Quân đội Trung Quốc “hổ báo” đến mức nào?

Google News

Thế giới đã nhầm nếu đánh giá quân đội PLA vẫn chỉ là một quân đội đông về lượng nhưng lạc hậu về chất với phương thức tác chiến biển người cổ điển.

Giã từ thời 'biển người, tiền pháo hậu xung'

Trong một thời gian dài, trong các cuộc tranh luận trên truyền thông. Đại đa số trên thế giới đã không đánh giá nghiêm túc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Thế giới đã nhầm nếu đánh giá quân đội PLA như một quân đội với số lượng trang thiết bị kỹ thuật ít và cũ kỹ, đồng thời với một số lượng khổng lồ binh sĩ với phương thức tác chiến biển người cổ điển.

Lực lượng vũ trang Trung Quốc được gọi là Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) là lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu lớn nhất thế giới với quân số thường trực sẵn sàng chiến đấu là 2,3 triệu quân. Luật nghĩa vụ quân sự Trung quốc bắt buộc thanh niên phải sẵn sàng nhập ngũ từ năm 18 tuổi đến 49 tuổi. Với số lượng dân cư đông nhất thế giới, chỉ cần lực lượng người tình nguyện đã vượt gấp nhiều lần con số nói trên, và không cần phải động viên cục bộ. Trong điều kiện chiến tranh, tổng động viên theo lý thuyết thì quân đội Trung Quốc sẽ có quân số là 400 triệu người. Năm 2011, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đạt mức độ khoảng 91,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước. Năm 2012, con số này đã vượt qua mốc 100 tỷ USD. Đây chỉ là con số chính thức, các chuyên gia ước tính ngân sách thực tế chi cho quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn thế nhiều.

Nhưng con số chính xác thì Trung Quốc hoàn toàn giữ bí mật. Cần phải hiểu rõ rằng, để bảo vệ đất nước, người Trung Quốc quá thừa sức, đặc biệt với lực lượng lục quân. Vì với dân số 1,4 tỷ người hoặc hơn nữa, về nguyên tắc là không thể có được bất cứ một cuộc chiến tranh xâm lược hay chiến trang cục bộ nào, ngay cả bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc càng năm càng tăng, vượt gấp đôi cả sự tăng trưởng GDP. Trung Quốc không có ý định phòng thủ, vì đơn giản Trung Quốc hiện nay gần như không có kẻ thù nào dám xâm lược. Vậy tăng ngân sách quốc phòng đồng nghĩa với việc mở rộng không gian chiến lược và sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục tiêu chiến lược.

Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã giữ bí mật tiềm lực quân sự của PLA, vũ khí trang bị và cơ sở vật chất bảo đảm. Vì vậy, trong rất nhiều năm, người Nga và cả châu Âu cho rằng PLA là quân đội nghèo nàn và không có sức chiến đấu, được trang bị những khẩu súng AK tự chế và những trang thiết bị chiến tranh cũ kỹ được viện trợ từ thời Liên bang Xô Viết. Nhưng mùa thu năm 2009, trên Quảng trường Thiên An Môn lần đầu tiên diễn ra cuộc diễu binh gây bất ngờ của Quân đội Trung Quốc.

Theo những thông báo chính thức của chính quyền Bắc Kinh, Trung Quốc đã 'khoe' 52 loại vũ khí hiện đại. Bao gồm các các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất như tên lửa đạn đạo chiến thuật và chiến lược, có tầm bắn lên đến hàng chục nghìn km. Tên lửa có cánh phóng từ mặt đất, tên lửa chống hạm trên biển và trên mặt đất, tên lửa phòng không với các loại bán kính tác chiến khác nhau. Rất nhiều loại xe tăng, xe thiết giáp, bao gồm cả xe bộ binh cơ giới BMP và xe đổ bộ đường không (song hành cùng với Liên bang Nga trong lĩnh vực sản xuất xe đổ bộ đường không mà trước đây Nga đang độc quyền) pháo hỏa tiễn, có một số mẫu máy bay không người lái, máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay trực thăng chiến đấu.

Khi các lực lượng PLA diễu hành trên quảng trường, phần lớn các lực lượng vũ trang mang theo trang bị không phải là những khẩu súng AK tự sản xuất, mà là những khẩu súng trường tự động hiện đại, theo mẫu Bullpap với thiết kế kết hợp không chỉ là Kalasnhikov mà còn có cả mẫu M16 và vũ khí châu Âu (FAMAS, L85).

