Năm 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng siêu trinh sát cơ SR-71 Blackbird thực hiện các nhiệm vụ do thám miền Bắc Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất lớn và không đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin tình báo. SR-71 Blackbird (chữ SR ở đây là viết tắt của cụm từ: Strategic Reconnaissance – trinh sát chiến lược) khi đó là một trong những máy bay trinh sát mạnh nhất của Mỹ với tốc độ bay cực nhanh, trần bay cực cao. SR-71 Blackbird do hãng Lockheed nghiên cứu phát triển trên cơ sở thiết kế A-12. Chúng chính thức đưa vào phục vụ năm 1966, tổng số máy bay được sản xuất là 32 chiếc.Điểm nổi bật khi nhắc tới SR-71 chính là kiểu dáng kỳ lạ thời bấy giờ với thân dài tới 32,47m, nhưng sải cánh ngắn 16,94m. Kiểu dáng thân được thiết kế như vậy nhằm giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar giúp cho nó có thể “tàng hình”. Mặc dù trong quá trình sử dụng, SR-71 được cho là vẫn bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Kể cả trên chiến trường Việt Nam, các đài radar cảnh giới P-35 và đài đo co PRV-11 của phòng không miền Bắc hoàn toàn phát hiện được SR-71. Hai động cơ phản lực Pratt & Whitney J58-P4 của SR-71 được gắn liền với cánh máy bay. Hai động cơ này có thể giúp cho chiếc SR-71 đạt vận tốc tối đa lên tới 3.530km/h (Mach 3,2) ở độ cao 24.000m, tầm bay tối đa khoảng 5.900km và trần bay tối đa lên tới 25.900m. Ngoài động cơ cực khỏe, một giải pháp giúp cho chiếc SR-71 đạt tốc độ cực cao như vậy là nhờ vào thiết kế cửa hút gió. Cửa hút gió cho phép máy bay có thể bay đường trường ở tốc độ lớn hơn Mach 3,2 nhưng vẫn cung cấp được tốc độ luồng gió dưới tốc độ âm thanh Mach 0,5 cho các động cơ tuốc bin phản lực. Phía trước trong mỗi cửa hút gió là một chóp hình nón nhọn được gọi là "spike" vốn sẽ được khóa lại ở vị trí tận cùng phía trước khi đậu trên mặt đất hay bay với tốc độ dưới âm thanh. Trong quá trình tăng tốc bay đường trường ở vận tốc cao, chóp nón sẽ mở khóa ở tốc độ Mach 1,6 và bắt đầu một quá trình di chuyển cơ khí vận hành bằng chốt bên trong về phía sau. SR-71 thiết kế với hệ thống tiếp nhận nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm bay, tăng thời gian hoạt động trên không. Trong ảnh là máy bay tiếp dầu KC-135 đang thực hiện tiếp nhiên liệu cho chiếc SR-71. Nhằm đáp ứng yêu cầu bay ở tốc độ cao, cấu trúc và vỏ bọc của SR-71 sử dụng đến 85% titanium và 15% vật liệu composite. “Hài hước thay”, vật liệu titanium phần lớn được Lockheed nhập khẩu từ Liên Xô. SR-71 thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi dành cho một phi công duy nhất. Buồng lái thiết kế với hệ thống điều hòa nhiệt độ để đảm bảo sự sống cho phi công vì khi máy bay bay ở tốc độ Mach 3,2 thì sự gia tăng nhiệt độ bên ngoài do không khí nén trên máy bay có thể nung nóng nhiệt độ bên trong kính chắn gió lên đến 121 độ C. Buồng lái chiếc SR-71 Blackbird với bảng điều khiển chi chít đồng hồ hiển thị thông số kỹ thuật. Phi công cũng phải mặc những bộ quần áo đặc biệt để đảm bảo chịu được tốc độ và trần bay cực lớn của chiếc SR-71. Những bộ quần áo này sau đó đã được cải tiến sử dụng trên tàu con thoi khi hạ cánh. Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 31/7/1967 lần đầu tiên Mỹ đã đưa SR-71 ra trinh sát thủ đô Hà Nội. Và kể từ đó chúng liên tục sử dụng loại máy bay này ở vùng trời miền Bắc. Ngày 17/9/1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ radar P-35 và đài đo cao PRV-11 của Đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Tới tháng 11/1967, tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina đã phóng 6 quả đạn vào mục tiêu SR-71 nhưng không thể tiêu diệt. Lý do vì tốc độ của SR-71 rất lớn nên đạn tên lửa S-75 Dvina không thể đuổi kịp được mục tiêu.
