Đầu tiên, SAR S-92 là một trong những máy bay trực thăng có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết với khả năng hoạt động linh hoạt trên không. Được sản xuất bởi Hãng hàng không Sikorsky Aircraft, buồng lái của S-92 của tích hợp một hệ thống điều khiển bay tự động (AFCS) bao gồm radar thời tiết, thiết bị quang ảnh nhiệt và cảm biến tìm kiếm khác bao gồm khả năng tự động di chuyển cho phép máy bay có thể bay đến một điểm tham chiếu bất kỳ trên bản đồ.
Với cabin rộng rãi S-92 có thể mang theo nhiều thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn như radar hồng ngoại (FLIR) hệ thống điều khiển trung tâm, bản đồ kỹ thuật số, thùng nhiên liệu phụ, cùng với các thiết bị hổ trợ tìm kiếm cứu nạn trên không khác. Thân của S-92 khá rộng có thể dễ dàng di chuyển ra vào bên trong máy bay, với cánh cửa trượt bên hông phải rộng 2,13m (ở đây cũng lắp hệ thống tời cứu hộ). S-92 có thể thực hiện các nhiệm vụ giải cứu 2 nạn nhân trong phạm vi 380km và 10 người trong phạm vi 334km với bình nhiêu liệu tiêu chuẩn.
Tiếp theo là mẫu trực thăng AW101 do hãng AgustaWestland (Italy) thiết kế chế tạo cho nhiều nhiệm vụ trong đó có cứu hộ cứu nạn. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.300 km và có thể mang theo 30 người hoặc 16 bệnh nhân hoặc 5 tấn hàng hóa.
Mẫu trực thăng AW101, được xem giống như mẫu trực thăng cứu hộ CH-149 Cormorant, phục vụ trong lực lượng tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Không quân Hoàng gia Canada (RCAF). AW101 cũng được lựa chọn làm mẫu trực thăng cứu hộ của Na Uy do khả năng bay trong mọi điều kiện thời tiết của nó.
AW101 được tích hợp với hệ thống radar thời tiết, hệ thống quang ảnh nhiệt, với việc bố trí nhiều cửa ra ở bên hông và phía sau máy bay giúp tăng khả năng cơ động của AW101 trong các tình huống cứu hộ khẩn cấp. Ngoài ra máy bay còn được trang bị đèn và loa lớn cho nhiện vụ tìm kiếm cũng như một số trang bị bị cơ bản khác.
Có nguồn gốc từ mẫu trực thăng vận tải quân sự UH-60 Black Hawk do Sikorsky thiết kế, S-70i SAR được thiết kế lại để có thể đáp ứng các yêu cầu cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Buồng lái của S-70i SAR được trang bị hệ thống điều khiển bay tự động kép tích hợp hệ thống tìm kiếm cứu nạn. Máy bay có thể kết hợp với hệ thống quan sát ảnh nhiệt FLIR, tự động tìm hướng phát ra tín hiệu cấp cứu, với đèn pha cỡ lớn và tời cứu hộ bên ngoài máy bay.
S-70i còn được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng Nightsun, radar thời tiết, hệ thống định vị, máy phát định vị khẩn cấp và thiết bị đo khoảng cách. Nó có thể bay thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trong phạm vi 250km trong vòng 3 tiếng đồng hồ.
Tiếp đến vẫn là mẫu trực thăng của hãng Sikorsky - S-76D SAR được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hiện đại nhất hiện nay. Nó được trang bị hệ thống lái tự động tiên tiến giúp phi công có thể hoàn toàn chuyển sang chế độ này trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cùng với hệ thống hiển thị hình ảnh ngày đêm giúp phi hành đoàn dễ dàng quan sát khu vực tìm kiếm.
S-76D có thể được trang bị hệ thống quan sát ảnh nhiệt FLIR, thiết bị cảm biến hình ảnh (CCD), thiết bị cảm biến quan sát, radar thời tiết, đèn pha công suất lớn SX5 hoặc SX16, cần trục tời cứu hộ và hệ thống nhiên liệu phụ. Ngoài ra các cửa trượt bên hông của máy bay được thiết kế khá linh hoạt giúp tiết kiệm được thời gian triển khai trong quá trình cứu hộ.
Với Cabin khá lớn cho phép S-76D có thể mang theo 12 người và trang thiết bị hỗ trợ. Nó có thể hoạt động liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ với bình nhiên liệu tiêu chuẩn.
