Dù chia sẻ nguồn vũ khí trang bị của Quân đội Liên Xô sau 1991, nhưng Quân đội Azerbaijan khá chú trọng nâng cấp, “chịu khó” trang bị các loại vũ khí tối tân nhất so với Quân đội Armenia vốn dựa dẫm nhiều vào Nga. Thế nên, không có gì lạ khi Quân đội Azerbaijan sở hữu nhiều vũ khí “khủng” hơn so với Armenia. Hay nói cách khác, Azerbaijan được đánh giá cao hơn gần như về mọi mặt so với Armenia.Cụ thể, trong khi lực lượng xe tăng Armenia chủ yếu dựa vào nòng cốt T-72B cũ thời Liên Xô thì Azerbaijan đã đầu tư ngân sách lớn mua 100 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga. Đương nhiên, sức mạnh T-90S (về cả tấn công – phòng thủ) vượt trội dàn tăng Armenia. Trong ảnh, có thể thấy các xe tăng T-90S của Azerbaijan thậm chí còn có hệ thống phòng vệ Shtora-1 đời mới với đèn hồng ngoại (trong khi T-90S Ấn Độ chỉ dùng loại Shtora đời đầu).Trong khi T-72 của Armenia chỉ có 200 chiếc, thì với Azerbaijan, con số này lên tới 395 chiếc. Quân đội Azerbaijan còn đầu tư nâng cấp gần hết số T-72 lên chuẩn T-72 Aslan (SIM-2) của hãng Elbit Systems. Cụ thể, xe tăng T-72 SIM-2 trang bị hệ thống định vị GPS/INS, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, module giáp phản ứng nổ mới, hệ thống tác chiến điện tử...Armenia vẫn đang dùng các xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 cũ thì Quân đội Azerbaijan đã đầu tư mua 104 xe chiến đấu bộ binh BMP-3M và nâng cấp 168 chiếc BMP-2 theo gói của Elbit Systems Israel.Tương tự với lực lượng xe bọc thép chở quân, cả hai quốc gia Armenia và Azerbaijan cùng dùng các dòng BTR-60/70/80. Tuy nhiên, BTR-80 của Azerbaijan lại hiện đại hơn với module chiến đấu mới gồm pháo 2A72 30mm còn Armenia vẫn dùng loại BTR-80 đời đầu.Với hệ xe bọc thép cũ BTR-60/70, BRDM-2, Azerbaijan tự nâng cấp chúng với các module vũ khí tự động kiểu mới với pháo 23 hoặc 30mm thay súng máy 14,5mm cũ.Trang bị lựu pháo tự hành của Azerbaijan cũng vượt xa Armenia. Theo đó, Quân đội Azerbaijan đang có trong tay ít nhất 18 khẩu pháo tự hành hạng nặng 2S19 Msta-S 152mm do Nga sản xuất…Ít nhất 36 khẩu pháo tự hành tầm xa T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ, trang bị pháo 155mm L52 đạt tầm bắn 40km, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép bắn nhanh, bắn chính xác vượt xa các khẩu pháo 2S1, 2S3 cũ kỹ của Armenia.Không chỉ có vậy, pháo binh Azerbaijan còn có 24 siêu pháo tự hành 2S7 Pion - một trong những khẩu pháo có nòng lớn nhất thế giới, lên tới 203mm đạt tầm bắn xa 37,5km, hoặc 55km với đạn RAP.Trang bị pháo phản lực của Azerbaijan có 36 khẩu pháo phản lực hạng nặng BM-30 SMERCH đầy uy lực do Nga sản xuất.....đặc biệt là 18 hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 Buratino bắn ra những viên đạn nhiệt áp cỡ 227mm có sức tàn phá chỉ đứng sau bom nguyên tử.Tuy Armenia sở hữu kho tên lửa đạn đạo lớn hơn, tuy nhiên Azerbaijan cũng “không phải dạng vừa đâu”. Nước này đã mua ít nhất 30 bệ phóng pháo phản lực module IMI Lynx của Israel với 50 quả đạn tên lửa đạn đạo dẫn đường GPS EXTRA có tầm bắn 150km, độ chính xác rất cao.Ngoài ra, Azerbaijan sở hữu 3 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka với số lượng tên lửa không xác định, tầm bắn 120km.Pháo binh Azerbaijan còn có khoảng 18 khẩu pháo cối tự hành 2S31 Vena và 27 khẩu 2S9 Nona. Trong đó, loại 2S31 Vena mới được Nga sản xuất cách đây không lâu, trang bị pháo cối 120mm 2A80 có thể bắn đạn pháo (tầm bắn 13km), đạn cối (tầm 2,7km) với độ chính xác cao.