Ngoài xe bộ binh chiến đấu ZBD-03, một phần nào đó được thiết kế theo mẫu BMD, còn có những chế tạo nguyên mẫu của tên lửa phòng không S-300, pháo binh tên lửa dàn chiến trường (Smetr) Cũng phải khẳng định rằng, nguyên mẫu tên lửa phòng không S-300 Trung Quốc gọi là HQ-9, tên lửa chiến trường PSZO PHL-03. Đồng thời, tên lửa phòng không ZPK tầm gần Crostal của Pháp, người Trung Quốc cũng đã copy. Tất cả các mẫu phương tiện chiến tranh này được diễu hành với niềm tự hào trên quảng trường Thiên An Môn.

Một trong những điều đáng quan tâm nhất là tên lửa hành trình có cánh phóng từ mặt đất DH-10 được bố trí trên các xe phóng cơ động với 3 tên lửa trên một xe. Có thể nói, mẫu tên lửa có cánh DH-10 của Trung Quốc rất giống với mẫu X-55 của Liên Xô. Mẫu này do Trung Quốc mua lại của Ucraina. Do bản cam kết giữa Mỹ và Nga về không phát triển tên lửa hành trình phóng từ trên mặt đât, Trung Quốc trở thành lực lượng độc quyền về tên lửa có cánh phóng từ mặt đất và rất cơ động. Với 3 đầu đạn phóng từ mặt đất từ mỗi xe cơ động, người Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong phạm vi biên giới lãnh thổ của họ. Không những thế, trên những bệ phóng cơ động, được lắp đặt các tên lửa hành trình có cánh YJ-62 mà các chuyên gia Trung Quốc quảng cáo rằng có tính năng tương đương tên lửa hành trình Tomahawk. Nhưng cũng có thể là X-55.

Ngoài ra, còn có các mẫu máy bay không người lái đặt trên xe tải. Đấy chỉ là những mẫu máy bay trinh sát chiến thuật. Với kế hoạch mua máy bay không người lái của Israel. Người Trung Quốc sẽ phát triển nhiều models máy bay không người lái nữa.

Hệ thống phòng không chiến trường của Trung Quốc cũng có những bước tiến vượt bậc, xuất hiện xe thiết giáp phòng không tự hành Type 95 (PGZ-04) nhái mẫu xe Tugunska của Nga. Đây cũng là một mẫu xe copy đầy đủ với 4 nòng pháo phòng không 25mm. Rất giống như xe thiết giáp phòng không SIDAM-25. Đồng thời có 4 ống phóng tên lửa phòng không QW-2, copy từ tên lửa IGLA-1. (Tất nhiên là không có lisence).

Trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất xe tăng, Trung Quốc đã học theo kinh nghiệm phát triển của Liên bang Xô Viết. Trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều mẫu xe tăng copy theo mẫu xe T-54. Mẫu xe T-72 người Trung Quốc mua lại được hoặc từ Rumani, hoặc từ Trung Đông, và hàng loạt xe T-72 với nhiều kiểu mẫu khác nhau. Liên bang Nga đã phát triển rất nhiều mẫu từ các thân xe cơ bản: T-72 đến T-90 và T-64 đến xe T-80 với các biến thể. Và kinh nghiệm ấy cũng được Trung Quốc phát triển. Trong cuộc diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn, người Trung Quốc đưa ra hai mẫu xe tăng hiện đại là xe tăng Type 96 và tăng Type 99 – (Туре 98G). Với model xe bộ binh cơ giới, Trung Quốc sử dụng tháp pháo xe BMP-3 cho xe thiết giáp ZBD-05 (thân xe do Trung Quốc thiết kế) và được sử dụng không chỉ cho lục quân, mà còn được dùng cho Lính thủy đánh bộ.

Đồng thời, người Trung Quốc còn trình diễn pháo tự hành SAU Type 88. (PLZ-05), Mẫu xe này rất giống mẫu xe Mstar của Nga mà Nga chưa hề bán cho Trung Quốc. Đồng thời các pháo tự hành thiết giáp bánh hơi SAU PLL-05 và PLT-02. Model của nó rất giống mẫu xe "Nona-CBK”, tất nhiên cũng là bản copy.

Máy bay tham gia diễu hành gồm có máy bay chỉ huy tác chiến trên không KJ-200, tương tự như máy bay của Nga IL-76. máy bay ném bom JH-7, máy bay tiêm kích J-11 bản copy của SU-27. J-10, là tổng hợp thiết kế của Nga và của Israel. Trong đó J-10 sử dụng động cơ phản lực của Nga, máy bay trực thăng chiến đấu WZ-9, copy theo mẫu Delphin của Pháp.