Đầu tiên, SAR S-92 là một trong những máy bay trực thăng có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết với khả năng hoạt động linh hoạt trên không. Được sản xuất bởi Hãng hàng không Sikorsky Aircraft, buồng lái của S-92 của tích hợp một hệ thống điều khiển bay tự động (AFCS) bao gồm radar thời tiết, thiết bị quang ảnh nhiệt và cảm biến tìm kiếm khác bao gồm khả năng tự động di chuyển cho phép máy bay có thể bay đến một điểm tham chiếu bất kỳ trên bản đồ.
Với cabin rộng rãi S-92 có thể mang theo nhiều thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn như radar hồng ngoại (FLIR) hệ thống điều khiển trung tâm, bản đồ kỹ thuật số, thùng nhiên liệu phụ, cùng với các thiết bị hổ trợ tìm kiếm cứu nạn trên không khác.
Thân của S-92 khá rộng có thể dễ dàng di chuyển ra vào bên trong máy bay, với cánh cửa trượt bên hông phải rộng 2,13m (ở đây cũng lắp hệ thống tời cứu hộ). S-92 có thể thực hiện các nhiệm vụ giải cứu 2 nạn nhân trong phạm vi 380km và 10 người trong phạm vi 334km với bình nhiêu liệu tiêu chuẩn.
Tiếp theo là mẫu trực thăng AW101 do hãng AgustaWestland (Italy) thiết kế chế tạo cho nhiều nhiệm vụ trong đó có cứu hộ cứu nạn. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.300 km và có thể mang theo 30 người hoặc 16 bệnh nhân hoặc 5 tấn hàng hóa.
Mẫu trực thăng AW101, được xem giống như mẫu trực thăng cứu hộ CH-149 Cormorant, phục vụ trong lực lượng tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Không quân Hoàng gia Canada (RCAF). AW101 cũng được lựa chọn làm mẫu trực thăng cứu hộ của Na Uy do khả năng bay trong mọi điều kiện thời tiết của nó.
AW101 được tích hợp với hệ thống radar thời tiết, hệ thống quang ảnh nhiệt, với việc bố trí nhiều cửa ra ở bên hông và phía sau máy bay giúp tăng khả năng cơ động của AW101 trong các tình huống cứu hộ khẩn cấp. Ngoài ra máy bay còn được trang bị đèn và loa lớn cho nhiện vụ tìm kiếm cũng như một số trang bị bị cơ bản khác.
Có nguồn gốc từ mẫu trực thăng vận tải quân sự UH-60 Black Hawk do Sikorsky thiết kế, S-70i SAR được thiết kế lại để có thể đáp ứng các yêu cầu cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Buồng lái của S-70i SAR được trang bị hệ thống điều khiển bay tự động kép tích hợp hệ thống tìm kiếm cứu nạn. Máy bay có thể kết hợp với hệ thống quan sát ảnh nhiệt FLIR, tự động tìm hướng phát ra tín hiệu cấp cứu, với đèn pha cỡ lớn và tời cứu hộ bên ngoài máy bay.
S-70i còn được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng Nightsun, radar thời tiết, hệ thống định vị, máy phát định vị khẩn cấp và thiết bị đo khoảng cách. Nó có thể bay thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trong phạm vi 250km trong vòng 3 tiếng đồng hồ.
Tiếp đến vẫn là mẫu trực thăng của hãng Sikorsky - S-76D SAR được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hiện đại nhất hiện nay. Nó được trang bị hệ thống lái tự động tiên tiến giúp phi công có thể hoàn toàn chuyển sang chế độ này trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cùng với hệ thống hiển thị hình ảnh ngày đêm giúp phi hành đoàn dễ dàng quan sát khu vực tìm kiếm.
S-76D có thể được trang bị hệ thống quan sát ảnh nhiệt FLIR, thiết bị cảm biến hình ảnh (CCD), thiết bị cảm biến quan sát, radar thời tiết, đèn pha công suất lớn SX5 hoặc SX16, cần trục tời cứu hộ và hệ thống nhiên liệu phụ. Ngoài ra các cửa trượt bên hông của máy bay được thiết kế khá linh hoạt giúp tiết kiệm được thời gian triển khai trong quá trình cứu hộ.
Với Cabin khá lớn cho phép S-76D có thể mang theo 12 người và trang thiết bị hỗ trợ. Nó có thể hoạt động liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ với bình nhiên liệu tiêu chuẩn.