Đầu những năm 1950, với những căng thẳng đang gia tăng của cuộc Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ cần một thiết bị trinh sát chiến lược tốt hơn để xác định các khả năng và ý định của Liên xô. Máy bay trinh sát đang có ở thời điểm ấy chủ yếu là những chiếc máy bay ném bom được chuyển đổi, dễ bị tổn thương bởi pháo phòng không, tên lửa, và các máy bay chiến đấu. Họ cho rằng một chiếc máy bay có thể hoạt động ở độ cao trên 20km có thể vượt quá tầm với của các máy bay chiến đấu, tên lửa và thậm chí là cả radar của Liên xô. Nó sẽ cho phép thực hiện các chuyến "bay qua"—xâm nhập vào không phận của một quốc gia để chụp ảnh từ trên không. Bản hợp đồng ban đầu được trao cho các hãng Bell, Martin, Fairchild để phát triển máy bay mới. Sau đó, các nhà lãnh đạo Tập đoàn Lockheed nghe tới dự án này và đề nghị kỹ sư hàng không Clarence Kelly Johnson thực hiện bản thiết kế. Ông này đã giới thiệu mẫu máy bay dựa trên thiết kế tiêm kích F-104 Starfighter mang tên CL-282, tuy nhiên đã bị quân đội bác bỏ, nhưng dù vậy cơ quan tình báo CIA tỏ ra hứng thú với nó. Sau một cuộc gặp với Tổng thống Eisenhower, Lockheed nhận được một hợp đồng cung cấp 20 chiếc máy bay đầu tiên. Nó được đổi tên lại thành U-2, với chữ "U" ám chỉ định danh không rõ ràng "utility" (hữu dụng). Chuyến bay đầu tiên của trinh sát cơ U-2 diễn ra tại khu vực bí ẩn 51 vào ngày 1/8/1955. U-2 có thiết kế độc nhất trên bầu trời và khiến nó trở thành mẫu máy bay khó lái nhất trên thế giới. U-2 có bộ càng hạ cánh không theo quy ước, chỉ có 2 bộ bánh ở thân máy bay. Khi cất cánh, U-2 sử dụng 2 bộ bánh ở cánh để hỗ trợ - tuy nhiên 2 bộ bánh này sẽ rơi ra sau khi cất cánh. Khi hạ cánh, nó chỉ 2 càng hạ cánh ở giữa thân.
U-2 có chiều dài 19,2m nhưng sải cánh dài tới 31,4m, cao 4,88m, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ là 18,1 tấn. Nó được xem là chiếc máy bay mỏng manh nhất của Quân đội Mỹ.Máy bay trinh sát tầng cao U-2 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt General Electric F118-101 có lực đẩy 84,5kN cho tốc độ tối đa 805km/h, tầm bay 10.300km. Điểm lợi thế lớn nhất của U-2 là mẫu máy bay này có trần bay đạt tới hơn 21,3km. Ở độ cao tối đa, nếu bị chết động cơ, U-2 vẫn có thể bay liệng đến 402km. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô không có vũ khí nào có khả năng bắn rơi U-2 trên bầu trời – những máy bay MiG có trần bay 3km thấp hơn so với U-2. Hệ thống điều khiển của chiếc U-2 được thiết kế theo tính năng và độ cao bay thông thường mà chiếc máy bay được dự định hoạt động, hệ thống điều khiển cung cấp phản ứng phản hồi điều khiển nhẹ ở độ cao hoạt động. Tuy nhiên, ở những độ cao thấp với mật độ không khí cao và sự thiếu hụt hệ thống trợ lực điều khiển khiến chiếc máy bay rất khó điều khiển. Hoạt động điều khiển phải rất lớn để có được phản hồi mong muốn trong cao độ bay, cần một sức mạnh thể chất lớn để thực hiện điều khiển theo cách này. Phi công U-2 phải mặc bộ đồ bay khác hoàn toàn so với những bộ đồ bay thông thường.