Lực lượng tên lửa của Trung Quốc rất phong phú với các loại tên lửa đạn đạo như Đông phong – 11; Đông phong -15. Trung Quốc cho biết đã kết thúc quá trình thử nghiệm với tên lửa Đông phong – 31 mang nhiều đầu đạn. Trung Quốc còn loan báo thông tin dù chưa được kiểm chứng rằng đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm bắn hàng nghìn km có khả năng tấn công cả các tầu sân bay hiện đại của Mỹ.

Không phòng thủ mà tiến công

Mùa thu năm 2009, ở Trung Quốc kết thúc đợt tập trận bắn đạn thật Stride-2009. Đợt tập trận lớn nhất trong 60 năm lịch sử Trung Quốc. Cuộc tập trân bắn đạn thật được diễn ra trên địa bàn 4 trong 7 quân khu của Trung Quốc Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu. Tham gia tập trận có 50.000 binh sĩ của lục quân và không quân, với 6 nghìn xe tăng, xe thiết giáp và xe vận tải. Trong quá trình vận động tác chiến, quân đội đã vượt qua hàng ngàn km. 4 sư đoàn binh chủng hợp thành đã hành quân bằng xe lửa và sau đó hành quân bộ với chặng đường 2.000 km với tốc độ tầu hỏa cao tốc là 350km/h.

Trong đợt huấn luyện này đã thực hành tác chiến hiệp đồng phối hợp các quân binh chủng trong điều kiện chiến tranh hiện đại, thử nghiệm các loại vũ khí trang bị mới đồng thời thử nghiệm khả năng hoạt động của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, tương tự như hệ thống GPS của Mỹ. Cần chú ý rằng, PLA triển khai không phải là các diễn tập tác chiến binh chủng đơn lẻ, cần thiết để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của của các phân đội và đơn vị độc lập, mà các bài diễn tập có ý nghĩa chiến lược, do đợt diễn tập là một sự phối hợp chiến lược của các đơn vị trong không gian chiến trường rộng lớn, có ý nghĩa quyết chiến chiến lược.

Tính chất của cuộc tập trận này hoàn toàn không có mối quan hệ nào với việc đổ bộ lên Đài Loan hoặc chống lại các hành động xâm lược. Đổ bộ Đài Loan, đấy là cuộc diễn tập của Không quân và Hải quân Trung quốc với chiều rộng tác chiến không quá 150 km và quân khu Nam Kinh, chịu trách nhiệm theo dõi Đài Loan, quân khu này hoàn toàn không tham gia.

Với lực lượng quân sự hùng hậu, nước nào có ý định gây chiến với Trung Quốc cũng phải dè chừng. Cũng phải nói thêm, tiềm lực quân sự của tất cả các nước có đường biên giới với Trung Quốc cộng lại còn ở vị trí rất xa so với tiềm lực quân sự Trung Quốc. Lực lượng tham gia diễn tập đã thao diễn các hoạt động không phải là phòng thủ, mà là tiến công. Các hoạt động tác chiến là quân đoàn tác chiến chống quân đoàn, chứ không phải là hoạt động chống khủng bố, bạo loạn hay tiêu diệt các lực lượng phản loạn gây rối đòi độc lập. Cuộc diễn tập kiểu này khiến người ta đặt câu hỏi, kẻ thù dự kiến nào mà quân đội Trung Quốc sẽ đương đầu, nếu sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại, hệ thống định vị vệ tinh và các phương tiện đảm bảo tác chiến hiện đại nhất, bao gồm cả tầu hỏa cao tốc? Cuộc diễn tập này đã dấy lên một cuộc tranh luận ở Nga về mục tiêu của nó có phải một chiến trường rộng lớn như vùng Viễn Đông của Nga hay không?

Trong 7 quân khu của Trung Quốc, quân khu Bắc Kinh và quân khu Thẩm Dương có tiềm lực quân sự mạnh nhất, có 4 trong 9 sư đoàn xe tăng và 6 trong 9 sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng. 6 trong 12 lữ đoàn xe tăng. Đồng thời có 2 sư đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn trong biên chế của quân khu Lan Châu, tác chiến trong khu vực Châu Á, Mông Cổ và dải tiền duyên từ Siberia đến Baikal. Một sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng, một lữ đoàn bộ binh cơ giới nằm trong biên chế của quân khu Tế Nam, trung tâm của Trung Quốc và là lực lượng dự bị cho các quân khu. Quân đoàn phòng thủ Bắc Kinh 38 được coi là bãi tập bắn dành cho các thủ nghiệm điều khiển binh lực trên chiến trường, đồng thời thử nghiệm các loại vũ khí mới.

