Krasukha: tổ hợp tác chiến điện tử này là nỗi khiếp sợ thực sự cho các máy bay điều khiển và cảnh báo sớm (AWACS). Krasukha tác động lên rađa đối phương bằng một bức xạ gây nhiễu trong vòng bán kính 250 km. Nhiễu xạ vô tuyến như vậy khiến cho sự dẫn đường của các vũ khí chính xác là không thể, tên lửa sẽ bắt mục tiêu giả và bắn nó mà không phá huỷ được mục tiêu thật.Borisoglebsk-2: Được mệnh danh là chiếc ô điện tử vì nó vô hiệu hóa hoàn toàn sóng vệ tinh GPS mà Mỹ dùng để dẫn đường cho tên lửa. Nó được các chuyên gia phương Tây nhận định là tổ hợp hiện đại và phức tạp nhất thế giới. Nó tạo ra một vùng bất khả xâm phạm có bán kính lên tới 150km.President-S: Dùng để bảo vệ các phương tiện này trước các tên lửa, pháo và các vũ khí đối không khác của đối phương. President-S có thể chế áp các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đối không, gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn tên lửa, chế áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn ra đa phòng không đối phương.Vibtesk: Tổ hợp tác chiến điện tử này gây nhiễu rất nhanh và mạnh, không chỉ che chắn cho phương tiện bay khỏi ra đa đối phương mà còn làm rối các dấu vết bằng cách tạo mục tiêu giả mạnh đến nỗi tên lửa phòng không phải bắt bám theo và đi chệch hướng (ảnh -Vibtesk được bố trí trên trực thăng- phần trong vòng tròn đỏ).Khibiny: Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh của máy bay, khiến cho các máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương. Sau khi nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.Moskva-1: Tổ hợp tác chiến điện tử mà quân đội Nga sắp được nhận có thể quan sát và bám tất cả các mục tiêu ở trên không ở khoảng cách 400 km. Moskva-1 hoạt động trên nguyên tắc của rađa thụ động. Điều này nghĩa là nó không phát xạ bất kỳ tín hiệu nào, chỉ thu và phân tích những tín hiệu bên ngoài. Do đó, không giống các rađa thông thường, nó vẫn là vô hình với đối phương.Rtut'-BM: Đây là một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay. Rtut'-BM được thiết kế để bảo vệ binh lính và trang thiết bị khỏi hoả lực pháo binh trong trường hợp pháo binh được trang bị thiết bị nổ gần. Rtut' tác động lên các thiết bị này, khiến nó nổ ở một độ cao nhất định, bảo đảm an toàn cho các lực lượng. Một tổ hợp có thể bảo vệ một phạm vi 50 ha.
Krasukha: tổ hợp tác chiến điện tử này là nỗi khiếp sợ thực sự cho các máy bay điều khiển và cảnh báo sớm (AWACS). Krasukha tác động lên rađa đối phương bằng một bức xạ gây nhiễu trong vòng bán kính 250 km. Nhiễu xạ vô tuyến như vậy khiến cho sự dẫn đường của các vũ khí chính xác là không thể, tên lửa sẽ bắt mục tiêu giả và bắn nó mà không phá huỷ được mục tiêu thật.
Borisoglebsk-2: Được mệnh danh là chiếc ô điện tử vì nó vô hiệu hóa hoàn toàn sóng vệ tinh GPS mà Mỹ dùng để dẫn đường cho tên lửa. Nó được các chuyên gia phương Tây nhận định là tổ hợp hiện đại và phức tạp nhất thế giới. Nó tạo ra một vùng bất khả xâm phạm có bán kính lên tới 150km.
President-S: Dùng để bảo vệ các phương tiện này trước các tên lửa, pháo và các vũ khí đối không khác của đối phương. President-S có thể chế áp các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đối không, gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn tên lửa, chế áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn ra đa phòng không đối phương.
Vibtesk: Tổ hợp tác chiến điện tử này gây nhiễu rất nhanh và mạnh, không chỉ che chắn cho phương tiện bay khỏi ra đa đối phương mà còn làm rối các dấu vết bằng cách tạo mục tiêu giả mạnh đến nỗi tên lửa phòng không phải bắt bám theo và đi chệch hướng (ảnh -Vibtesk được bố trí trên trực thăng- phần trong vòng tròn đỏ).
Khibiny: Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh của máy bay, khiến cho các máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương. Sau khi nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Moskva-1: Tổ hợp tác chiến điện tử mà quân đội Nga sắp được nhận có thể quan sát và bám tất cả các mục tiêu ở trên không ở khoảng cách 400 km. Moskva-1 hoạt động trên nguyên tắc của rađa thụ động. Điều này nghĩa là nó không phát xạ bất kỳ tín hiệu nào, chỉ thu và phân tích những tín hiệu bên ngoài. Do đó, không giống các rađa thông thường, nó vẫn là vô hình với đối phương.
Rtut'-BM: Đây là một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay. Rtut'-BM được thiết kế để bảo vệ binh lính và trang thiết bị khỏi hoả lực pháo binh trong trường hợp pháo binh được trang bị thiết bị nổ gần. Rtut' tác động lên các thiết bị này, khiến nó nổ ở một độ cao nhất định, bảo đảm an toàn cho các lực lượng. Một tổ hợp có thể bảo vệ một phạm vi 50 ha.