Họ mặc bộ đồ phi hành giống như phi hành gia vũ trụ. Bộ đồ cung cấp khí ôxy và bảo hộ khẩn cấp cho phi công trong trường hợp áp suất cabin mất ở độ cao (cabin được điều áp ở mức xấp xỉ 8,8km). Để ngăn giảm ôxy máu và giảm khả năng bị ảnh hưởng do giảm áp các phi công có một bộ quần áo điều áp hoàn toàn và bắt đầu thở 100% ôxy một giờ trước khi thực hiện nhiệm vụ để loại bỏ nitơ trong máu; trong khi di chuyển ra máy bay họ thở bằng một bình cung cấp ôxy cầm tay. Phi công và đội bay U-2 có thể được coi là đội bay tài năng nhất của quân đội Mỹ. Buồng lái những chiếc U-2 ngày nay đã được hiện đại hóa với các màn hình hiển thị thay cho các loại đồng hồ.
Phi công làm việc trong chương trình U-2 đều là những phi công giỏi nhất trong nước Mỹ, được CIA chiêu mộ để chống lại Liên Xô. U-2 có thể mang theo hơn 11 tấn trang thiết bị trinh thám.
Chuyến bay trên U-2 kéo dài liên tục 12h.
Tuy có trần bay rất lớn nhưng U-2 vẫn bị Liên Xô bắn hạ vào tháng 5/1960 và bắt sống viên phi công Gary Power. Vào năm 1962, U-2 đã bay qua Cuba nhằm theo dõi lực lượng Liên Xô lắp ráp tên lửa hạt nhân – bắt đầu cho khủng hoảng Tên lửa Cuba. U-2 cũng thực hiện nhiệm vụ trinh sát miền Bắc Việt Nam vào những năm 1960, đã có một chiếc gặp trục trặc kỹ thuật và rơi ở Biên Hòa năm 1966. Sau hơn nửa thế kỷ phục vụ, cho tới tận ngày nay, 35 chiếc U-2 vẫn tiếp tục bay trong Không quân Mỹ. Tuy nhiên, sự phục vụ của U-2 sẽ kết thúc trong vài năm tới khi máy bay không người lái sẽ dần thay thế. UAV sẽ giúp Không quân Mỹ hoàn thành nhiệm vụ trinh sát mà không bị tổn thất phi công. Tuy vậy, U-2 vẫn được coi là một tượng đài công nghệ trong số các máy bay của thế kỷ.
Đầu những năm 1950, với những căng thẳng đang gia tăng của cuộc Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ cần một thiết bị trinh sát chiến lược tốt hơn để xác định các khả năng và ý định của Liên xô. Máy bay trinh sát đang có ở thời điểm ấy chủ yếu là những chiếc máy bay ném bom được chuyển đổi, dễ bị tổn thương bởi pháo phòng không, tên lửa, và các máy bay chiến đấu. Họ cho rằng một chiếc máy bay có thể hoạt động ở độ cao trên 20km có thể vượt quá tầm với của các máy bay chiến đấu, tên lửa và thậm chí là cả radar của Liên xô. Nó sẽ cho phép thực hiện các chuyến "bay qua"—xâm nhập vào không phận của một quốc gia để chụp ảnh từ trên không.
Bản hợp đồng ban đầu được trao cho các hãng Bell, Martin, Fairchild để phát triển máy bay mới. Sau đó, các nhà lãnh đạo Tập đoàn Lockheed nghe tới dự án này và đề nghị kỹ sư hàng không Clarence Kelly Johnson thực hiện bản thiết kế. Ông này đã giới thiệu mẫu máy bay dựa trên thiết kế tiêm kích F-104 Starfighter mang tên CL-282, tuy nhiên đã bị quân đội bác bỏ, nhưng dù vậy cơ quan tình báo CIA tỏ ra hứng thú với nó.
Sau một cuộc gặp với Tổng thống Eisenhower, Lockheed nhận được một hợp đồng cung cấp 20 chiếc máy bay đầu tiên. Nó được đổi tên lại thành U-2, với chữ "U" ám chỉ định danh không rõ ràng "utility" (hữu dụng). Chuyến bay đầu tiên của trinh sát cơ U-2 diễn ra tại khu vực bí ẩn 51 vào ngày 1/8/1955.
U-2 có thiết kế độc nhất trên bầu trời và khiến nó trở thành mẫu máy bay khó lái nhất trên thế giới.