Dù chia sẻ nguồn vũ khí trang bị của Quân đội Liên Xô sau 1991, nhưng Quân đội Azerbaijan khá chú trọng nâng cấp, “chịu khó” trang bị các loại vũ khí tối tân nhất so với Quân đội Armenia vốn dựa dẫm nhiều vào Nga. Thế nên, không có gì lạ khi Quân đội Azerbaijan sở hữu nhiều vũ khí “khủng” hơn so với Armenia. Hay nói cách khác, Azerbaijan được đánh giá cao hơn gần như về mọi mặt so với Armenia.
Cụ thể, trong khi lực lượng xe tăng Armenia chủ yếu dựa vào nòng cốt T-72B cũ thời Liên Xô thì Azerbaijan đã đầu tư ngân sách lớn mua 100 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga. Đương nhiên, sức mạnh T-90S (về cả tấn công – phòng thủ) vượt trội dàn tăng Armenia. Trong ảnh, có thể thấy các xe tăng T-90S của Azerbaijan thậm chí còn có hệ thống phòng vệ Shtora-1 đời mới với đèn hồng ngoại (trong khi T-90S Ấn Độ chỉ dùng loại Shtora đời đầu).
Trong khi T-72 của Armenia chỉ có 200 chiếc, thì với Azerbaijan, con số này lên tới 395 chiếc.
Quân đội Azerbaijan còn đầu tư nâng cấp gần hết số T-72 lên chuẩn T-72 Aslan (SIM-2) của hãng Elbit Systems. Cụ thể, xe tăng T-72 SIM-2 trang bị hệ thống định vị GPS/INS, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, module giáp phản ứng nổ mới, hệ thống tác chiến điện tử...
Armenia vẫn đang dùng các xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 cũ thì Quân đội Azerbaijan đã đầu tư mua 104 xe chiến đấu bộ binh BMP-3M và nâng cấp 168 chiếc BMP-2 theo gói của Elbit Systems Israel.
Tương tự với lực lượng xe bọc thép chở quân, cả hai quốc gia Armenia và Azerbaijan cùng dùng các dòng BTR-60/70/80. Tuy nhiên, BTR-80 của Azerbaijan lại hiện đại hơn với module chiến đấu mới gồm pháo 2A72 30mm còn Armenia vẫn dùng loại BTR-80 đời đầu.
Với hệ xe bọc thép cũ BTR-60/70, BRDM-2, Azerbaijan tự nâng cấp chúng với các module vũ khí tự động kiểu mới với pháo 23 hoặc 30mm thay súng máy 14,5mm cũ.
Trang bị lựu pháo tự hành của Azerbaijan cũng vượt xa Armenia. Theo đó, Quân đội Azerbaijan đang có trong tay ít nhất 18 khẩu pháo tự hành hạng nặng 2S19 Msta-S 152mm do Nga sản xuất…
Ít nhất 36 khẩu pháo tự hành tầm xa T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ, trang bị pháo 155mm L52 đạt tầm bắn 40km, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép bắn nhanh, bắn chính xác vượt xa các khẩu pháo 2S1, 2S3 cũ kỹ của Armenia.
Không chỉ có vậy, pháo binh Azerbaijan còn có 24 siêu pháo tự hành 2S7 Pion - một trong những khẩu pháo có nòng lớn nhất thế giới, lên tới 203mm đạt tầm bắn xa 37,5km, hoặc 55km với đạn RAP.
Trang bị pháo phản lực của Azerbaijan có 36 khẩu pháo phản lực hạng nặng BM-30 SMERCH đầy uy lực do Nga sản xuất...
..đặc biệt là 18 hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 Buratino bắn ra những viên đạn nhiệt áp cỡ 227mm có sức tàn phá chỉ đứng sau bom nguyên tử.
Tuy Armenia sở hữu kho tên lửa đạn đạo lớn hơn, tuy nhiên Azerbaijan cũng “không phải dạng vừa đâu”. Nước này đã mua ít nhất 30 bệ phóng pháo phản lực module IMI Lynx của Israel với 50 quả đạn tên lửa đạn đạo dẫn đường GPS EXTRA có tầm bắn 150km, độ chính xác rất cao.
Ngoài ra, Azerbaijan sở hữu 3 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka với số lượng tên lửa không xác định, tầm bắn 120km.
Pháo binh Azerbaijan còn có khoảng 18 khẩu pháo cối tự hành 2S31 Vena và 27 khẩu 2S9 Nona. Trong đó, loại 2S31 Vena mới được Nga sản xuất cách đây không lâu, trang bị pháo cối 120mm 2A80 có thể bắn đạn pháo (tầm bắn 13km), đạn cối (tầm 2,7km) với độ chính xác cao.