phó với biện pháp gây nhiễu nhiệt từ đối phương.
Dù chia sẻ các hệ thống phòng không tương tự nhau (thời Liên Xô), nhưng nhờ chăm chút nâng cấp, Quân đội Azerbaijan có sức mạnh phòng không vượt xa Armenia. Trong xung đột, lực lượng không quân Armenia sẽ khó tạo nên bất ngờ nào nếu không vượt qua được 3 lớp phòng thủ trên không của Azerbaijan.
Theo thống kê quốc tế, Quân đội Azerbaijan đã mua hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorit do Nga sản xuất với tổng giá trị hợp đồng ước tính 300 triệu USD. Ảnh: Bệ phóng tự hành tổ hợp S-300PMU2 của Azerbaijan.
Tuy Armenia cũng có S-300 nhưng đó là thế hệ đầu của dòng tên lửa này với tầm bắn khoảng 100km. Trong khi S-300PMU2 là phiên bản hiện đại hóa có sức mạnh vượt trội hoàn toàn với tầm bắn ước đạt 200km, có khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn – tầm trung ngoài khả năng tiêu diệt mọi loại máy bay, tên lửa hành trình…
S-300PU2 có khả năng bắn hạ các mục tiêu khí động ở cự ly 3-200km, độ cao 10m tới 27km; mục tiêu đạn đạo là 5-40km ở độ cao 2-25km. Các hệ thống kiểm soát của S-300PMU2 có thể tiêu diệt đồng thời 36 mục tiêu với khả năng dẫn đường cho 72 tên lửa cùng lúc (tỉ lệ 2 đạn/mục tiêu).
Ngoài ra, Azerbaijan còn có 2-3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm siêu xa S-200 Angara với tầm bắn 200-300km, độ cao bắn chặn đến 40km.
Ngoài việc mua sắm S-300PMU2, Azerbaijan đã đầu tử hàng trăm triệu USD mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 do Israel sản xuất. Loại vũ khí này có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở tầm bắn tối đa đến 70km.
Israel miêu tả Barak 8 là hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa tầm xa, tiên tiến có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, bao quát phạm vi 360 độ với bệ phóng thẳng đứng, tên lửa dùng đầu dẫn radar chủ động, hai kênh dẫn dữ liệu.... Ảnh bệ phóng thẳng đứng của Barak 8.
Đạn tên lửa phòng không Barak 8 được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối thiểu chỉ 500m, tối đa 70-90km tùy phiên bản, độ cao từ 0 tới 16km. Đạn tên lửa trang bị hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy cho khả năng bắn chặn các mục tiêu cơ động cao như tên lửa hành trình.
Ở lưới phòng thủ tầm trung, Quân đội Azerbaijan được trang bị 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora-2TM và ít nhất hai hệ thống tên lửa Buk-MB.
Buk-MB là biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu cơ sở Buk sau khi sửa chữa và thay thế hoàn toàn các bộ phận và phân hệ lạc hậu. Tất cả các thiết bị máy móc cũ đã được thay bằng linh kiện điện tử hiện đại sản xuất tại Belarus. Sau nâng cấp, mỗi xe hỏa lực có thể hoạt động trong đội hình tiểu đoàn, hoặc độc lập. Do mỗi bệ phóng cũng là một đơn vị hỏa lực độc lập, nên tiểu đoàn Buk-MB cho phép bắn đồng thời đến 6 mục tiêu bay từ mọi hướng.
Hệ thống Buk-MB có khả năng bắn 2 loại tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn do Nga phát triển. Tên lửa 9M38M1 có tốc độ 850 m/s, tầm bắn 35 km, trần tiêu diệt mục tiêu 22,5 km, xác suất diệt mục tiêu 0,71. Tên lửa 9M317 có tốc độ 1.230 m/s, tầm bắn 42 km, độ cao diệt mục tiêu 25 km và độ chính xác 0,78.
Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Quân đội Azerbaijan có tới vài khẩu đội tên lửa phòng không Tor-M2E nhập khẩu trực tiếp từ Nga, 80 tổ hợp tên lửa phòng không OSA-1T, 54 tổ hợp 9K35 Strela-10 và 300 bệ phóng với 1.500 đạn tên lửa vác vai Igla-S.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2E mà Belarus mua của Nga là một trong những phiên bản mới nhất của dòng tên lửa này. Nó có đặc điểm chủ yếu gồm: cải tiến khả năng nhìn vòng của radar điều khiển hỏa lực; có đến kênh dẫn đường cho 4 tên lửa cùng lúc; phản ứng nhanh trong 7 giây; tự hành hoàn toàn. Tổ hợp trang bị 8 tên lửa 9M331 hoặc 16 quả 9M338 có phạm vi tấn công đến 16km, độ cao 10km.
Tổ hợp tên lửa 9K33-1T Osa-1T do Belarus nâng cấp theo đơn hàng của Azerbaijan nâng cấp tổ hợp 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất. Sau nâng cấp, Osa-1T trang bị đạn tên lửa mới 9M33M3-1 có tầm bắn đến 20km, bổ sung hệ thống camera ngày/đêm OES-1T.
Tên lửa vác vai Igla-S của Azerbaijan là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa Igla do Nga sản xuất. Tên lửa đạt tầm bắn đến 6.000m, trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại công nghệ mới cho khả năng đối phó với biện pháp gây nhiễu nhiệt từ đối phương.