Năm 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng siêu trinh sát cơ SR-71 Blackbird thực hiện các nhiệm vụ do thám miền Bắc Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất lớn và không đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin tình báo.
SR-71 Blackbird (chữ SR ở đây là viết tắt của cụm từ: Strategic Reconnaissance – trinh sát chiến lược) khi đó là một trong những máy bay trinh sát mạnh nhất của Mỹ với tốc độ bay cực nhanh, trần bay cực cao.
SR-71 Blackbird do hãng Lockheed nghiên cứu phát triển trên cơ sở thiết kế A-12. Chúng chính thức đưa vào phục vụ năm 1966, tổng số máy bay được sản xuất là 32 chiếc.
Điểm nổi bật khi nhắc tới SR-71 chính là kiểu dáng kỳ lạ thời bấy giờ với thân dài tới 32,47m, nhưng sải cánh ngắn 16,94m. Kiểu dáng thân được thiết kế như vậy nhằm giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar giúp cho nó có thể “tàng hình”. Mặc dù trong quá trình sử dụng, SR-71 được cho là vẫn bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Kể cả trên chiến trường Việt Nam, các đài radar cảnh giới P-35 và đài đo co PRV-11 của phòng không miền Bắc hoàn toàn phát hiện được SR-71.
Hai động cơ phản lực Pratt & Whitney J58-P4 của SR-71 được gắn liền với cánh máy bay.
Hai động cơ này có thể giúp cho chiếc SR-71 đạt vận tốc tối đa lên tới 3.530km/h (Mach 3,2) ở độ cao 24.000m, tầm bay tối đa khoảng 5.900km và trần bay tối đa lên tới 25.900m.
Ngoài động cơ cực khỏe, một giải pháp giúp cho chiếc SR-71 đạt tốc độ cực cao như vậy là nhờ vào thiết kế cửa hút gió. Cửa hút gió cho phép máy bay có thể bay đường trường ở tốc độ lớn hơn Mach 3,2 nhưng vẫn cung cấp được tốc độ luồng gió dưới tốc độ âm thanh Mach 0,5 cho các động cơ tuốc bin phản lực.
Phía trước trong mỗi cửa hút gió là một chóp hình nón nhọn được gọi là "spike" vốn sẽ được khóa lại ở vị trí tận cùng phía trước khi đậu trên mặt đất hay bay với tốc độ dưới âm thanh. Trong quá trình tăng tốc bay đường trường ở vận tốc cao, chóp nón sẽ mở khóa ở tốc độ Mach 1,6 và bắt đầu một quá trình di chuyển cơ khí vận hành bằng chốt bên trong về phía sau.
SR-71 thiết kế với hệ thống tiếp nhận nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm bay, tăng thời gian hoạt động trên không. Trong ảnh là máy bay tiếp dầu KC-135 đang thực hiện tiếp nhiên liệu cho chiếc SR-71.
Nhằm đáp ứng yêu cầu bay ở tốc độ cao, cấu trúc và vỏ bọc của SR-71 sử dụng đến 85% titanium và 15% vật liệu composite. “Hài hước thay”, vật liệu titanium phần lớn được Lockheed nhập khẩu từ Liên Xô.
SR-71 thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi dành cho một phi công duy nhất. Buồng lái thiết kế với hệ thống điều hòa nhiệt độ để đảm bảo sự sống cho phi công vì khi máy bay bay ở tốc độ Mach 3,2 thì sự gia tăng nhiệt độ bên ngoài do không khí nén trên máy bay có thể nung nóng nhiệt độ bên trong kính chắn gió lên đến 121 độ C.
Buồng lái chiếc SR-71 Blackbird với bảng điều khiển chi chít đồng hồ hiển thị thông số kỹ thuật.
Phi công cũng phải mặc những bộ quần áo đặc biệt để đảm bảo chịu được tốc độ và trần bay cực lớn của chiếc SR-71. Những bộ quần áo này sau đó đã được cải tiến sử dụng trên tàu con thoi khi hạ cánh.
Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 31/7/1967 lần đầu tiên Mỹ đã đưa SR-71 ra trinh sát thủ đô Hà Nội. Và kể từ đó chúng liên tục sử dụng loại máy bay này ở vùng trời miền Bắc.
Ngày 17/9/1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ radar P-35 và đài đo cao PRV-11 của Đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Tới tháng 11/1967, tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina đã phóng 6 quả đạn vào mục tiêu SR-71 nhưng không thể tiêu diệt. Lý do vì tốc độ của SR-71 rất lớn nên đạn tên lửa S-75 Dvina không thể đuổi kịp được mục tiêu.