U-2 có bộ càng hạ cánh không theo quy ước, chỉ có 2 bộ bánh ở thân máy bay. Khi cất cánh, U-2 sử dụng 2 bộ bánh ở cánh để hỗ trợ - tuy nhiên 2 bộ bánh này sẽ rơi ra sau khi cất cánh. Khi hạ cánh, nó chỉ 2 càng hạ cánh ở giữa thân.
U-2 có chiều dài 19,2m nhưng sải cánh dài tới 31,4m, cao 4,88m, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ là 18,1 tấn. Nó được xem là chiếc máy bay mỏng manh nhất của Quân đội Mỹ.
Máy bay trinh sát tầng cao U-2 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt General Electric F118-101 có lực đẩy 84,5kN cho tốc độ tối đa 805km/h, tầm bay 10.300km.
Điểm lợi thế lớn nhất của U-2 là mẫu máy bay này có trần bay đạt tới hơn 21,3km. Ở độ cao tối đa, nếu bị chết động cơ, U-2 vẫn có thể bay liệng đến 402km. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô không có vũ khí nào có khả năng bắn rơi U-2 trên bầu trời – những máy bay MiG có trần bay 3km thấp hơn so với U-2.
Hệ thống điều khiển của chiếc U-2 được thiết kế theo tính năng và độ cao bay thông thường mà chiếc máy bay được dự định hoạt động, hệ thống điều khiển cung cấp phản ứng phản hồi điều khiển nhẹ ở độ cao hoạt động. Tuy nhiên, ở những độ cao thấp với mật độ không khí cao và sự thiếu hụt hệ thống trợ lực điều khiển khiến chiếc máy bay rất khó điều khiển. Hoạt động điều khiển phải rất lớn để có được phản hồi mong muốn trong cao độ bay, cần một sức mạnh thể chất lớn để thực hiện điều khiển theo cách này.
Phi công U-2 phải mặc bộ đồ bay khác hoàn toàn so với những bộ đồ bay thông thường.
Họ mặc bộ đồ phi hành giống như phi hành gia vũ trụ.
Bộ đồ cung cấp khí ôxy và bảo hộ khẩn cấp cho phi công trong trường hợp áp suất cabin mất ở độ cao (cabin được điều áp ở mức xấp xỉ 8,8km). Để ngăn giảm ôxy máu và giảm khả năng bị ảnh hưởng do giảm áp các phi công có một bộ quần áo điều áp hoàn toàn và bắt đầu thở 100% ôxy một giờ trước khi thực hiện nhiệm vụ để loại bỏ nitơ trong máu; trong khi di chuyển ra máy bay họ thở bằng một bình cung cấp ôxy cầm tay.
Phi công và đội bay U-2 có thể được coi là đội bay tài năng nhất của quân đội Mỹ.
Buồng lái những chiếc U-2 ngày nay đã được hiện đại hóa với các màn hình hiển thị thay cho các loại đồng hồ.
Phi công làm việc trong chương trình U-2 đều là những phi công giỏi nhất trong nước Mỹ, được CIA chiêu mộ để chống lại Liên Xô.
U-2 có thể mang theo hơn 11 tấn trang thiết bị trinh thám.
Chuyến bay trên U-2 kéo dài liên tục 12h.
Tuy có trần bay rất lớn nhưng U-2 vẫn bị Liên Xô bắn hạ vào tháng 5/1960 và bắt sống viên phi công Gary Power. Vào năm 1962, U-2 đã bay qua Cuba nhằm theo dõi lực lượng Liên Xô lắp ráp tên lửa hạt nhân – bắt đầu cho khủng hoảng Tên lửa Cuba. U-2 cũng thực hiện nhiệm vụ trinh sát miền Bắc Việt Nam vào những năm 1960, đã có một chiếc gặp trục trặc kỹ thuật và rơi ở Biên Hòa năm 1966.
Sau hơn nửa thế kỷ phục vụ, cho tới tận ngày nay, 35 chiếc U-2 vẫn tiếp tục bay trong Không quân Mỹ. Tuy nhiên, sự phục vụ của U-2 sẽ kết thúc trong vài năm tới khi máy bay không người lái sẽ dần thay thế. UAV sẽ giúp Không quân Mỹ hoàn thành nhiệm vụ trinh sát mà không bị tổn thất phi công. Tuy vậy, U-2 vẫn được coi là một tượng đài công nghệ trong số các máy bay của thế kỷ.