Pháo binh của quân đoàn tác chiến hoàn toàn tự động hóa có độ chính xác rất cao, chưa vượt được pháo binh của Mỹ nhưng có thể nói không thua kém gì quân đội Nga. Với tốc độ nâng cấp vũ khí trang bị cho tăng thiết giáp, tốc độ tiến công theo diễn tập rất cao. Sư đoàn xe tăng số 6 của Trung Quốc hoàn toàn được tự động hóa điều khiển chiến trường và biên chế xe tăng Type 96, tốc độ tiến công của quân đoàn 38 lên đến 1.000 km trong 1 tuần, tương đương với 150 km/ngày. Trong biên chế của quân đoàn có lữ đoàn tên lửa số 4, là lữ đoàn tên lửa hiện đại mạnh nhất của Trung Quốc, trong biên chế của lữ đoàn có hệ thống tên lửa Tor. Trường bắn diễn tập thứ 2 dùng để thử nghiệm vũ khí hiện đại của lục quân Trung Quốc là quân khu hậu phương Trung Quốc Tế Nam. Trong biên chế có các loại vũ khí trang bị mới nhất cho các đơn vị của sư đoàn xe tăng số 8 và sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ số 127.

Biên chế của lực lượng vũ trang Trung Quốc bao gồm có khoảng 10.000 xe tăng chủ lực (450 Туре 90II, 1.200 Туре 96, 200 Туре 98, 400 Туре 88С, 500 Туре 88В, 1.000 Туре 80, 500 Туре 79, 200 Туре 69, 5.500 Туре 59) và 2 000 xe tăng hạng nhẹ (1.200 Туре 62, 800 Туре 63). Các xe tăng hạng nặng, hiện đại bao gồm xe Туре 90II, Туре 96 và Туре 98, xe tăng T-98 theo thông số không hề thua sút các xe tăng của phương Tây như (М1А2, «Leopard-2А6»). Các xe đều được lắp pháo nòng trơn 125 mm tương tự như xe tăng T-64A. Các xe tăng còn lại là biến thể của xe tăng T-54 (Type 59).

Biên chế tăng, thiết giáp Trung Quốc có khoảng 3.000 xe bộ binh cơ giới, 100 xe thiết giáp đổ bộ đường không BMD và hơn 8.000 xe thiết giáp bánh hơi, copy từ xe thiết giáp của Nga hoặc Trung Quốc tự sản xuất với những mẫu của phương Tây cải tiến.

Lực lượng pháo binh của Trung Quốc có khoảng (15.000 khẩu pháo các loại, trong đó có 1.200 pháo tự hành, 10.000 súng cối các loại, 4.000 tổ hợp pháo binh tên lửa dàn) Trung Quốc là nước phát triển mạnh pháo binh tên lửa dàn, uy lực của nó đã được công nhận. Hiện nay có rất nhiều mẫu pháo binh tên lửa dàn như (Туре 83, А-100, WM-80, WS-1) với cỡ đạn từ 273 đến 320 mm. So sánh với hỏa lực pháo binh này chỉ có hệ thống tên lửa dàn MLRS của Mỹ và Smertr của Nga.

Lục quân Trung Quốc có khoảng 8.000 tên lửa chống tăng và khoảng ngần ấy pháo chống tăng, 150 tổ hợp pháo tên lửa phòng không («Тоr», HQ-7, HQ-61, LY-60, PL-9D), Khoảng 15.000 khẩu pháo phòng không có cỡ nòng từ 23 đến 100mm. Trung Quốc cũng sở hữu số lượng khổng lồ các loại pháo phòng không chiến trường. 

Lực lượng không quân chiến trường của Trung Quốc có các loại máy bay trực thăng (128 Мi-17, 30 Мi-8), (22 S-70C) của Mỹ và châu Âu (100 НС-120, 110 Z-9 [SA-365], 8 SA-342, 30 Z-11, 10 Z-8 [SA-321]).

Theo thông số của Lầu năm góc, vào năm 2009 lực lượng Hải quân của Trung Quốc bao gồm có 641 tầu các loại, trong đó có tầu ngầm là 95 chiếc các loại, trong đó có 13 tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm lớp kilo 8 chiếc, tầu khu trục phòng mìn có 27 chiếc, tầu khu trục 49, tầu khu trục tên lửa là 99, tầu tuần biển 234, tầu quét mìn 48, tầu và xuồng đổ bộ khoảng 89. Hải quân của Trung Quốc được chia thành 3 hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Biển Đông và Hạm đội Nam Hải, Lực lượng phòng vệ bờ biển. Không quân Hải quân Trung Quốc có khoảng 3.000 máy bay chiến đấu, trinh sát và yểm trợ đường không. Riêng hạm đội Nam Hải có 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ.

Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc

Sau những cuộc xung đột của Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung Quốc đã phát triển mạnh các lực lượng đặc nhiệm, trinh sát đặc công và lính thủy đánh bộ đặc nhiệm. Các lực lượng đặc nhiệm này có mô hình đặc thù, nhưng được huấn luyện theo mô hình của lực lượng Hải cẩu của Mỹ và mô hình lực lượng đặc công.

Về trang bị, lực lượng được trang bị các loại vũ khí và phương tiện tốt nhất, phương thức huấn luyện dựa trên cơ sở địa bàn chiến đấu, chủ yếu theo hai hướng; trinh sát đặc công và đặc công. Binh sỹ của lực lượng này là quân nhân chuyên nghiệp, đòi hỏi có thời gian huấn luyện rất kỹ, chuyên sâu nghiệp vụ trinh sát luồn sâu, có thể lực dẻo dai tốt, khả năng chịu đựng cao, năng lực tác chiến và kỹ chiến thuật binh chủng rất tốt, có khả năng hoạt động độc lập. Về cơ bản, lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc bắt chước mô hình của đặc nhiệm hải quân Mỹ.

Những tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc đã từng bước vươn lên vị trí cạnh tranh với quân đội các nước tiên tiến, đặc biệt là Nga và Mỹ. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin khẳng định, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ về tiềm lực quân sự, và đương nhiên, với tư cách của một siêu cường, không gian lợi ích của người Trung Quốc sẽ mở rộng.

Cách lập luận này của một số tướng lĩnh diều hâu cùng với ngân sách quốc phòng ngày càng tăng qua mỗi năm, Trung Quốc đang gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng về sự không minh bạch trong chi tiêu quân sự cũng như các động thái ngày càng hung hăng trong tranh chấp lãnh hải với một số nước trong khu vực.

Mặc dù quân đội Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc và nuôi nhiều tham vọng, tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự uy tín đánh giá về thực lực quân sự Trung Quốc còn kém xa Mỹ. Quân đội lớn nhất thế giới hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, không thể tác chiến xa nhà do thiếu các điều kiện hỗ trợ cần thiết và còn quá non kém với chiến tranh công nghệ cao.

Nền công nghiệp quốc phòng phát triển chóng mặt nhưng thiếu nền tảng cơ bản, ví dụ chết người là đến nay Trung Quốc vẫn không thể sản xuất được động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy nên vẫn phải mua của Nga. Mặc dù Trung Quốc đã tự chế tạo cả tàu ngầm hạt nhân nhưng các chuyên gia nước ngoài nhận xét công nghệ này còn ồn hơn cả loại tàu ngầm của Nga cách đây mấy chục năm, chứ chưa nói đến phương Tây hay Mỹ. Loại tàu ngầm này chỉ lảng vảng ven bờ còn được chứ thập thò ra Thái Bình Dương sẽ bị Nhật, Mỹ tiêu diệt ngay trong trường hợp có chiến tranh. Trung Quốc cũng chủ ý khoe khoang rầm rộ về việc tự chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như J-20, J-31 nhưng lại cố sống cố chết mua bằng được máy bay thế hệ 4+ của Nga là Su-35 và tàu ngầm lớp Amur. Điều đó cho thấy Trung Quốc chưa đủ tự tin về thực lực của mình và còn lạc hậu về công nghệ.

Trung Quốc cũng là một cuờng quốc hầu như không có không quân chiến lược với đội máy bay ném bom tầm xa DH6/DH10 sản xuất theo công nghệ mà Nga đã loại bỏ từ rất lâu. Điều đó lý giải sự thèm khát trong vụ tung tin vịt về hợp đồng mua máy bay ném bom TU của Nga mới đây. Ngoài ra, người ta còn nhắc đến tinh thần của đội quân toàn con một và nạn tham nhũng lan tràn trong thiết chế quân sự khổng lồ, rối rắm của Trung Quốc.

Theo Tiền Phong

Bình luận(0)